Mâu thuẫn giữa lý thuyết XHCN và thực tiễn kinh tế Tư bản ở Việt Nam
2006.11.22
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Dù chương trình giảng dạy trên các bục giảng đại học Việt Nam vẫn duy trì các lý thuyết kinh tế Maxít-Leninnít và tỏ ra không mấy thiện cảm với đường lối của nền kinh tế tư bản, thế nhưng bức tranh hiện thực của nền kinh tế quốc gia xã hội chủ nghĩa 84 triệu dân này lại mang màu sắc phát triển theo hướng tư bản.

Đó là nhận định của giới phân tích được đăng tải trên báo chí nước ngoài mấy ngày gần đây, sau sự kiện Việt Nam bước vào WTO và đón chào nguyên thủ quốc gia các nền kinh tế trên thế giới đến dự thượng đỉnh APEC 2006.
Liên quan đến đề tài này, mời quý vị cùng Trà Mi ghi nhận cảm nghĩ chung của người dân Việt Nam qua cuộc trao đổi với một sinh viên kinh tế, một doanh nhân trong nước, và một giáo sư tại Mỹ thường xuyên được mời về Việt Nam giảng dạy các bộ môn về kinh tế, tài chánh.
Cách biệt giữa nhà trường và xã hội
So sánh về những gì đang được giảng dạy từ sách vở nhà trường với thực tiễn nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam, anh Toàn, sinh viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh thuộc trường đại học kinh tế TPHCM, cho biết:
“Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn bắt buộc sinh viên phải học chủ nghĩa Mác-Lê nin, ngay cả các trừơng đại học liên kết giảng dạy tại Việt Nam đều phải có chương trình giảng dạy về các môn này.
Thực tế, 99% sinh viên học theo kiểu đối phó vì không hiểu nỗi và học xong không biết để làm gì. Các môn này mang tính chính trị nhằm định hướng tư tưởng người dân. Chính quyền muốn duy trì thể chế nên phải đưa những môn này vào bắt buộc người dân học.
Thực tế, 99% sinh viên học theo kiểu đối phó vì không hiểu nỗi và học xong không biết để làm gì. Các môn này mang tính chính trị nhằm định hướng tư tưởng người dân. Chính quyền muốn duy trì thể chế nên phải đưa những môn này vào bắt buộc người dân học.
Tuy nhiên, 7-8 năm gần đây, sách vở đại học kinh tế TPHCM đang giảng dạy đều trích dịch từ sách nứơc ngoài, chủ yếu từ sách của Mỹ. Giáo trình tuy đựơc cập nhật nhưng kiểu cách dạy và học đều y như ngày xưa thôi, “dạy khô, học chay” thôi, thiên về lý thuyết.”
Trà Mi: Những cái đang đựơc giảng dạy trong nhà trường có phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế bên ngoài hay không?
Anh Toàn: Nếu sinh viên học theo chương trình của Bộ thì ra ngoài khi đi xin việc làm, các công ty hoặc là phải đào tạo lại từ đầu hoặc cho ra nước ngoài học tập, theo yêu cầu công việc của doanh nghiệp.
Trên sách vở danh nghĩa thôi, chứ đúng ra Việt Nam bây giờ đã là bán tư bản rồi còn gì, vì xã hội chủ nghĩa đâu có kinh tế tư nhân, cá thể?
Hệ thống giáo dục của Việt Nam?
Vừa rồi là cảm nhận của một sinh viên chuyên ngành kinh tế của một trừơng danh tiếng trong hệ thống đại học quốc gia. Dưới con mắt của những người làm công tác sư phạm, nhất là những ngừơi có cơ hội học tập và giảng dạy ở nước ngoài, họ nhận xét như thế nào về chương trình đào tạo ở Việt Nam so với thực tế phát triển của nền kinh tế đang muốn trở thành “con hổ Châu Á”?

Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake, người thường được cử về Việt Nam giảng dạy bộ môn kinh tế- tài chính và phụ trách các chương trình giúp sinh viên kinh tế của Việt Nam sang du học tại Hoa Kỳ, chia sẻ quan điểm:
Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Hệ thống giáo dục Việt Nam nhất là hệ thống đại học có đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội hay không, hãy nhìn vào chỉ số so sánh của quốc tế. Trên thế giới, Việt Nam xếp hạng 90/135 nghĩa là hệ thống giáo dục của Việt Nam, lối đào tạo không thích hợp.
Mọi người trong và ngoài nứơc đều biết. Cần phải cải tạo rất nhiều. Nếu Việt Nam không thay đổi chương trình đào tạo thì khi vào WTO , người Việt Nam chỉ làm những công việc gia công tay chân cho nước ngoài mà thôi.
Những việc làm cao cấp đòi hỏi tư duy, suy nghĩ mới, sự hiểu biết về thế giới bên ngoài… những môn đó mà không học thì làm sao Việt Nam có thể bắt tay với quốc tế? Vào WTO, nền kinh tế muốn đi lên, phải cải tạo giáo dục…
Đổi mới để phát triển
Đó là suy nghĩ của một ngừơi trong ngành giáo dục về sự khác biệt giữa những bài giảng kinh tế trên ghế nhà trường với chiều hướng phát triển thực thụ của nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Thế còn nhận xét của giới doanh nghiệp Việt Nam, những người đang trực tiếp làm ăn kinh doanh trên thương trường nội địa thì như thế nào? Một doanh nhân trẻ tại Sài Gòn khẳng định:
Trong những năm gần đây, mặc dù các môn kinh tế chính trị vẫn còn được giảng dạy trong nhà trừơng, thế nhưng thực tế bên ngoài, nhà nứơc Việt Nam không còn đề cập quá sâu đến sự khác biệt giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Ngay cả các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, giờ đây khi nhắc đến các vấn đề về kinh tế, họ hầu như né tránh, không đề cập đến xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam, lối đào tạo không thích hợp. Nếu Việt Nam không thay đổi chương trình đào tạo thì khi vào WTO, người Việt Nam chỉ làm những công việc gia công tay chân cho nước ngoài mà thôi.
Trứơc đây, ngừơi ta hiểu theo kiểu làm kinh tế theo tư bản tư nhân thì không được, nhưng rõ ràng thực tế cho thấy để giàu có lên, thì chính kiểu kinh tế tư bản chủ nghĩa đang làm cho đất nứơc phồn vinh hơn.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay vẫn ủng hộ tư bản chủ nghĩa đấy chứ, cụ thể là họ đang bắt tay với các nứơc tư bản. Ngày xưa Lênin hay Hồ Chí Minh viết lên những học thuyết tư tưởng đó là của những năm 40, 50, 60…không thể áp dụng cho thời buổi bây giờ đựơc. Muốn phát triển thì phải đổi mới theo kiểu bây giờ.
Theo đánh giá của giới phân tích, mặc dù giới lãnh đạo trong nứơc nhận rõ những thách thức to lớn trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, thế nhưng họ vẫn tỏ ra kiên định trong việc tiếp cận toàn cầu hoá bằng đường lối riêng của mình.
Tuy vậy, nhiều ngừơi vẫn tin rằng dần dà rồi thì cả môi trừơng đào tạo và làm ăn kinh tế tại Việt Nam cũng sẽ phải mở rộng cởi mở hơn nữa theo xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu.
Các tin, bài liên quan
- Tình trạng thầy cô giáo bắt phạt học sinh ở Việt Nam hiện nay
- Dự định tăng học phí gây bức xúc cho phụ huynh
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 16-11-2006)
- Quốc hội Việt Nam thảo luận về các vấn đề của ngành giáo dục
- Việt Nam qua nhận xét của một doanh gia Nhật Bản
- WTO trong tay, người Việt phải làm gì ?
- Việt Nam đã sẵn sàng cho sân khấu toàn cầu
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 2)
- Lao động Dư dôi