Những làng nghèo Việt Nam ở Kampuchia
2005.05.19
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Trong một chương trình Đời Sống Người Việt Hồi tháng Hai, Thanh Truc đã giới thiệu đến quí vị một tổ chức y tế thiện nguyện có tên là World Health Ambassador Program, qui tụ những người trẻ Mỹ gốc Việt.

Họ là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá, công chức chính phủ, thương gia, cùng nuôi một lý tưởng chung là đem kiến thức và khả năng chuyên môn của mình đi giúp người nghèo tại những quốc gia đang mở mang.
Giúp đỡ người Việt ở Cambodia
Họ muốn chứng tỏ là sau 30 năm tị nạn, thế hệ trẻ Việt Nam không tìm kiếm sự giúp đỡ mà có thể tự mình đi trợ giúp những kẻ khốn cùng trên thế giới nữa.
Trong chương trình lần đó, Thanh Trúc có thưa với quí vị về đất nước đầu tiên mà phái đoàn Sứ Giả Y Tế Thế Giới đặt chân đến là Kampuchia từ ngày cuối tháng Ba đến đầu tháng Tư vừa qua.
Tại đây, phái đoàn đã đi khám bệnh cho người nghèo tại 6 ngôi làng, trong đó có hai làng của người Chàm, bốn làng có nhiều người Việt nam sinh sống bằng nghề chài cá là Kù Lao Kết, Hố Gai, Sa An, Vạn Lịch. Đây là những làng cách thủ đô Phnom Penh từ một đến ba tiếng lái xe.
Trở về Mỹ, các anh chị em trong đoàn muốn chia sẻ cùng quí vị những điều mắt thấy tai nghe, những cảm nghĩ cùng ước vọng của họ từ sau chuyến công tác thiện nguyện vất vả nhưng đầy ý nghĩa đó.
Góp mặt trong mục Đời Sống Người Việt hôm nay bạn Hoàng Mỹ Lạc, người trông coi và họach định chương trình làm việc cũng như nơi ăn chốn ở cho các thành viên trong đoàn, bạn Nguyễn Thanh Thúy, y tá tại bệnh viện nhi đồng Children Memorial Hospital ở Chicago, nha sĩ Chu Quang Ngọc cư ngụ tại Virginia, La Hồng Lý, sinh viên Dược khoa năm thứ ba viện đại học tiểu bang Maryland, bác sĩ Lư Doanh Doanh, hiện theo học chuyên khoa bệnh truyền nhiễm tại đại học Nam California, bác sĩ Đỗ Minh Thiện, tiểu bang Virginia.
Buồn nhiều hơn vui
Trước hết, Thanh Trúc xin mời chị Mỹ Lạc: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Mời bạn tham gia mục Người Việt khắp nơi. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Với Nguyễn Thanh Thúy, nữ y tá của Children Memorial Hospital ở thành phố Chicago, bang Illinois, chuyến đi Kampuchia vừa rồi yuy hữu ích nhưng khiến cô buồn nhiều hơn vui, tại sao: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Một trong các nha sĩ tháp tùng nhóm thiện nguyện của các Sứ Giả Y Tế Thế Giới đến Kampuchia vừa rồi là nha sĩ Chu Quang Ngọc. Đến các làng Việt Nam, anh đã gặp những trẻ mồ côi Việt Nam, anh biết được gì về những tuổi thơ bất hạnh đó: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tại một mồ côi thứ ba, nha sĩ Chu Qaung Ngọc cũng gặp một em gái Việt Nam. Những người trong viện nói cho biết em gái này trước sống với bà nội, cả hai bà cháu là người vô gia cư, che chắn với nhau mà sống dưới một gốc cây.
Người ta thương tình đem về viện mồ côi, sau đó phát hiện em bé gái này đã nhiễm HIV. Bà của em mất cách đây mấy tháng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Những ấn tượng khó phai
Nhưng bên cạnh nỗi buồn cũng phải có niềm vui trong những lúc khám bệnh hay chữa bệnh, nha sĩ Chu Quang Ngọc thổ lộ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Đối với cô sinh viên dược năm thứ ba ở Maryland, La Hồng Lý, chuyến đi đến 4 làng có nhiều người Việt cư ngụ ở Kampuchia vừa rồi để lại trong cô những ấn tượng khó phai. Cô kể: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bây giờ đến lượt bác sĩ Lư Doanh Doanh, chuyên gia tương lai về những bệnh truyền nhiễm: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Theo bác sĩ Lu Doanh Doanh, hầu hết trẻ em Việt Nam mà cô đã khám và chữa bệnh tại những làng nghèo bên Kampuchia đều bị những bệnh về sán lãi: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Góp tiếng cùng với các bạn trong phái đoàn Sứ Giả Y Tế Thế Giới bác sĩ Đỗ Minh Thiện bày tỏ cảm tưởng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Nói chuyện với Thanh Trúc, những người bạn trẻ trong phái đoàn sứ giả y tế thế giới đều mong muốn một ngày nào được trở lại Kampuchia, trở lại với những đồng bào nghèo Việt Nam ở bốn làng Ku Lao Kết, Hố Gai, Sa An và Vạn Lịch.
Thanh Trúc chỉ biết cầu mong các bạn trẻ, các sứ giả y tế thế giới vừa lên tiếng trong Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, được như ý nguyện, nghĩa là sẽ còn nhiều lần đến với đồng bào nghèo của mình ở Kampuchia nữa, bên cạnh những chuyến đi khác qua các nước trong tôn chỉ của Sứ Giả Y Tế Thế Giới.
Những bài liên quan
- 98 trong số 2,000 thuyền nhân Việt ở Philippines được tái định cư tại Na Uy
- Ban nhạc trẻ người Mỹ gốc Việt, "Black April"
- Những ngư phủ Việt Nam ở vùng New Orleans, Hoa Kỳ
- Cô Madison Nguyễn được đề cử tranh chức nghị viên thành phố San Jose
- Câu chuyện của những cô gái Việt Nam sang Đài Loan làm nghề giúp việc nhà
- Những thành công của cộng đồng người Việt tại Úc sau 30 năm hình thành
- Nguyên nhân và hậu quả của nạn buôn người từ Việt Nam sang Đài Loan
- Đạo diễn trẻ Lê Văn Kiết và phim "Bụi Đời"
- Cộng đồng người Việt tại Mỹ giúp đỡ nạn nhân sóng thần người Miến ở Thái Lan
- Nữ diễn viên nổi tiếng Kiều Chinh, xưa và nay
- Nghề cấy trầm hương tự tạo ở Việt Nam
- Ðà Lạt và kế hoạch giải tỏa khu dân cư
- Câu chuyện của 53 thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Australia
- Thuyền nhân Việt Nam trở lại thăm đảo Galang, Indonesia
- Thuyền nhân Việt Nam trở về thăm lại đảo Bidong