Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 2)
2006.06.03
Minh Thuỳ, phóng viên đài RFA
Vừa qua phân khoa Việt Học thuộc trường Đại học Hamburg phối hợp với Viện bảo tàng dân tộc học và Hội Việt học Hamburg tổ chức Ngày văn hoá Việt Nam tại Đại học Hamburg. Từ nước Đức, Minh Thùy gửi về Đài RFA bài phỏng giáo sư Engelbert, người giảng dậy chính yếu của phân khoa. Mời qui vị theo dõi.

Nhân dịp này Minh Thùy cũng phỏng vấn giáo sư Thomas Engelbert, vừa là sử gia, là nhà nghiên cứu về văn học, phong tục tập quán Việt Nam. Ông đã đến Việt Nam 3 lần, làm việc tại các trường Đại học ở Saigon và Hà nội, thời gian tổng cộng chưa đầy 2 năm nhưng đã giúp ông nói và viết tiếng Việt rất chuẩn.
Ở buổi hội thảo về “Văn học di dân Việt Nam’’ ông đã trình bày cảm nghĩ khá ý nhị và sâu sắc là: “Nếu có ai hỏi tôi sẽ đề cử nhà văn, nhà thơ nào của Việt Nam được giải Nobel về văn chương, có lẽ tôi sẽ trả lời đó là Nguyễn Du’’ (!?) Ông có nhận thức về Truyện Kiều và văn học Việt Nam hiện đại như sau :
“Văn hóa Anh có Shakespear, văn hóa Đức có Goethe; mỗi nước có một đỉnh cao, không nên quên là ở Việt Nam trước khi có đỉnh cao là Nguyễn Du thì văn hóa Việt Nam đã có một thế kỷ 18 rất phát triển, có những „đỉnh cao“ nhỏ hơn nhưng đáng quan tâm là Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm thì sau này có văn hào Nguyễn Du dựa trên thành tựu văn học của thế kỷ trước mà xây dựng nên tác phẩm truyện Kiều có giá trị cả về hiện thực, ngôn ngữ văn học.
Văn học Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, tương lai văn học Việt Nam mới bắt đầu. Ông Trần trọng Kim trong sách Việt Nam Sử lược đã viết một câu rất hay“không có nước nào thịnh mãi mà cũng không có nước nào suy mãi’’. Việt Nam đang trên đà phát triển thì văn học Việt Nam cũng đang có một tương lai sáng sủa và tốt đẹp.”
Văn học Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, tương lai văn học Việt Nam mới bắt đầu. Ông Trần trọng Kim trong sách Việt Nam Sử lược đã viết một câu rất hay“không có nước nào thịnh mãi mà cũng không có nước nào suy mãi’’. Việt Nam đang trên đà phát triển thì văn học Việt Nam cũng đang có một tương lai sáng sủa và tốt đẹp.
Là vị giáo sư có kiến thức uyên bác về văn học Việt Nam, ông Thomas Engelbert đã viết nhiều tiểu luận và sách về văn học Việt Nam như tác phẩm: “Nguyễn bỉnh Khiêm-Giúp nước thương dân’’ nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông và “Nguyễn bỉnh Khiêm, tác giả và tác phẩm’’ vào năm 2001;
Những bài biên khảo về chính trị và xã hội như: Vấn đề Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam từ viễn cảnh lịch sử; Lý tưởng và thực tế: cuộc diện chính trị ở miền Bắc và Nam Việt Nam trong chiến tranh Đông dương từ năm 1945 đến 1954; Vị trí mới của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á; Người Khmer ở miền Nam, họ là người Cam bốt hay Việt Nam?...
Phân khoa Việt Học với sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của giáo sư Thomas Engelbert đang có hướng phát triển tốt đẹp, bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý của các bạn trẻ người Việt và người Đức.
Minh Thuỳ tường thuật từ nứơc Đức.
Theo dòng câu chuyện:
- Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 1)
Những bài liên quan
- Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 1)
- Nghệ nhân cao tuổi và hoài bão phổ biến bí quyết nuôi tạo ngọc trai đen
- Cảm tưởng của cộng đồng giáo dân Việt về chuyến thăm Ba Lan của Ðức Giáo hoàng Benedict XVI
- Ngày văn hóa Việt Nam tại Đại học Hamburg
- Nữ tu người Mỹ gốc Việt được Tổng thống Bush trong công tác nhân đạo
- Người Việt tị nạn tại Cambodia sắp gặp nhiều khó khăn
- Tháng Di Sản Á Châu Thái Bình Dương
- Nữ phóng viên Việt Nam thắng giải báo chí Alfred Friendly của Hoa Kỳ
- Quá trình hội nhập của người Việt tại Canada sau biến cố 30-4-1975
- 31 năm sau, hồi ức của một trong những Việt đầu tiên đặt chân đến quận Cam
- Cô Việt Tống Liên Chi được tặng học bổng PhikappaPhi Graduate Fellowship 2006
- Ông Vũ Khánh Thành và Hội An Việt ở nước Anh
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 2)
- Tiểu thương Việt Nam sửa soạn lên đường đi Mỹ
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 1)
- Hội thảo về vai trò lãnh đạo của thanh niên Mỹ gốc Á tại Virginia
- Việt Kiều vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi mua nhà ở Việt Nam
- Nữ sinh viên Mỹ gốc Việt được học bổng Barry Goldwater của Quốc hội Hoa Kỳ
- Vụ kiện của ông Trần Văn Trường, một Việt kiều Mỹ về nước làm ăn
- Hành trình nhân đạo của Sáng hội Catalyst về tỉnh Đồng Tháp
- Ông Lý Tống tuyệt thực trong nhà tù ở Thái Lan
- Hoạt động của Hội hỗ trợ người tàn tật VNAH tại Việt Nam
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam lên tiếng ủng hộ người lao động tại Việt Nam
- Nỗ lực cuối cùng giúp những người Việt tại Philippines bị Hoa Kỳ từ chối
- Vũ Nguyễn Hà Anh đoạt giải nhất cuộc thi do Glamour Fair và A La Carte tổ chức