Cộng đồng người Việt tại Canada vận động Quốc hội ủng hộ Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006
2006.06.29
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006, khởi xướng bởi 118 nhà đấu tranh dân chủ của Việt Nam trong thời gian gần đây, đến nay đã được sự hỗ trợ mạnh mẽ của người Việt trong cũng như ngoài nước, các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Human Rights without Frontier, và chính giới cùng những nhà dân chủ của một số quốc gia trên bốn lục địa Á, Âu, Úc và Mỹ.

Tại Canada một cuộc vận động quốc hội ủng hộ bản tuyên ngôn và yêu cầu chính quyền Việt Nam thực thi hiến pháp vừa được thực hiện tuần rồi. Nhã Trân trao đổi với cộng đồng người Việt nơi này để tìm hiểu sự việc.
Tích cực hoạt động
Bản Tuyên Ngôn 2006 được phổ biến tại Canada, cũng như tại các quốc gia khác, từ những ngày đầu tháng Tư năm nay. Theo thời gian một làn sóng hỗ trợ dấy cao trong cộng đồng người Việt ở đây. Đầu tiên đồng bào bày tỏ tán đồng qua việc ký tên ủng hộ trên mạng. Kế đó người Việt được kêu gọi ký vào thỉnh nguyện thư để trình quốc hội nước này, trong khi nhóm đề xướng vận động sự ủng hộ của các chính đảng.
Sau 1 tháng tích cực với hai hoạt động vừa kể, hơn 700 trăm chữ ký của đồng bào từ nhiều tỉnh bang được thu thập để kèm theo kiến nghị. Về đối ngoại ban tổ chức được các dân biểu liên bang, đại diện bốn đảng trong nước, gồm đảng cầm quyền đương thời tức Đảng Bảo Thủ (Conservative), Tự Do (Liberal) tức đảng đối lập, Tân Dân Chủ (NDP), và Québecois (Bloc Quebecois) cùng lên tiếng mạnh mẽ tán thành bản tuyên ngôn, và đồng ý đệ nạp thỉnh nguyện thư lên quốc hội.
Trước khi trao kiến nghị cho cơ quan lập pháp, đại diện cộng đồng người Việt và đại diện các chính đảng Canada họp báo trong cùng một ngày tại phòng báo chí Charles Lynch thuộc tòa nhà chính của quốc hội ở thủ đô Ottawa.
Hai kênh truyền hình của tòa lập pháp, số 43 và 107, đã truyền trực tiếp cuộc họp báo. Phóng viên của một số báo lớn và các đài truyền thanh, truyền hình chính cũng có mặt. Trả lời các câu hỏi của cử tọa, ban tổ chức đã có dịp trình bày xuất xứ và diễn tiến truyền bá bản tuyên ngôn, cùng sự tán đồng của quốc tế.
Cuộc họp báo kéo dài gần một giờ. Tiếp theo đó kiến nghị được 3 trong 4 đại diện chính đảng trình quốc hội, trong khi đảng còn lại dự kiến đệ nạp vào phiên họp tới. Theo luật, quốc hội Canada sẽ cứu xét thỉnh nguyện thư và công bố phán quyết trong thời gian hai tháng.
Tác động của sự ủng hộ
Cùng sát cánh với Liên Hội Người Việt thực hiện những hoạt động này là nhiều hội đoàn Việt Nam tại các địa phương. Đại diện của một tổ chức điển hình, Ủy Ban Canada Tranh Đấu cho Tự Do Tôn Giáo ở Việt Nam, ông Phạm hữu Giáo, tóm tắt diễn tiến vận động và cho biết cảm tưởng: (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh phía trên)
Được hỏi ý kiến về tác động của sự ủng hộ của chính phủ Canada đối với nhà cầm quyền Hà Nội, ông Giáo trình bày quan điểm: (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh phía trên)
Giá trị của kiến nghị được tăng lên nhờ 700 trăm chữ ký yểm trợ của người Việt trên nhiều vùng của đất nước này. Các hội người Việt cho hay nếu được gia hạn thêm thời gian, số chữ ký thu được có lẽ lên đến hàng ngàn, vì đồng bào từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam khi được mời đều nồng nhiệt tán thành.
Một cư dân tỉnh bang Ontario của miền Đông Canada, bà Bùi Diệu Chân, bày tỏ ý kiến về việc kêu gọi quốc hội ủng hộ. (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh phía trên)
Trả lời câu hỏi cộng đồng người Việt hải ngoại có thể làm gì để hỗ trợ phong trào dân chủ và các hoạt động tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nước, bà Nguyễn thị Ngọc Dung thuộc Hội Người Việt Greater Vancouver, tỉnh bang British Columbia vùng phía Tây Canada, cho rằng: (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh phía trên)
Ngoài việc vận động này, cộng đồng người Việt dự định điều trần trước Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Tuyên Ngôn 2006 vào cuối năm nay. Đại diện của Liên Hội Người Việt, tiến sĩ Lê duy Cấn, cho biết thêm về hoạt động sắp tới của ban tổ chức: (Xin theo dõi toàn bộ phần âm thanh phía trên)
Sự kiện mọi đảng phái chính trị của một quốc gia đều ủng hộ một văn kiện tranh đấu cho dân chủ, tự do ở một nước khác, cũng như hỗ trợ việc làm của những nhà tranh đấu, là một điều đáng ghi nhận. Tranh thủ được yểm trợ của tất cả các chính đảng Canada, cộng đồng người Việt tại đây đã đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình vận động cho tự do, dân chủ ở quê hương.
Những bài liên quan
- Giới trẻ trong tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam (phần 2)
- Hội nghị của thanh niên trẻ người Mỹ gốc Việt tại Virginia
- Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam 2006 tổ chức tại trường UCLA, Los Angeles
- Người dân Bến Tre sẽ tiếp tục biểu tình nếu yêu sách không được giải quyết
- Ý kiến của người dân về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội
- Chương trình VASI dành cho sinh viên ngoại quốc tại Việt Nam
- Nhà dân chủ Lê Trí Tuệ thuật lại câu chuyện sau 3 ngày bị làm việc với công an
- Giới trẻ trong tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam (phần 1)
- Cộng đồng người Việt tại Ba Lan (phần 3)
- Cộng đồng người Việt tại Ba Lan (phần 2)
- Cộng đồng người Việt tại Ba Lan (phần 1)
- Phỏng vấn ông Trần Dân về tình hình phong trào dân chủ trong nước trong năm qua
- Nghị định 56/2006 hạn chế thêm quyền tự do ngôn luận báo chí tại Việt Nam
- Họp mặt dân chủ 2006
- Công an Thái Bình đe dọa những người ký tên ủng hộ tuyên ngôn dân chủ 2006
- Dự án Di Sản Người Mỹ Gốc Việt của Viện bảo tàng Smithsonian
- Marathon Nối Vòng Tay Lớn thu thập chữ ký đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam
- Học khu Westminster rút lại quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Kim Oanh vào chức vụ Tổng Giám Đốc Học Chánh
- Bà Nguyễn Ngọc Xuân và dự án “Ngày Mới” ở Mũi Né – Phan Thiết
- Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự luật quyền lập hội
- Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
- Huỳnh Trung Đà Giang, nữ sinh thắng giải nhất cuộc thi do đài NBC4 tổ chức
- 50 dân biểu Hoa Kỳ ký tên vào lá thư ngỏ ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam
- Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 2)
- Tờ 'Tự do Ngôn luận' vẫn được tiếp tục xuất bản mặc dầu bị ngăn cấm