Hối lộ cảnh sát, cách giải quyết thông thường của người phạm lỗi giao thông
2006.03.17
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Cứ 100 người vi phạm luật giao thông có 52 người sẵn sàng hối lộ cảnh sát để “qua chuyện”, đó là kết quả khảo sát do VN Express phổ biến mới đây. Báo này cho biết thêm là số người tự nguyện chấp nhận nộp tiền phạt vì phạm lỗi lưu thông chỉ là 25%.

Hối lộ cảnh sát trở thành thói quen của người vi phạm và cách giải quyết thông thường là nhét vào túi của nhân viên công lực hoặc kẹp luôn trong giấy tờ. Tuy nhiên, đến nay, tại Việt nam chưa người dân nào bị xử lý hình sự vì hành vi đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông. Phải chăng vì bỏ qua bao nhiêu sai phạm mà tai nạn lưu thông trong nước cứ tăng vọt?
Qua câu chuyện với ông Tân, một công nhân viên ở Gia Định, hàng ngày đi kiếm sống bằng xe máy, phải len lỏi qua các đường phố, nên ông thường chứng kiến cảnh mỗi khi bị phạt, thì người dân vì sợ gặp lắm rắc rối, phiền phức, tốt hơn hết là họ chung chi ngay cho cảnh sát để được yên thân và phóng xe tiếp.
Ông cho biết thêm, trong phạm vi thành phố thì dường như những vụ vi phạm luật lưu thông ít xảy ra hơn so với các cửa ngõ dẫn vào thị thành hay vùng ngoại ô. Hơn nửa, chuyện dài cảnh sát ăn hối lộ ngoài đường là điều không cần phải che dấu.
Về số tiền trung bình mà người dân phải nộp khi bị cảnh sát, công an bắt quả tang vi phạm luật lệ giao thông ở Việt Nam hiện giờ, ông Tân cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Mặt khác, tin tức do các báo trong nước loan tải cũng cho hay trong những ngày đầu tháng ba này, tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm đến giờ tai nạn ngoài đường phố có chiều hướng gia tăng mạnh. Vấn đề này được đưa ra thảo luận tại hội nghị tổng kết trật tự an toàn giao thông năm 2005.
Ông Tân cho rằng, sở dĩ tình hình tai nạn giao thông xảy ra dồn dập hơn trước phần lớn là vì người cầm lái bất cẩn, không tôn trọng đúng mức quy luật chung khi di chuyển trên công lộ.
Theo một quan chức hữu trách về giao thông thì cần phải xử lý nghiêm khắc cả người đưa lẫn người nhận hối lộ, bởi vì hành vi này vừa không tôn trọng luật pháp vừa làm hỏng lực luợng cảnh sát, công an.
Những bài liên quan
- Vụ tham ô tại công ty giày Hiệp Hưng, "giơ cao, đánh khẽ"
- Nạn mua bán bằng cấp giả phổ biến tại Việt Nam
- Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu Bộ trưởng Giao thông kiểm điểm về vụ cá độ bóng đá
- Phản ứng của người dân trước tin Việt Nam cho phép nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng
- Ðại diện Việt kiều: Nhà nước đừng chống tham nhũng bằng những lời nói suông
- Tham nhũng tại các dự án đầu tư công ích tác hại ra sao?
- Nên chăng bãi bỏ án tử hình đối với tội hối lộ?
- Thêm 7 người có thể bị truy tố trong vụ điện kế điện tử ở Sài Gòn
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 2-2-2006)
- Nhiều tai nạn chết người xảy ra trong dịp Tết Nguyên Đán
- Giao thông và Luật giao thông tại Việt Nam trong mắt giới trẻ (phần 3)
- Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ thị nghiêm trị các cán bộ cá độ bóng đá
- Nạn quà cáp biếu xén, tiệc tùng linh đình trong những ngày gần Tết
- Biếu xén trong dịp Tết của người Việt ở trong nước
- Ông Bùi Tiến Dũng bắt đầu khai báo với cơ quan điều tra về vụ cá độ bạc tỷ
- Việt Nam có nên hợp pháp hóa cá cược và các sòng bài?
- Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng được sếp lớn ở Hà Nội nâng đỡ ?
- Tội phạm chưa được trừng phạt: cướp đất
- Câu chuyện vụ cá độ bóng đá 1 triệu 800 ngàn đôla
- Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông báo cáo về nạn cá độ trong cơ quan này