Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Moldova, còn được gọi là Moldovie theo tiếng Pháp, với thủ đô Chisinău (Kisinhốp), là một tiểu quốc vùng Đông Âu, dân số không tới bốn triệu, nằm giữa Romania về hướng Tây và Ukraina về hướng Bắc.

Cuối năm 1991, Moldova chính thức tách khỏi khối Xô Viết để trở thành Cộng Hoà Moldova. Thủ đô Kisinhốp của Cộng Hoà Moldova cách thủ đô Moscow của Liên Bang Nga khoảng một ngàn kilômét. Kisinhốp là thành phố lớn nhất Moldova nhưng lại có một cộng đồng Việt Nam nhỏ bé với chỉ 17 người.
Người Việt ở xứ Cộng Hoà Moldova là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Mời quí vị cùng Thanh Trúc lần theo bước chân người Việt đến Moldava, họ là ai, vì sao lưu lạc tới đất này?
Trần Hà: Ở đây đa số người ta lấy vợ dân sở tại, người ta đi học rồi ở lại. Nhưng cũng có hai người, ví dụ như Văn, đi theo dạng xuất khẩu lao động, còn anh Tỏ lại đi theo dạng du lịch, có người quen rồi xuống đây và ở đây luôn.
Tuấn: Ở đây thì Việt Nam mình ở thủ đô cả, chỉ có gia đình của anh Văn là ở thánh phố Benxư cách đây một trăm cây và một anh nữa ở phia Nam thì cách đây khoảng 150 cây.
Thanh Trúc: Vừa giới thiệu sơ qua cùng quí vị về cơ duyên đưa người Việt đến Cộng Hoà Moldova là hai người định cư ở thủ đô Kishinhốp, anh Hà và anh Tuấn.
Khí hậu ở đây ấm, hoa quả ở đây rất tốt, mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng, cuộc sống ở đây tốt hơn hẳn những vùng khác. Hồi trước rất nhiều người Nga về vùng này ở và làm việc cho nên tỷ lệ người Nga ở nước cộng hoà này vào khoảng 40%.
Nếu so với dân địa phương thì phần nào mình khá hơn. Nhìn chung thì trừ một vài anh đến sau thôi còn ầhu hết đều có nhà có cửa, có vợ con, có chổ làm việc. Bé thì có mấy cái kiosque, mấy quầy ngoài chợ để bán hàng. Hàng vải Việt nam mình ấy mà. Còn anh nào khá thì tổ chức công ty làm ăn. Nói chung về kinh tế thì anh em mình có tự hào chút cũng được.
Người Moldova chính gốc đúng ra là họ nói tiếng Rumani nhưng mà có một số ngữ điệu khác. Nếu kể về mặt chính thức thỉ ở đây người ta buôn bán giao dịch kinh doanh ở đây đều dùng tiếng Nga. Mặt khác người Moldova chính gốc vì được học hành từ thời Xô Viết cho nên người ta cũng thường giao dịch bằng tiếng Nga.
Rời Việt Nam sang Moldova năm 1972 khi đất nước này còn nằm trong Liên Bang Xô Viết, trở về nước năm 1975, anh Tuấn, quê ở Quảng Trị, kể tiếp:
Cộng đồng người Việt
Tuấn: Năm 75 tôi về Việt Nam, đi dạy đại học một thời gian. Năm 80, vì kinh tế ở nhà khó khăn, tôi đi phụ trách một khối lao động ra nước ngoài. Sau khi hoàn thánh nghĩa vụ thì tôi quay lại Moldova năm 93.
Về học vị thì sau khi dạy ở Việt Nam tôi qua bên này làm thức tập sinh, sau đấy quay lại bảo vệ tiến sĩ toán lý. Về Moldova tôi có đi dây cao đẳng sư phạm Toán ở đây mấy năm.
Thanh Trúc: Thưa người Việt Nam ở Moldova bây giờ chỉ có 17 người thôi phải không?
Tuấn: Vâng, đấy là tính cả những cháu nhỏ con của người Việt Nam mình với vợ người địa phương thì mới thành ra 17, còn nếu tính người Việt mà sinh đẻ ở Việt Nam thì chắc khoảng 11 hay 12 người thôi.
Thanh Trúc: Có thể họp thành một cộng đồng Việt Nam nhỏ bé ở đó rồi.
Tuấn: Có chứ, nói chung cũng vài ba nhóm, một tuần gặp nhau một hai lần, có gì ngon thì mời nhau đến uống cốc rượi ăn miếng quà Việt Nam cho vui. Ngày Tết ngày lễ bọn tôi vẫn họp lại với nhau. Thỉnh thoảng trong chuyện kinh doanh thì đôi lúc giúp nhau một tí.
Thanh Trúc: Phần lớn người mình ở Moldava làm nghề gì?
Tuấn: Như tôi nói chỉ có một anh là dân lao động và một anh đi du lịch rồi ở lại, còn thì là những sinh viên có gốc có gác có quan hệ nhất định. Bản thân tôi có một công ty, tôi làm giám đốc công ty và điều hành khoảng độ một chục người Tây chạy việc này việc khác.
Nói chung dân Việt Nam mình kinh doanh cả, người thì đánh gạo ở Việt Nam sang, người thì đánh vải người thì đánh hàng trong địa phương. Hai năm về trước tôi đánh gạo từ Việt Nam sang, năm vừa rồi hơi dừng bởi vì gạo bị cạnh tranh hơi mạnh, sắp tới của năm 2007 này là phải đánh ồ ạt gạo từ Việt Nam sang.
Thanh Trúc: Gạo từ Việt Nam sang bằng đường biển phải không?
Tuấn: Gạo Việt Nam từ cảng Saigon đi tàu biển tới cảng Odessa mất khoảng 25 ngày đến một tháng. Sau đó đưa về đây, lãi không cao lắm nhưng ổn định là một, thừ hai Việt Nam mình gạo nhiều, đường dây có rõ ràng rồi.
Khi bốc hàng và trả tiền ở nha thì có người nhà ổ đây lo cho nên cũng nhẹ nhàng cả, mình chẳng vất vả gì.
Thanh Trúc: Nói chung cuộc sống người Việt ở Moldava tương đối ổn định?
Tuấn: Nếu so với dân địa phương thì phần nào mình khá hơn. Nhìn chung thì trừ một vài anh đến sau thôi còn ầhu hết đều có nhà có cửa, có vợ con, có chổ làm việc. Bé thì có mấy cái kiosque, mấy quầy ngoài chợ để bán hàng.
Hàng vải Việt nam mình ấy mà. Còn anh nào khá thì tổ chức công ty làm ăn. Nói chung về kinh tế thì anh em mình có tự hào chút cũng được.
Tôi có thể nói thế này: đảng cộng sản bây giờ khác đảng cộng sản của Liên Xô hồi trước, cũng khác với đảng cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam. Người ta gần Châu Âu hơn cho nên người ta có dân chủ người ta hoà nhập với Châu Âu mạnh hơn.
Thanh Trúc: Bản thân anh cũng lập gia đình với người bản xứ?
Tuấn: Vâng, ở đây chỉ có một anh độc thân vì có vợ con ở nhà. Còn lại thì anh em đều có vợ người địa phương đây cả. Mà nếu có muốn lấy vợ Việt nam thì đây không có ai là phụ nữ Việt Nam nên cuối cùng là phải thế cả thôi.
Thanh Trúc: Như vậy để có thể giao dục con mình, những đưa con lai, biết văn hoá Việt Nam thì anh nghĩ những người bên đó phải làm gì?
Tuấn: Câu hỏi của chị hơi khó đối với bọn tôi ở đây. Cái đấy là cái yếu của tập thể Việt Nam mình. Hầu như con cái là tiếng Việt biết rất kém, nói thì ngọng, viết thì chữ được chữ mất.
Chúng tôi có sách vở tiếng Việt này, chương trình tuyền hình VTV 4 của Việt Nam mình cũng xem thường xuyên thế nhưng người Việt mình ít quá, hai nữa vì cuộc sống ở đây mình xâm nhập quá mạnh, mình quá hoà đồng với cuộc sống ở đây...
Thanh Trúc: Như một giọt nước hoà tan vào một ly nước?
Tuấn: Không phải ly nước mà là bể nước, và cái giọt nước người Việt mình hoà tan nhanh quá mạnh quá. Chứ còn giả sử ở đây có nhiều lao động xuất khẩu chẳng hạn, rồi cộng đồng người Việt ở đây gắn bó hơn chút nữa thì tôi nghĩ con em mình sẽ học được tiếng Việt thôi. Nhưng vì anh em tôi ở đây hoà nhập vào giòng chính quá mạnh, đó là điều tốt mà cũng là điều dở.
Thanh Trúc: Người địa phương đối xử với người Việt Nam mình như thế nào?
Tuấn: Dân đây rất tốt, chịu khó làm việc, ở đây không có những trò đâm chém như các thành phố khác ở Nga mà phân biệt chủng tộc. Riêng đối với Việt Nam mình thì dân đây biết người mình từ hồi trước, vì sinh viên mình đi du học để lại những tiếng tốt ở các trường Tổng Hợp, trường Bách Khoa, trường Y, trường Nông Nghiệp nữa.
Mình có một ông tiến sĩ bảo vệ luận án đầu tiên chứ không phải phó tiến sĩ như tôi. Tiến sĩ nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam, tên của ông là Đồng, TV ở đây có loan tin đàng hoàng, hiện ông dạy ở đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Còn bọn tôi ở đây lấy bằng là để trang điểm, vì 10 năm rồi có dùng đâu, chẳng qua đi dạy thêm cho vui vậy thôi.
Trả lời tiếp câu hỏi thì quan hệ giữa người địa phương với người Việt mình không những la tốt theo tinh thần hữu nghị mà còn tốt theo cái nghĩa là hơi có tính chất bà con cô bác vì bản chất Việt nam mình với bản chất của người dân đây có nhiều cái giống nhau. Đó là một. Hai nữa tổng thống Moldova, nếu tôi nhớ không lầm cách đây hơn hai năm có đến Hà Nội. Ông đã tập trung tất cả sinh viên Việt nam mình đang học ở đây lài và cũng nói chuyện rất đàng hoàng.
Cộng Hoà Moldova có điều đặc biệt là nước duy nhất của Châu Âu có đảng cộng sản đang nắm chính quyền từ quốc hội cho đến chính phủ các bộ, hợp pháp và do dân bầu đấy, còn một năm rưỡi nữa mới hết nhiệm kỳ.
Đảng cộng sản cầm quyền
Thanh Trúc: Anh có thể cho một nhận xét về đảng cộng sản hiện đang cầm quyền ở Cộng Hoà Moldova?
Tuấn: Tôi có thể nói thế này: đảng cộng sản bây giờ khác đảng cộng sản của Liên Xô hồi trước, cũng khác với đảng cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam. Người ta gần Châu Âu hơn cho nên người ta có dân chủ người ta hoà nhập với Châu Âu mạnh hơn.
Bản thân đảng cộng sản của họ là cũng muốn tìm kiếm mô hình hài hoà, giữ lại những gì tốt của cộng sản và những gì tiên tiến của phương Tây để trở thành mô hình cho phương Tây vì đất nước này cũng bé thôi mà, rất nhiều lần người ta có những hội nghị bàn tròn để trí thức bàn bạc với nhau. Người ta cũng thẳng thắn muốn có một mô hình từa tựa như kiểu Thụy Điển chẳng hạn. Tôi nghĩ cái đó cũng phù hợp thôi.
Còn về ngôn luận thì đây là tự do, cứ xem thống kê từ mấy cái viện của Mỹ thì Moldavie là một trong những nước của Liên xô cũ đấy nhưng lại có tự do ngôn luận. Đó là đặc thù của họ. Báo chí thì tư nhân cả. Cách đây hơn hai năm thì khi bầu lại vì đảng cộng sản nắm chính quyền mạnh quá, mấy đảng đối lập vác lều vác chõng ra thành phố cắm trại để phản đối.
Nằm ở đấy một tháng, người ta còn cho đem cả loa cả nhạc ra đấy làm ầm ĩ, thậm chí mấy tuyến xe ô tô phải dời đi cho khỏi cản trở nữa mà. Nằm một tháng chán rồi thì về thôi.
Đến lượt anh Hà, cũng cư ngụ tại Kisinhốp, nói về đất nước, con người và cuộc sống ở Cộng Hoà Moldova:
Nhìn chung không khá hơn so với trước, đặc biệt vùng quê hay các vùng xa thành phố người ta vẫn kỳ vọng về cái xã hội trước. Cũng có một số người bứt lên được bằng tài năng hoặc giả bằng đồng vốn, hoặc có người trước làm quan chức ở xã hội cũ. Hai dạng người đó bứt lên rất nhanh, còn đại đa số dân thì vẫn khổ.
Hà: Quê tôi ở Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An, qua Moldova năm 1988, học ngành luật. Năm 1993 học xong và quyết định ở lại để làm việc.
Thanh Trúc: Anh làm việc về chuyên môn của anh là ngành luật hay anh làm gì?
Hà: Coi như kiếm ăn bằng lao động tự do, đi chợ búa thế thôi.
Thanh Trúc: Tức là anh chạy chợ buôn bán phải không?
Hà: Đúng thế. Anh em người Việt ít ỏi tản mát cho nên bắt đầu kiếm vốn để làm ăn khó khăn lắm. Sau tích luỹ khoảng năm bảy năm mới có được muơi hai mươi ngàn thì trở về Việt nam làm hàng làm hoá, đánh hàng Việt Nam sang rời giao cho Tây sở tại đi bán.
Thanh Trúc: Anh có lập công ty không hay chỉ buôn lẻ vậy thôi?
Hà: Buôn bán lẻ tốt hơn, công ty thì nhiều thuế mà thuế má dưới này người ta đánh nặng lắm. Hai nữa hàng Việt Nam thường là đơn điệu, đi vào thuế của nhà nước họ thì không có lãi.
Thanh Trúc: Những mặt hàng nào anh đánh từ Việt Nam sang?
Hà: Đồ trẻ con do Việt Nam sản xuất, các loại áo phông, thường là đồ mùa hè.
Thanh Trúc: Có vẻ như bên Moldova người ta chuộng hàng may mặc từ Việt Nam?
Hà: Họ chuộng lắm bởi vì đồ Việt nam thường rẻ và chất lượng cũng tương đối tốt, bán được ở thị trường này.
Thanh Trúc: Anh có nghĩ sẽ đưa con qua đó du học giống như anh không?
Hà: Có chứ, một thời gian cho các cháu học hết phổ thông cái đã, sau đó mình có phương án đưa con sang đây học.
Thanh Trúc: Nói chung anh nhận xét đờpi sống ở Moldova như thế nào?
Hà: Nhìn chung không khá hơn so với trước, đặc biệt vùng quê hay các vùng xa thành phố người ta vẫn kỳ vọng về cái xã hội trước. Cũng có một số người bứt lên được bằng tài năng hoặc giả bằng đồng vốn, hoặc có người trước làm quan chức ở xã hội cũ. Hai dạng người đó bứt lên rất nhanh, còn đại đa số dân thì vẫn khổ.
Mặc dù coi như mười ba mười bốn năm trôi qua rồi nhưng không thể bằng mức trước đây, nhất là những tầng lớp như giáo viên rồi hưu trí hoặc giả các công sở làm việc mà ăn theo lương hành chính vẫn không bằng trước đây.
Thanh Trúc: Có phải vì trước đây theo chế độ bao cấp thì được hưởng nhiều phúc lợi hơn, còn bây giờ phải tự bung ra để kiếm sống?
Hà: Cũng có lý do đó. Nhưng lý do hiện tại mà Cộng Hoà Moldova đương vấp phải là kinh tề gặp nhiều khó khăn quá. Nói cho cùng Moldova không có cái gì để xuất khẩu theo dạng công nghiệp nặng hoặc dạng nhiên liệu gì đấy như của Nga chẳng hạn.
Vì chỉ nhìn vào sản xuất nông nghiệp cho nên khó khăn lắm. Nói cho cùng cộng sản thì ở đâu cũng thế, an ninh xã hội thì được giữ vũng chứ còn kinh tế thì khó phát triển.
Đại đa số thì ổn định, vợ con bản xứ ở đây. Trong mười một mười hai người Việt Nam ở đây có một triệu phú đấy. Ông ấy buôn thuốc tây, cũng lấy hàng ở Việt Nam sang cộng với hàng ở Molddova này. Tất nhiên nơi đây nếu biết quan hệ với người có chức quyền thì người ta cũng luồn lách được ít thuế má cho nên cũng dể sống.
Thanh Trúc: Quí vị đang nghe câu chuyện giữa Thanh Trúc với anh Hà, một người Việt ở Cộng Hoà Moldova. Tưởng cần nhắc lại từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã, tháng Tám năm 1991 Moldova tách ra và trở thành nước độc lập Cộng Hoà Moldova thì đã có hai trào chính phủ không cộng sản mỗi trào với nhiệm kỳ 4 năm. Anh Hà cho biết:
Hà: Khi Liên Xô mới tan rã, Moldova bở ngỡ bước vào thị trường tự do tự do nên làm việc gì cũng lúng túng, xã hội thì rối loạn.
Thanh Trúc: Tại cuộc bầu cử năm 1999, đảng cộng sản giành lại ưu thế, lên nắm quyền tính đến giờ đã một nhiệm kỷ rưỡi:
Hà: bây giờ thì xã hội ổn định hơn, nhưng kinh tế thì vẫn khó khăn, người dân ta thán nhiều, họ đi làm ở nước ngoài nhiều. Nước chỉ có 4 triệu dân mà đi làm ở ngoài đây khoảng một triệu rồi.
Thanh Trúc: Thế thì cuộc sống của mười mấy người Việt ở Moldova theo anh thì như thế nào?
Hà: Đại đa số thì ổn định, vợ con bản xứ ở đây. Trong mười một mười hai người Việt Nam ở đây có một triệu phú đấy. Ông ấy buôn thuốc tây, cũng lấy hàng ở Việt Nam sang cộng với hàng ở Molddova này. Tất nhiên nơi đây nếu biết quan hệ với người có chức quyền thì người ta cũng luồn lách được ít thuế má cho nên cũng dể sống.
Quí vị vừa nghe về đời sống và cảm nghĩ của người Việt ở Cộng Hoà Moldova, xứ sở được mệnh danh là khu vườn mùa hè của Liên Bang Xô Viết thời xa xưa.
Cộng Hoà Moldova không có nhiều người Việt nhưng lại nằm gần ba thành phố có đông đồng hương bên xứ Ukraina là Kiev, Kharkov và Odessa. Người Việt ở Moldova được cấp giấy tạm trú, ít gặp trở ngại về mặt giấy tờ di trú như ở Nga. Muốn sang Ukraina hay bất cứ nước nào quanh đó phải xin visa mới đi được. Việt Nam không có cơ sở đại diện ngoại giao ở Kishinhốp.
Mục Đời Sống người Việ t Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Thông tin trên mạng:
- Wikipedia - Moldova