Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 1)
2006.06.02
Minh Thuỳ, phóng viên đài RFA
Vừa qua phân khoa Việt Học thuộc trường Đại học Hamburg phối hợp với Viện bảo tàng dân tộc học và Hội Việt học Hamburg tổ chức Ngày văn hoá Việt Nam tại Đại học Hamburg. Từ nước Đức, Minh Thùy gửi về Đài RFA bài phỏng vấn các bạn sinh viên Việt và Đức đang theo học phân khoa Việt Học, mời qui vị theo dõi.

Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg chưa có nhiều sinh viên. Người ghi danh đến nghe giảng thì đông, nhưng theo học thực sự trong mỗi năm học có khoảng 30 người. “Đó là những bạn sinh viên rất đặc biệt của tôi” , Giáo sư Thomas Engelbert, người giảng dạy chính yếu cho khoa Việt Học, nhận xét như vậy.
Trong khi phần đông sinh viên Việt Nam đang bị hút theo các ngành học có “tương lai mở rộng” như ngành công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường và tiếp thị, chế tạo máy tự động...thì một số ít sinh viên khác lại tìm về nguồn cội mình.
Những bạn trẻ này đều theo gia đình đến định cư ở nước Đức từ lúc còn bé, không nhớ và thậm chí không biết gì về quê hương. Lớn lên trên nước Đức, nói tiếng Đức giỏi hơn tiếng Việt, kết bạn chỉ với bạn Đức. Trong môn Sử thế giới ở trường, họ chỉ biết sơ lược về Việt Nam, liên quan đến chiến tranh ở Đông dương, như là thuộc địa của Pháp.
Một sinh viên tâm sự: - “Em học Sử về Việt Nam mà cứ nghĩ đó là cái xứ xa xôi nhỏ bé nào đó, có lẽ gần ...Phi châu, không có gì quan hệ đến mình.” Bỗng dưng có lúc một câu hỏi trổi dậy trong tâm trí họ: “Tổ tiên mình là ai, tại sao mình lại sinh sống nơi đây.” Họ băn khoăn thắc mắc và tìm đến phân khoa Việt Học để hiểu biết về nguồn gốc mình.
Trong ngày văn hóa Việt Nam tại Đại học Hamburg vừa qua, Minh Thùy có dịp trò chuyện cùng 3 bạn trẻ đang theo học phân khoa Việt Học, là cô sinh viên Châu phúc Khánh, anh bạn Đức Jens Kallweit cùng học năm thứ ba và anh Cao quang Nghiệp vừa xong bậc cao học, đang làm luận án Tiến sĩ vể đề tài văn chương của nhóm Tự lực văn đoàn. Sau đây là băng ghi âm buổi nói chuyện.
Câu hỏi đầu tiên với Châu phúc Khánh, tại sao Khánh lại chọn phân khoa Việt Học: “Em sang đây từ lúc nhỏ mới 5 tuổi, tiếp xúc với người Đức nhiều hơn, học về kinh tế Đức văn chương Đức nhiều hơn, không nói giỏi tiếng Việt, không biết nước Việt Nam là gì.

Em nhận xét dù mình có quốc tịch Đức, nói giỏi tiếng Đức thì mình vẫn không bao giờ là một người Đức hoàn toàn, nên em chọn khoa Việt Học để biết rõ nguồn gốc. “
Bây giờ có câu hỏi với Jens Kallweit: “Em học khoa Việt Học đã 6 năm, đã sang Việt Nam 15 tháng để học tiếng Việt ở Saigon, tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Jens Kallweit thích nhất là môn lịch sử, thời Vua Gia Long và Tự Đức.
Em rất thích phong tục Việt Nam, người Việt Nam rất hiếu khách, cách sống ở Việt Nam rất khác bên Đức, vui và thoải mái hơn. Khi học xong, Jens dự định sang sống và làm việc tại Việt Nam trong ngành du lịch.
Thật đáng ngạc nhiên khi biết, lúc ghi danh học năm thứ nhứt, từ ngữ tiếng Việt của Châu phúc Khánh không đủ để đặt câu hỏi, cô luôn phải phụ đề Đức ngữ vào từng câu nói, nhưng ở ngày Văn hóa Việt Nam tại Đại học Hamburg vừa qua, Khánh đảm nhận vai MC, sắp xếp chương trình, giới thiệu rất sinh động màn trình diễn Áo dài cổ truyền và hiện đại, chương trình văn nghệ, thu hút nhiều cảm tình của cả người Đức và người Việt.
Còn Cao quang Nghiệp thì điều động buổi thảo luận về Diện mạo văn học di dân Việt Nam khá thành công, dù đây là lần đầu anh nhận trách nhiệm này: “Hiện giờ em đang viết luận án tiến sĩ, tương lai em sẽ theo ngành nghiên cứu về Việt Nam hay giảng dạy tại Đại học, không nhất thiết ở Đại học Hamburg mà ở bất cứ nước nào đang cần giáo sư cho khoa Việt Học.
Theo em khoa Việt Học sẽ phát triển hơn khi kinh tế nước nhà phát triển mạnh và tốt hơn, có nhiều sinh viên theo học hơn. Hiện nay chỉ có mình em là tiếp tục theo đưổi Việt Học đến bậc tiến sĩ, đó là đam mê và cũng là nhu cầu tìm về nguồn gốc mình.
Ở khoa Việt Học có giảng dạy về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học, phong tục của Việt Nam. Trong các môn học thì em thích nhất môn văn học, ở lớp cao có học về tác giả và tác phẩm, cả ở trong nước và ngoài nuớc, hiện em đang nghiên cứu về đề tài Tự lực văn đoàn.”
Quý thính giả vừa nghe cuộc phỏng vấn của Minh Thùy với một số sinh viên đang theo học tại phân khoa Việt Học, trường đại học Hamburg. Kỳ tới, Minh Thuỳ sẽ gửi đến quý thính giả cuộc trao đổi với giáo sư Thomas Engelbert, người giảng dậy chính của khoa Việt Học. Mong quý thính giả đón nghe.
Minh Thùy tường thuật từ nước Đức.
Theo dòng câu chuyện:
- Phân khoa Việt Học tại Đại học Hamburg (phần 2)
Những bài liên quan
- Nghệ nhân cao tuổi và hoài bão phổ biến bí quyết nuôi tạo ngọc trai đen
- Cảm tưởng của cộng đồng giáo dân Việt về chuyến thăm Ba Lan của Ðức Giáo hoàng Benedict XVI
- Ngày văn hóa Việt Nam tại Đại học Hamburg
- Nữ tu người Mỹ gốc Việt được Tổng thống Bush trong công tác nhân đạo
- Người Việt tị nạn tại Cambodia sắp gặp nhiều khó khăn
- Tháng Di Sản Á Châu Thái Bình Dương
- Nữ phóng viên Việt Nam thắng giải báo chí Alfred Friendly của Hoa Kỳ
- Quá trình hội nhập của người Việt tại Canada sau biến cố 30-4-1975
- 31 năm sau, hồi ức của một trong những Việt đầu tiên đặt chân đến quận Cam
- Cô Việt Tống Liên Chi được tặng học bổng PhikappaPhi Graduate Fellowship 2006
- Ông Vũ Khánh Thành và Hội An Việt ở nước Anh
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 2)
- Tiểu thương Việt Nam sửa soạn lên đường đi Mỹ
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 1)
- Hội thảo về vai trò lãnh đạo của thanh niên Mỹ gốc Á tại Virginia
- Việt Kiều vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi mua nhà ở Việt Nam
- Nữ sinh viên Mỹ gốc Việt được học bổng Barry Goldwater của Quốc hội Hoa Kỳ
- Vụ kiện của ông Trần Văn Trường, một Việt kiều Mỹ về nước làm ăn
- Hành trình nhân đạo của Sáng hội Catalyst về tỉnh Đồng Tháp
- Ông Lý Tống tuyệt thực trong nhà tù ở Thái Lan
- Hoạt động của Hội hỗ trợ người tàn tật VNAH tại Việt Nam
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam lên tiếng ủng hộ người lao động tại Việt Nam
- Nỗ lực cuối cùng giúp những người Việt tại Philippines bị Hoa Kỳ từ chối
- Vũ Nguyễn Hà Anh đoạt giải nhất cuộc thi do Glamour Fair và A La Carte tổ chức
- Những khó khăn và thuận lợi của các NGO Mỹ gốc Việt khi về làm việc ở trong nước (phần 2)