Sinh viên Việt Nam du học tại thủ đô Bắc Kinh

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Trong hai chương trình nói về Trung Quốc tháng trước, Thanh Trúc đã kể cho quí vị nghe về người Việt ở tỉnh Quảng Châu và ở thủ đô Bắc Kinh của quốc gia này. Chương trình hôm nay là cuộc sống và suy tư của sinh viên Việt Nam tại Bắc Kinh.

BeijingStreet200.jpg
Đường phố ở Bắc Kinh. Photo courtesy Wikipedia.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay là ba bạn trẻ đi từ Hà Nội: "Em là Nguyễn Phương Nam học ở trườg Tài Chính Bắc Kinh. Em qua Bắc Kinh được hai năm rồi."

“Em là Phạm Phương Linh đang học năm thứ nhất ở trường Bắc Ngữ (Đại Học Ngôn Ngữ Bắc Kinh). Em đến Bắc Kinh được hơn một năm.”

“Em tên là Nguyễn Hoài Nam, học trường Mỹ Thuật Thanh Hoa, em mới qua Bắc Kinh được một tháng rưỡi.”

Thanh Trúc: Lý do nào khiến các bạn quyết định qua Trung Quốc du học, trong lúc nhiều bạn trẻ trong nước lại thích đi những nước Châu Âu, Mỹ, Anh hay Australia chẳng hạn?

Nguyễn Hoài Nam: Em thấy học ở đâu cũng như nhau thôi tại vì bây giờ kiến thức của sinh viên Việt Nam mình thì môn học nào cũg tốt cả và đó là ý thích của riêng Nam.

Nguyễn Phương Nam: Thực ra cũng không có gì. Tại vì ở nhà em mẹ em làm kế toán, chị gái em cũng làm kế toán rồi em cũng cùng sở thích nên em quyết định học ngành này.

Trước lúc em đến Trung Quốc hay Bắc Kinh thì em đã xem rất nhiều bộ phim của Trung Quốc. Em thích cái giọng nói với cả chữ viết của họ, em thích tìm hiểu nền văn hoá lâu đời của Trung Quốc. Em dùng tiếng Phổ Thông tức là tiếng Quan Thoại.

Thanh Trúc: Linh có thể giải thích vì sao Linh theo học đại học Bắc Ngữ?

Phạm Phương Linh: Trước lúc em đến Trung Quốc hay Bắc Kinh thì em đã xem rất nhiều bộ phim của Trung Quốc. Em thích cái giọng nói với cả chữ viết của họ, em thích tìm hiểu nền văn hoá lâu đời của Trung Quốc. Em dùng tiếng Phổ Thông tức là tiếng Quan Thoại.

Thanh Trúc: Bây giờ chúng ta nói về đời sống của các bạn sinh viên Việt Nam ở Bắc Kinh.

Nguyễn Phương Nam: Lúc đầu mới sang bọn em cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chưa biết tí tiếng Trung nào hết, khó khăn trở ngại về giao tiếp. Cái thứ hai xa nhà thì rất nhớ gia đình, trong sinh hoạt thì phải tự lập làm tất cả mọi việc, không có ai bảo ban, phải tự mình phấn đấu, tự mình quyết định cho nên là phải học tập thôi.

Thanh Trúc: Bây giờ em đã hoà nhập được chưa?

Nguyễn Phương Nam: Sau ba năm học tập và sống ạti Trung Quốc thì em quen dần cộc sống bên này, cảm giác xa nhà không còn nữa. Mà em thấy ba năm qua em đã đạt được cái rất lớn, đó là tự lập trong cuộc sống.

Nguyễn Hoài Nam: Qua một tháng rưỡi gần hai tháng thì Hoài Nam cảm thấy không còn buồn và nhớ nhà như trước nữa. Bây giờ xác định sang đây thì phải cố gắng học hành, tìm một cái gì đấy mới ở trong cái ngành Hoài Nam học. Học xong thì Hoài Nam sẽ về Việt Nam, áp dụng cái gì mình đã học được của nước bạn. Nói chung Hoài Nam muốm tìm cái gì mới mẻ đem về cống hiến cho đất nước của mình.

Phạm Phương Linh: Lúc đầu mới đến Trung Quốc thì em cũng như vậy, nhớ nhà nhớ gia đình nhớ quê hương. Nhưng mà nghĩ là đã sang bên này rồi thì phải cố gắng, cha mẹ mình ở nhà rất là mong mỏi nên phải gạt nỗi nhớ nhà sang một bên, cố đạt kết quả tốt nhất có thể trong học tập.

Thanh Trúc: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, một anh bạn láng giềng khổng lồ của Việt Nam. Cái ấn tượng mạnh mẻ nhất mà Trung Quốc mang đến cho các bạn trẻ là điều gì?

Văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, hiểu được nến văn hoá của Trung Quốc em cảm thấy nó đặc sắc, phong phú, làm cho con người có thể hiểu biết thêm rất nhiều.

Nguyễn Hoài Nam: Hai đất nước có rất nhiều điểm giống nhau. Những nét phong tục cổ xưa của Trung Quốc giúp ích cho Hoài Nam rất nhiều trong cuộc sống bây giờ và mai sau.

Nguyễn Phương Nam: Văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, hiểu được nến văn hoá của Trung Quốc em cảm thấy nó đặc sắc, phong phú, làm cho con người có thể hiểu biết thêm rất nhiều.

Phạm Phương Linh: Ấn tượng rõ nét nhất mà Trung Quốc để lại trong lòng em là khi đến Bắc Kinh em không cảm thấy xa lạ lắm. Lúc đầu vì chưa biết tiếng Trung nên cảm thấy bất đồng về ngôn ngữ thôi chứ còn phong tục tập quán hay là văn hoá em thấy không khác gì lắm so với Việt Nam nên không bỡ ngỡ như là nếu em đi các nước phương Tây hay những nước Châu Âu.

Và em cũng thấy được là cái sự phát triển kinh tế của họ thực sự rất nhanh, không thể ngờ là họ phát triển nhanh đến như vậy. Em hy vọng rằng và mong rằng vài năm tới đây Việt Nam cũng sẽ làm được những gì mà Trung Quốc bây giờ đang làm.

Thanh Trúc: Phương Nam, Hoài Nam và Phương Linh vừa giới thiệu sơ lược cùng cùng quí vị về nếp sống của du học sinh Việt Nam ở Bắc Kinh. Nhận xét và so sánh sinh hoạt trong trường đại học ở quê người với bên nhà, Hoài Nam của đại học Mỹ Thuật Thanh Hoa cho biết:

Nguyễn Hoài Nam: Đại học Trung Quốc với đại học Việt Nam khôntg khác xa nhau là mấy. Nếu mà có khác nhau chỉ là khác ở cách giảng dạy. Bên này phương pháp dạy rất là khoa học, không như ở nhà mình thường áp dụng vào một giáo trình nhất định nào đấy.

Các thầy cô giáo tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực. Trung Quốc có nhiều cái Hoài Nam mong muốn chương trình ở nhà mình bây giờ nên học tập và áp dụng. Đó là điều em muốn nói.

Nguyễn Phương Nam: Trường em thì có phương pháp dạy rất là hay. Em học khoa kế toán, mỗi một tiết thầy giáo lại chia ra từng tổ một để nghiên cứu về việc chẳng hạn một công ty tại sao lại chọn đường lối chính sách hay phương pháp kinh doanh của họ như vậy.

Còn trường em thì em thấy là thấy cô giáo rất tận tình đối với sinh viên, nhất là sinh viên quốc tế. Chủ yếu là bọn em học tiếng nên toàn là sinh viên quốc tế thôi. Lúc đầu bọn em chưa biết nói tiếng Trung thì thấy có giáo có thể thông qua tiếng Anh để dạy bọn em tiếng Trung.

Rồi tại sao lại tính được là công ty đó phát triển, lời hay bị thất thoát. Tức là mình phải phân tích cho tất cả thầy giáo và các bạn cùng biết. Sau đó thầy giáo sẽ chấm điểm cho mỗi tổ như thế nào. Cuối kỳ thì bọn em có bài kiểm tra, theo dạng trắc nghiệm chứ không phải là theo dạng như ở Việt Nam mình thường làm.

Phạm Phương Linh: Còn trường em thì em thấy là thấy cô giáo rất tận tình đối với sinh viên, nhất là sinh viên quốc tế. Chủ yếu là bọn em học tiếng nên toàn là sinh viên quốc tế thôi. Lúc đầu bọn em chưa biết nói tiếng Trung thì thấy có giáo có thể thông qua tiếng Anh để dạy bọn em tiếng Trung.

Dần dần sau này học càng cao lên thì sự giảng dạy khác đi, đó là tăng tốc độ trong giảng dạy. Trên giảng đường thì như vậy, còn ở bên ngoài thì các thầy có giáo rất vui vẻ, thân mật gần gũi với học sinh. Điều gì không hiểu bọn em có thể gọi điện thoại cho thấy cô bất cứ lúc nào.

Hoặc như là bọn em có vấn đề gì vướng mắc trong cuộc sống không liên quan gì đến học tập vẫn có thể hỏi ý kiến thấy cô. Sự tận tình của thầy cô thực sự làm cho những người sinh viên xa nhà như em rất xúc động.

Thanh Trúc: Trong Đại Học Tài Chính Trung Ương Bắc Kinh ngoài Phương Nam ra thì còn có nhiều sinh viên Việt Nam không?

Nguyễn Phương Nam: Ngoài em ra còn có khoảng hơn một trăm lưu học sinh Việt Nam đang sống và học tại trường. Đa số du học sinh Việt Nam đều xuất phát từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Thanh Trúc: Còn Hoài Nam, trong Khoa Mỹ Thuật của đại học Thanh Hoa mà em đang học có nhiều người Việt không?

Nguyễn Hoài Nam: Khoa Mỹ Thuật chỉ có sáu sinh viên Việt Nam. Vì em mới qua một tháng rưỡi gần hai tháng, chưa kịp đi tìm hiểu và giao tiếp với các khoa khác nên không rõ số sinh viên Việt trong Thanh Hoa là bao nhiêu.

Thanh Trúc: Ở Đại Học Bắc Ngữ thì Thanh Trúc biết có Phạm Phương Linh, Trần Bảo Châu, ngoài ra còn bao nhiều sinh viên Việt nữa?

Phạm Phương Linh: Trường em cũng gần một trăm lưu học sinh Việt Nam.

Hiện tại Việt Nam mình đang trên đà phát triển mà em rất mong muốn Việt Nam mình sẽ đuổi kịp nền kinh tế của Bắc Kinh.

Thanh Trúc: Như vậy còn hơn hai năm nữa thì Nguyễn Phương Nam tốt nghiệp, Nguyễn Hoài Nam còn hơn bốn năm, Phạm Phương Linh còn hai năm. Được hỏi các bạn sẽ về nước ngày hay ở lại học cao hơn, cả ba cho biết:

Nguyễn Phương Nam: Em dự định ở lại để tích luỹ kinh nghiệm đã. Em định ở lại đây làm việc một năm rồi mới về nước.

Nguyễn Hoài Nam: Em còn cả một quá trình hơn bốn năm…

Phạm Phương Linh: Em còn hai năm rưỡi, tốt nghiệp xong thì em vẫn muốn học tiếp thạc sĩ ở đại học Bắc Ngữ.

Thanh Trúc: Khi nhìn thấy sự phát triển của nên kinh tế Trung Quốc, các bạn mong ước gì cho Việt Nam?

Nguyễn Phương Nam: Em nghĩ chắc trong vòng một hai năm nữa Việt nam sẽ phát triển ngang bằng Trung Quốc, em hy vọng như vậy.

Nguyễn Hoài Nam: Hiện tại Việt Nam mình đang trên đà phát triển mà em rất mong muốn Việt Nam mình sẽ đuổi kịp nền kinh tế của Bắc Kinh.

Phạm Phương Linh: Nhưng mà để đạt đến cái tốc độ phát triển như bây giờ của Trung Quốc không phải là điều dễ dàng mà đòi hỏi chính sách đúng đắn của nhà nước và của đảng nữa. Phải tìm ra cho mình một đường lối chứ không phải áp dụng một cách khuôn mẫu một cách cứng nhắc như bên nước đó.

Em hy vọng Việt Nam có chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế một cách nhanh chóng hầu có thể sánh vai được các cường quốc năm châu giống như Trung Quốc bây giờ.

Cách đây ba năm em đã qua Bắc Kinh này du lịch cùng gia đình. Đợt em sang nhưng toà nha cao ốc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau ba năm em quay lại Bắc Kinh để học thêm thấy nhà cao tầng phát triển với tốc độ chóng mặt. Hiện tại ở Bắc Kinh hầu như chỉ toàn nhà cao tầng.

Thanh Trúc: Bên Trung Quốc có nhiều danh lam thắng cảnh, các bạn đã đi thăm thú hết những nơi đẹp của Bắc Kinh chưa?

Nguyễn Phương Nam: Bắc Kinh thì có Vạn Lý Trường Thành, từ trung tâm Bắc Kinh đến Vạn Lý Trường Thành khoảng sáu mươi đến bảy mươi cây số. Bọn em không chỉ một lần mà rất nhiều lần đến Vạn Lý Trường Thành bởi một lần không thể khám phá hết, nó có rất nhiều đoạn.

Ở Trung Quốc bây giờ có những tua du lịch đưa mọi người đến những đoan Vạn Lý Trường Thành cổ mà mình phải tự tìm đường lên.

Nguyễn Hoài Nam: Em đi Vạn Lý Trường Thành và Di Hoà Viên. Em cảm thấy là Di Hoà Viên rất đẹp, cổ kính và trang nghiêm, còn những nét văn hoá cổ xưa của Trung Quốc.

Thanh Trúc: Phương Linh thấy quảng trường Thiên An Môn như thế nào?

Phạm Phương Linh: Rất chi là rộng lớn, không muốn so sánh gì đâu nhưng mà đang nhìn quảng trường Thiên An Môn như vậy mà về nhìn quảng trường Ba Đình của mình thấy nó rất là khiêm tốn.

Thanh Trúc: Các bạn đang nói về những điểm du lịch đã có từ lâu ở Bắc Kinh. Thế còn những công trình hiện đại thì sao?

Nguyễn Phương Nam: Trung Quốc có rất nhiều công trình hiện đại, Rõ nhất là những toà nha cao tầng. Tốc độ xây dựng của họ rất nhanh. Chỉ trong vòng một hai tháng, chổ đấy mới chỉ là bề mặt chưa có gì cả nhưng chỉ nửa năm sau đã thấy xuất hiện một toà cao ốc mới hoành tráng, nguy nga. Từ những cái đó em thấy tốc độ phát triển của Trung Quốc c1o sự qui mô.

Nguyễn Hoài Nam: Cách đây ba năm em đã qua Bắc Kinh này du lịch cùng gia đình. Đợt em sang nhưng toà nha cao ốc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau ba năm em quay lại Bắc Kinh để học thêm thấy nhà cao tầng phát triển với tốc độ chóng mặt. Hiện tại ở Bắc Kinh hầu như chỉ toàn nhà cao tầng.

Phạm Phương Linh: Anh Hoài Nam và cả chị Phương Nam vừa nói đến sự phát triển đô thị của Bắc Kinh, bây giờ em nói về sự phát triển khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.

Em thấy vẫn là những cái TV như thế, nếu làm từ bên Nhật thì giá cả rất là đắt có thể gấp rưỡi so với TV mua ở Trung Quốc do Trung Quốc làm trên công nghệ của Nhật Bản hay trên công nghệ các nước khác. Giá cả hàng Trung Quốc người dân có thể chấp nhận được. Vật dụng hàng ngày TV tủ lạnh máy giặt máy hút bụi có giá thành hợp với túi tiền của mọi người.

Ngay như bọn em học hành như thế, nếu mà mua cuốn kim tự điển từ tiếng Anh qua tiếng Trung hay ngược lại, với nhiều công dụng mà giá thành hoàn toàn không đắt một tí nào. Những công dụng như thế thì nếu ở Việt Nam thì phải mười mấy năm nữa.

Ở Bắc Kinh thì bọn em đã được tiếp xúc với những công nghệ cao mà giá thành không đắt. Họ sớm được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến nên tư duy của họ cũng phát triển nhanh như thế.

Thanh Trúc: Cảm ơn ba bạn thật nhiều, Thanh Tr1uc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.