Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Phần 2: Giai đoạn thứ nhì của sự thành hình cộng đồng người Việt tại Ba Lan: Chông gai.

Tại “Họp Mặt Dân Chủ 2006” được tổ chức tại bang Maryland vào cuối tuần qua, có một số vị đến từ Ba Lan, tham dự và thuyết trình về cộng đồng ngừơi Vit tại đó với những chi tiết cụ thể và sống động. Nhân dịp này, BTV Nguyễn An hỏi thăm anh Tần Minh và cô Hương Việt về sự hình thành cũng như cách sống, lối sống và tâm tình của đồng bào tại Ba Lan.
Anh Tần Minh và cô Hương Việt đều đến Ba Lan từ những năm 1980 và rất gắn bó với cộng đồng. Kỳ trước, quý thính giả đã nghe phần đầu của cuộc trao đổi, nói về giai đoạn có thể nói là mở cửa cho ngừơi Việt vào đất Ba Lan, từ 1990 đến 1997. Kỳ này, mời quý thính giả theo dõi phần thứ nhì cuộc trao đổi, nói về giai đoạn khó khăn, sau năm 1997.
Nguyễn An: Xin được hỏi anh Tần Minh, cô Việt Hương có nói khi người Việt Nam bị cảnh sát Ba Lan bắt thì bị giam 9 tháng hoặc 1 năm. Thế thì họ có phải ra toà không? Hay là cứ bị bắt giam rồi sau đó lại được thả về?
Anh Tần Minh: Thứ nhất khi bị bắt họ đều lấy vân tay, sau đó là tạm giam. Trong thời gian tạm giam thì họ điều tra danh tính của anh này xuất phát từ đâu, quê quán ở đâu? Thường thường người Việt Nam vẫn nhận là người Việt Nam, nhưng mà họ thay đổi quê quán, thậm chí thay đổi cả tên cha mẹ.
Khi trục xuất một người nào điều thứ nhất là Ba Lan phải có hộ chiếu của người đó, tức là sứ quán phải cấp hộ chiếu cho người đó. Sứ quán muốn cấp hộ chiếu thì phải tìm hiểu danh tính người đó ở đâu? Nhưng khi mà không tìm hiểu được danh tính ở đâu, thì đây là một cái cớ để sứ quán Việt Nam từ chối cấp hộ chiếu cho người đó.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Theo dòng câu chuyện
- Cộng đồng người Việt tại Ba Lan (phần 3)
- Cộng đồng người Việt tại Ba Lan (phần 1)