Lớp tiếng Việt của Hội Giáo Dục Trẻ Em vùng Hoa Thịnh Đốn
2006.08.17
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Đối với đại đa số những ngừơi Việt Nam định cư ở nứơc ngòai, thì một trong những vấn đề ưu tư nhất là làm sao để con cháu có thể nói, đọc và viết tiếng Việt, mặc dù chúng sinh trưởng tại nước ngòai hay rời quê hương từ khi còn quá nhỏ.
Nỗi ưu tư này rất lớn vì trẻ học hành, sinh họat với các bạn đồng trang lứa trong khung cảnh văn hóa và ngôn ngữ nứơc sở tại mỗi ngày hàng chục giờ. Cho dù ở nhà có nói tiếng Việt, thì nhiều khi các em cũng không tha thiết vì lẽ những chuyện mà ông bà nói thì ngày càng xa lạ với những gì các em thật sự quan tâm.
Điều may mắn cho cộng đồng là luôn luôn có những ngừơi nhìn thấy vấn đề và sẵn sàng bỏ thì giờ tiền bạc cùng công sức vào việc vun bồi văn hóa Việt Nam cho giới trẻ. Cố gắng ấy đã có từ những ngày đầu cộng đồng Việt Nam tại hải ngọai đựơc thành lập, và trong hơn 30 năm qua, chưa bao giờ dừng lại.
Điều làm cho những ai quan tâm đến vấn đề xúc động và lạc quan, là cố gắng ấy ngày càng đựơc nhận biết, đựơc hoan nghênh và đựơc tham gia tích cực.
Một hình ảnh điển hình của tiến trình vừa mô tả là họat động của Hội giáo dục Trẻ Việt nam vùng Hoa Thịnh Đốn mà Phương Anh trình bày cùng quý thính giả trong khuôn khổ Câu chuyện hàng tuần kỳ này, nhân dịp Hội vừa tổ chức lễ bế mạc khóa hè Việt Ngữ 2006 hôm đầu tháng tám.
Hoàn toàn miễn phí
Vì tất cả chúng tôi đều đi làm, và tài chính của chúng tôi cũng chỉ đủ để mở lớp vào mùa hè. Phần lớn là của bao nhiêu người đóng góp, các bậc cha anh chúng tôi đã đi qua và đây là kết quả đúc kết của 30 năm. Đó là kết quả rất tốt đẹp.
Được biết, trong suốt 30 năm qua, lớp dậy tiếng Việt được tổ chức vào mùa hè và hoàn toàn miễn phí. Các thầy cô giáo đều là những tình nguyện viên đến lớp sau mỗi ngày làm việc. Buổi tối là giờ xum họp của gia đình, giờ nghỉ ngơi, nhưng họ đã hy sinh thời gian quí báu đó để giúp cho các em. Cô Chử Nhất Anh, đại diện của Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn cho hay:
“Vì tất cả chúng tôi đều đi làm, và tài chính của chúng tôi cũng chỉ đủ để mở lớp vào mùa hè. Phần lớn là của bao nhiêu người đóng góp, các bậc cha anh chúng tôi đã đi qua và đây là kết quả đúc kết của 30 năm. Đó là kết quả rất tốt đẹp. “
Đối với cô Lê Tống Mộng Hoa, trong Ban chấp hành của Hội thì cho biết thêm:
“Trong mùa hè, các em được nghỉ nên đi học tiếng Việt khoẻ hơn. Lớp học tiếng Việt với tinh thần vừa học vừa chơi...không khí trong lớp rất vui, các em tới trường lại được gặp các em khác để nói tiếng Việt.
Điều quan trọng nhất là ban ngày các em không phải đi học, nên buổi tối các em đến trường tràn đầy nghị lực. Do đó, tuy chỉ học 6 tuần, nhưng sau 6 tuần thì thầy cô cũng như phụ huynh thấy các em tiến bộ rõ rệt.”
Được biết, tuy gọi là khoá Hè, nhưng để chuẩn bị cho phần giảng dậy, Hội đã thành lập ban tu thư gồm có 3 người, để chuyên lo phần giáo trình cho các thầy cô và học sinh. Các giáo trình được soạn thảo rất kỹ lưỡng và in ấn rất chu đáo. Thi sĩ Vi Khuê, một người trong ban tu thư phát biểu:
“Ngày xưa thì làm đơn giản, nhưng càng ngày thì càng tiến lên hơn, đã trải qua nhiều giai đoạn. Mấy năm sau này, chúng tôi soạn bộ sách hướng dẫn từ cấp 1 đến cấp 7. Chúng tôi soạn những tập sách về căn bản tập nói và tập viết tiếng Việt, theo tinh thần của quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư, quyển sách xưa nhưng được coi là gương mẫu cho trẻ em.
Chương trình được soạn bằng ca dao, tục ngữ. Nhưng muốn cho hợp thời thì tôi đã viết bằng thơ, ca dao, hợp với thời đại mới. Gần đây, chương trình phải làm sao cho phù hợp với trẻ em ở Hoa Kỳ. Ngoài việc trau dồi ngữ vững, các em còn được đọc những truyện ngắn và truyện tranh, những bộ hình để dậy bằng video, projector…
Các em học hát, học hát rất quan trọng, vì khi học hát các em được học mặt chữ, dễ nhớ được lâu dài hơn. Đó là đối với các em nhỏ. Còn các em lớn thì chúng tôi soạn bài bằng Anh ngữ, nhưng khi các em trả lời thì bằng tiếng Việt, như thế các em hiểu tiếng Anh và trả lời tiếng Việt, chứ không dậy tiếng Việt hoàn toàn.”
Tôi thấy được tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng Việt nên tôi đã tình nguyện giúp. Phần lớn các em sinh ở Mỹ, gia đình, bố mẹ nói tiếng Việt với các em, các em hiểu được nhưng phần đọc và viết thì không được dậy ở nhà vì phần lớn bố mẹ bận rộn, lại không có chương trình rõ ràng chỉ bảo cho các em.
Giữ gìn tiếng Việt
Theo lời của tiến sĩ Chữ Nhị Anh, tuy đã có những giáo trình thật kỹ lưỡng, soạn thảo rất công phu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, ông nói:
“Khó khăn thứ nhất là làm thế nào để dậy cho các em ngữ vựng, một số văn phạm, và đọc được một số bài văn. Do đó, cách đây vài năm, chúng tôi thay đổi, thay vì nhồi hết vào mùa hè thì chia thành 6 năm. Tức là nếu các em muốn học hết thì các em phải trở lại vài năm.
Khó khăn khác là các em có thể đánh vần được ngay, nhưng chúng nó chẳng hiểu gì cả. Các em hiểu rất mau, đánh vần rất mau, nhưng phải làm sao cho các em hiểu được, để cho chúng nó thích nói tiếng Việt, thì chúng tôi vẫn chưa làm được vì dẫu sao chúng nó sinh ra ở Mỹ.
Một vài cha mẹ có kể chuyện là các em về Việt Nam một vài tuần thì tự nhiên các em nói ra những cái các em học được từ lớp hè. Chúng tôi cũng hy vọng là khi nào các em có dịp đi chơi đâu đó hay lớn lên thì vốn tiếng Việt của các em sẽ tự động có.”
Về phần cô giáo Hoàng Lan Hương, đã tham gia tình nguyện dậy cho lớp hè Việt Ngữ này được 18 năm, thì cho rằng:
“Tôi thấy được tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng Việt nên tôi đã tình nguyện giúp. Phần lớn các em sinh ở Mỹ, gia đình, bố mẹ nói tiếng Việt với các em, các em hiểu được nhưng phần đọc và viết thì không được dậy ở nhà vì phần lớn bố mẹ bận rộn, lại không có chương trình rõ ràng chỉ bảo cho các em.
Thành ra, tôi nhận thấy chương trình này rất tốt, buổi đầu tiên chưa biết đọc, biết viết, nhưng chỉ sau 6 tuần mùa hè là các em bắt đầu đọc được những câu thường như “ba đi làm”, những em ở lớp cao hơn thì có thể làm văn.”
Để duy trì và nuôi dưỡng tiếng Việt, khoá Hè Việt Ngữ của Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn còn mở thêm lớp 7, cho những em đã tốt nghiệp. Thầy giáo Hoàng Việt Dũng, hiện đang phụ trách lớp này cho biết:
Con học 3 năm và phụ giúp 3 năm. Ở nhà mẹ con đã dậy con chút ít rồi, nhưng khi con học con thích nhất là học về lịch sử Việt Nam, vì lần nào cũng có cái mới, học hoài không hết, rồi gặp bạn bè…Trong lớp, con phụ cô giáo ôn bài lại, chấm bài cho cô, phụ học sinh.
“Sau khi học xong lớp 6 thì các em ra trường, nên chúng tôi muốn giữ các em lại nên mới lập ra lớp phụ giáo. Tức là các em học xong lớp 6 thì có thể vào lớp này. Nói là phụ giáo nhưng thực ra chỉ giúp cho các cô sửa bài, chấm bài, nếu cần làm gì trong lớp thì các cô giáo mượn làm.”
Hiệu quả
Ông Phạm Đăng Lương, có con 13 tuổi và đã theo học tại đây 5 năm qua, cho biết lý do tại sao cứ mỗi mùa hè đến, ông lại cố gắng mỗi tối chở con đến lớp. Ông nói: “Để cho nó nói được và nói được tiếng Việt, ở nhà thì làm luận văn thêm… nó cũng quên chút chút, nhưng ở nhà vẫn nói tiếng Việt với cháu thành thử nó vẫn giữ được tiếng Việt.”
Bà Nguyễn Thị Lý, mẹ của em Huỳng Trung Đà Giang, cô nữ sinh đã đoạt giải nhất trong kỳ thi viết văn về người Mỹ gốc Á châu do Đài truyền hình NBC tổ chức, thì kể lại việc em đã học tiếng Việt nơi đây như thế nào: “Nó học lớp hè ban đầu nó không hề biết viết văn cho thành câu. Đến khi hết lớp, thì nó có thể viết những bài luận. Tôi phải công nhận rằng họ dậy rất tiến bộ.”
Một phụ huynh khác, anh Nguyễn Minh Dũng, có hai con đang theo học lớp 7 phát biểu: “ Mình là người Việt Nam, muốn cho con mình có thể nói, đọc và viết tiếng Việt như mình thì đó là lý do chính mà tôi đã đưa hai cháu đi học.
Tôi thấy chương trình này rất hiệu quả vì con tôi năm đầu tiên đi học về có thể đọc và viết được, nói chuyện rành rọt hơn. Ban ngày thì phải làm bài ở nhà, phải tập viết, làm luận, nói chuyện với nhau. Tôi thấy kết quả rõ ràng lắm.”
Nhân đây, Phương Anh cũng liên lạc với em Nguyễn Minh Duy, 14 tuổi, hiện là phụ tá cho cô giáo lớp hai ở khoá Hè, em nói:
“Con học 3 năm và phụ giúp 3 năm. Ở nhà mẹ con đã dậy con chút ít rồi, nhưng khi con học con thích nhất là học về lịch sử Việt Nam, vì lần nào cũng có cái mới, học hoài không hết, rồi gặp bạn bè…Trong lớp, con phụ cô giáo ôn bài lại, chấm bài cho cô, phụ học sinh.”
Còn em Nguyễn Thùy Vi, 16 tuổi, thì nói: “Con học 4 năm và phụ hai năm. Con học được ngữ vựng và đọc truyện như truyện “Chiếc bó đũa”. Con thích tới đó vì được gặp bạn bè ở lớp hè.”
Tôi có đứa con, cũng học đến lớp 7 ở trường này, khi nó về Việt Nam, nó nói là nó người Việt Nam, vì nói được tiếng Việt, nó cảm thấy đó là nước của nó. Điểm chính là mọi người yêu tiếng Việt Nam và muốn duy trì tiếng mẹ cho thế hệ mai sau.
Tấm lòng nhiệt tình
Với cuộc sống nơi xứ người đầy bận rộn, thời giờ thật quí hiếm, thế nhưng, vì lòng nhiệt huyết muốn duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ cho thế hệ mai sau, nên dẫu cho vất vả đến đâu chăng nữa, các thầy cô vẫn hy sinh đến lớp đều đặn trong suốt 6 tuần lễ. Phụ huynh Nguyễn Minh Dũng nói:
“Họ cực hơn cha mẹ nữa, vì họ đi làm xong phải đến thẳng chỗ làm, đến khuya mới về, trong lúc đó thì con cái chúng tôi đã ăn uống đầy đủ rồi mới tới trường. Chúng tôi luôn nhớ đến các thầy cô, nhờ sự hy sinh tận tuỵ của các thầy cô hướng dẫn nên con cái chúng tôi mới nói được tiếng Việt.”
Được biết, ngoài việc dậy tiếng Việt, để hướng dẫn thêm cho các em về văn hoá Việt, trong hai năm vừa qua, trường còn tổ chức ban nhạc hoà tấu Phượng Hoàng dưới sự hướng dẫn của nhạc trưởng Phạm Dương Hãn và cô Hoàng Kim Chi, qui tụ các em từ 16, 17 tuổi trở xuống, với các nhạc cụ dương cầm, vĩ cầm, sáo, cello, trống để trình diễn những bài nhạc dân ca Việt Nam.
Đến đây, mời quí vị nghe một đoạn trong bài Hòn Vọng Phu do các em trình tấu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Vì sao mà suốt 30 năm qua, khoá Hè tiếng Việt của Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn lại được duy trì lâu bền như thế, cô hiệu trưởng Nguyễn Phan Trinh tâm sự
“Tôi có đứa con, cũng học đến lớp 7 ở trường này, khi nó về Việt Nam, nó nói là nó người Việt Nam, vì nói được tiếng Việt, nó cảm thấy đó là nước của nó. Điểm chính là mọi người yêu tiếng Việt Nam và muốn duy trì tiếng mẹ cho thế hệ mai sau.
Phụ huynh cũng như thầy cô giáo ai cũng có đời sống rất bận rộn nhưng đến mùa hè lại đến với nhau. Cái sức mạnh để cho mọi người đến với nhau, đó là ai cũng có một tấm lòng nhiệt tình.”
Vừa rồi là câu chuyện về khoá lớp Hè Tiếng Việt của Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Thông tin trên mạng:
- Hội Giáo Dục Trẻ Em vùng Hoa Thịnh Đốn
Những bài liên quan
- Lạm dụng tình dục ở trẻ em
- Ý kiến của phụ huynh trong vấn đề giáo dục hiện nay
- Tổ chức nhân đạo quốc tế giúp chỉnh hình miễn phí tại Việt Nam
- Trại họp bạn Hướng Đạo Việt Nam toàn thế giới lần thứ 8
- Graham Holiday và trang web noodlepie.com
- Nghề hàng mã ở Huế
- Hội nghị của thanh niên trẻ người Mỹ gốc Việt tại Virginia
- Bác sĩ Phạm Gia Cổn và phương pháp nâng cao cuộc sống
- Dự án Di Sản Người Mỹ Gốc Việt của Viện bảo tàng Smithsonian
- Huỳnh Trung Đà Giang, nữ sinh thắng giải nhất cuộc thi do đài NBC4 tổ chức
- Phim Mùa Len Trâu và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
- Làm thế nào để ngăn chận nạn buôn người ở Việt Nam?
- Tình trạng của các nạn nhân buôn người ở một số quốc gia
- Nạn trẻ em mại dâm ở Việt Nam
- Nghĩa trang Đồng Nhi ở Nha Trang
- Trung tâm massage của người khiếm thị ở Sài Gòn
- Hà Nội ngày nay: Các quan chức và những cô “con nuôi”
- Nhóm Xướng Nghĩa Nhân Đạo
- Lớp học tình thương ở Vạn Đò, Kim Long, Huế
- Trung Tâm Phân Tích ADN và công nghệ di truyền ở Việt Nam
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (phần 2)
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (Phần 1)
- Xem bói ngày Tết
- Biếu xén trong dịp Tết của người Việt ở trong nước
- Người nghệ sĩ chơi đàn Hạ Uy Cầm ở Phố cổ Hội An