Hai công nhân Việt bị chủ hãm hiếp qua Đài Loan để làm chứng trước toà
2006.02.23
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Kính chào quí vị, trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tuần trước Thanh Trúc có loan báo một tin vui mà Thanh Trúc hứa sẽ tường trình đến quí vị trong câu chuyện tuần này. Đó là hai chị công nhân giúp việc nhà đi từ miền Bắc, sang Đài Loan thì bị ông Hồng Minh Dụ, chủ nhân công ty môi giới Trung Hữu bên đó hãm hiếp rồi lừa gởi trả về nước hồi năm ngoái.

Nhờ sự giúp đỡ và tài trợ của linh mục Nguyễn Văn Hùng, người sáng lập Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam Ở Đài Loan, hai chị được trở qua Đài Loan để ra làm chứng trước toà.
Vụ hãm hiếp
Đây là vụ mà báo chí Đài Loan gọi tên là vụ hãm hiếp ở Đài Nam, với gần một trăm nạn nhân hầu hết là các chị đi Đài Loan làm nghề giúp việc nhà. Khi nội vụ đổ bể, cha con ông Hồng Minh Dụ bị cảnh sát Đài Loan bắt giữ để điều tra. Thanh Trúc từng tường trình việc này đến quí vị trong chuyến công tác Đài Loan hồi tháng Năm năm 2005.
Hôm 7 tây tháng này chị Hiền, quê ở Hải Dương, và chị Mười, quê ở Nam Hà, trở qua Đài Loan để lấy lời khai trước phiên toà ngày 10 tây.
Bên cạnh tin vui này thì Thanh Trúc cũng mới nhận được một tin buồn, là một nữ công nhân Việt Nam 21 tuổi ở Đài Loan nhảy lầu tự tử vì bị môi giới bắt trở về nước với cáo buộc là cô phạm kỷ luật.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Thanh Trúc xin lần lượt thuật lại từng trường hợp cho quí vị nghe. Trước hết là chuyện của chị Hiền và chị Mười, hai công nhân qua Đài Loan làm ô xin theo trung gian của Công Ty Cảng Cá Hạ Long ở miền Bắc: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bị ngược đãi, hất hủi
Bây giờ đến câu chuyện nữ công nhân một hãng điện tử ở thành phố Đào Viên. Cô năm nay 21 tuổi, làm việc trong một hãng điện tử ở Đào Viên. Một lần, ngoài công việc thường ngày, chủ nhân sai cô đi quét dọn và chùi rửa phòng vệ sinh. Cô cãi lại, nói rằng cô là công nhân hãng điện tử chứ không phải lao công.
Thế là cô bị chủ bắt ký vào biên bản là vi phạm kỷ luật. Hôm thứ Ba 21 tây vừa qua, trong khi cô đang làm việc thì người của công ty môi giới Đài Loan đến, buộc cô về Việt Nam ngay với lý do là không nghe lời chủ. Cô năn nỉ trình bày thế nào người của môi giới cũng không nghe.
Quá bức xúc, người nữ công nhân này lao từ lầu tư xuống lầu hai, bị chấn thương ở cột sống, dập xuơng sườn và nát cả hai chân. Công ty môi giới mang cô đến bệnh viện rồi bỏ đó, nhưng vẫn giữ giấy tờ, áo quần và tiền lương của cô.
Từ bệnh viện ở Đào Viên, có gái đáng thương này chỉ có thể khóc kể với Thanh Trúc mỗi câu là van lạy họ mà họ vẫn bắt đi về nước thì cô không biết đào đâu ra tiền mà trả nợ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Công lý
Được bạn cô gái báo cho biết, Linh mục Nguyễn Văn Hùng và một chị đang làm việc thiện nguyện trong văn phòng của ông đã tức tốc đến bịnh viện thăm cô. Lên tiếng với Thanh Trúc từ bệnh viện của thành phố Đào Viên, linh mục Hùng nói ông có cảm tưởng là các công ty trung gian bên Đài Loan giống như là hung thần của công nhân Việt bên đó, nghĩa là không giúp đỡ họ mà chỉ chuyên môn hù dọa và khủng bố.
Văn phòng của linh mục Nguyễn Văn Hùng đã cử một thiện nguyện viên nữ đến bệnh viện để chăm sóc cô công nhân đáng thương này. Đồng thời tìm kiếm và tiếp xúc với công ty môi giới chịu trách nhiệm vụ nhảy lầu của cô.
Ông cho biết ông cần yêu cầu họ trao lại giấy tờ, áo quần và tiền bạc của cô để ông có thể lo cho cô được hưởng bảo hiểm sức khỏe trong khi nằm bệnh viện.
Vẫn theo lời linh mục Hùng, theo luật lao động Đài Loan, một công nhân vi phạm điều lệ trong công ty mà bị giấy cảnh báo ba lần thì chủ nhân mới được đuổi họ. Trong trường hợp cô công nhân tự tử hôm thứ Ba, rõ ràng chủ nhân của cô và người của công ty môi giới đã sai trái khi buộc cô ngưng việc.
Vì thế, linh mục Nguyễn Văn Hùng nói tiếp, cần phải đưa chuyện này ra trước công lý để đòi lại công bằng cho người công nhân có thể bị tàn phế suốt đời này.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Những bài liên quan
- Liệu chính quyền có thực sự đãi ngộ Việt Kiều trở về nước làm ăn?
- Công nhân ở Hải Phòng cũng bắt đầu đình công
- Việt Nam sẽ tu chính luật lao động để hạn chế công nhân biểu tình
- Công nhân lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (Phần 3)
- Khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Geneve, Thuỵ Sĩ
- “Bonjour Vietnam” và Phạm Quỳnh Anh
- Công nhân lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
- Cứu trợ gia đình người Việt Nam bị hỏa hoạn ở Phnom Penh
- Vụ án cựu ca sĩ Gary Glitter sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 2
- Sau một thế kỷ rưỡi, Western Union chấm dứt dịch vụ điện tín
- ‘Chợ Người’, những mảnh đời bị rao bán ở Việt Nam
- Cảnh sát trưởng Farmers Branch xin lỗi cộng đồng người Việt và loan báo nghỉ hưu
- Xuân Bính Tuất với người Việt ở nước Đức
- Nhiều bé gái Việt Nam bị bán sang các động mãi dâm ở Cambodia
- Việt Nam: nhiều Việt kiều muốn về đầu tư và sống lâu dài tại quê hương
- Trẻ khiếm thị tại Nhà Bừng Sáng ở Saigon và tất niên Ất Dậu
- Chủ tịch Đà Nẵng: không được yêu cầu kiều bào đóng góp cho bất cứ một loại quỹ nào
- Đại diện Việt kiều kêu gọi Hà Nội cần cởi mở hơn
- Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam tiếp xúc với đại diện Việt kiều tại Sài Gòn
- Đài Loan thiết lập văn phòng trợ giúp công nhân ngoại quốc