Văn hóa Trà Việt Nam


2006.01.25

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Đối với người Việt Nam, uống trà là một thói quen lâu đời và gắn bó mật thiết với cuộc sống của họ; đến nỗi họat động này trở thành nét văn hóa riêng. Nhân những ngày xuân ‘trà dư, tửu hậu’, mời quí thính giả nghe một người họat động lâu năm trong ngành chè Việt Nam luận bàn đôi chút về ‘văn hóa chè/ hay trà’ của người Việt.

TeaFarmer200.jpg
Nương chè ở Sơn La. Photo courtesy of sonlatrade-tourism.gov.vn

Ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của đài chúng tôi về đề tài này.

Ô. Nguyễn Kim Phong: Đặc trưng văn hóa trà của Việt Nam khác với đạo trà, nghệ thuật trà của nuớc khác. Trà mang lại niềm hứng khởi cho người ta khi tiếp xúc với nhau.

Ở Việt Nam có bàn ‘tâm trà’. Vào ngày một ngày rằm thì người ta pha trà cúng cho ông bà tổ tiên với ý nguyện ‘uống nuớc nhớ nguồn’.

Gia Minh: Trong thời đại công nghiệp thì văn hóa đó có dễ nhập vào giới trẻ không?

Ô. Nguyễn Kim Phong: Ở Hà Nội hiện nay, nhiều ngừoi trẻ đến quán trà để tâm sự.

Văn hóa trà hướng cho con ngừơi đến chân - thiện - mỹ. Nguyễn Trãi Viết Bình Ngô Đại Cáo khi uống trà.

Gia Minh: Làm sao để phổ biến văn hóa này ra cả nước?

Ô. Nguyễn Kim Phong: Tôi đi thành phố Hồ Chí Minh, Dak Lak thấy nhiều người đến những tiệm trà.

Nông thôn thì đâu cùng uống trà, nhiều nguời lấy chè làm canh. Uống chè để lấy lại sức lao động. Ở thôn quê, ngày nào cũng rửa ấm pha chè.

Gia Minh: Ở đồng bằng sông Cửu Long đâu có uống nhiều trà thế?

Ô. Nguyễn Kim Phong: Có thể người dân Đồng bằng Sông Cửu Long uống rượu nhiều hơn trà, nhưng sau khi uống rượu bao giờ cũng uống trà.

Gia Minh: Vậy thị trường nội địa chè cũng lớn, và lâu nay được quan tâm thế nào?

Ô. Nguyễn Kim Phong: Năm nay sử dụng chè trong nước đến 35 ngàn tấn. Nay tất cả nhà máy chè đều làm chè xuất khẩu và chè nội tiêu; họ nghiên cứu thị hiếu của từng vùng để làm là những loại chè phù hợp.

Gia Minh Xin cám ơn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.