Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Trung Quốc là láng giềng khổng lồ của Việt Nam với những cửa khẩu thông thương bằng đường bộ qua qua hai nước ở mạn Bắc. Không chỉ có nhiều liên hệ gắn bó hay lạnh nhạt trên phương diện lịch sử, chiến tranh, văn hoá, hữu nghị, du lịch, Trung Quốc còn là đối tác kinh tế rất nặng ký đối với Việt Nam.

Đề tài hôm nay là đời sống người Việt ở Trung Quốc, đặc biệt tại vùng Quảng Châu, cách Việt Nam không mất đổi. Đến với mục ĐSNV khắp nơi kỳ này là chị Trần Anh Minh, mà người bản xứ quen gọi là A Minh, doanh nhân trẻ đang liên doanh với một công ty sản xuất quần bò, tức quần Jeans, có tên là LevenJeans ở đất Quảng Châu.
Là người quê ở Nam Định. miền Bắc, nhưng cư ngụ cùng gia đình tại Hà Nội. Năm 1982, Trần Anh Minh đi theo đường dây xuất khẩu lao động qua Belarus, làm việc trong một xưởng may mặc tại đây.
Năm 1987, Trần Anh Minh qua Hoa Lục, đến Quảng Châu rồi chọn nơi này làm quê hương thứ hai của mình. Thanh Trúc xin giới thiệu chị Minh và phần đối thoại với Thanh Trúc sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quí vị vừa nghe bài nói chuyện giữa Thanh Trúc với chị Trần Anh Minh, một thương gia Việt Nam ở Quảng Châu.
Tuy đã có khá nhiều người Việt qua Trung Quốc làm ăn buôn bán hoặc tải hàng đi đi về về, thế nhưng người Việt ở Trung Quốc không thể gọi là đông, không tập hợp thành một cộng đồng riêng như ở Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Canada.
Vì là một doanh nhân, chị Trần Anh Minh thiên về vấn đề kinh doanh mà quên kể rằng Trung Quốc cũng có một đội ngũ du học sinh Việt Nam sang học. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ tới sẽ là những doanh nhân Việt thành đạt ở Bắc Kinh.
Theo chị Trần Anh Minh thì người Việt mình không qua Trung Quốc để làm công nhân vì thị trường lao động bên đó quá rẻ. Phần lớn người Việt Nam qua Trung Quốc để đánh hàng hoặc mua bán, đa phần đi làm chủ chứ không làm công.
Điều này trái ngược với Đài Loan, mảnh đất nhỏ bé khiêm nhường như một cái túi trên chiếc áo rộng thùng thình của Đại Lục.
Hiện có trên dưới một trăm ngàn công nhân Việt qua Đài Loan, với lợi tức đầu người sau khi trừ đầu trừ đuôi thì còn khoảng 200 mỹ kim. Đó là chưa kể những thánh phần người Việt khác qua Đài Loan làm ô xin hay chưa kể những thánh phần khác như ô xin hay cô dâu Việt theo chồng Đài về nước.
Những người này cũng là một lực lượng kinh tế không thể chối cãi. Lợi tức họ gởi về nhà hàng năm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nghèo nàn của vùng nông thôn miền Bắc. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.