Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ký ban hành Nghị định về trả lại nhà cho Việt kiểu

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Nhiều người Việt ở nước ngoài có thể được trả nhà hoặc đền bù nếu căn nhà của họ ở Việt Nam vì lý do nào đó do người khác hoặc nhà nứơc sử dụng mà các giao dịch này được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991. Nam Nguyên trình bày thông tin này:

SaigonBuilding200.jpg
AFP PHOTO.

Những ai được lấy lại nhà?

Không đơn giản quá phức tạp, không phải là dễ dàng nhưng ít ra từ nay đã có qui định giải quyết đối với quyền sở hữu nhà của Việt Kiều, liên quan đến những giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trứơc ngày 1/7/1991.

Nôm na là những người Việt Nam bỏ xứ đi vượt biên, đi bán chính thức hay đi chính thức và họ để lại nhà cửa của mình ở Việt Nam cho người khác hay chính quyền dưới các hình thức như cho mượn cho thuê, cho ở nhờ, mua bán đổi tặng cho cũng như thừa kế nhà ở, với điều kiện là việc này xảy ra trước ngày 1/7/1991 mà người chủ cũ tức Việt kiều còn giữ được giấy tờ chứng minh.

Thật ra nội dung nghị quyết rất phức tạp và việc thi hành cũng sẽ gặp nhiều trở ngại trên thực tế, do thời gian đã qua hơn 15 năm. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp có liên quan tới vấn đề thừa kế có yếu tố Việt Kiều thì từ nay sẽ có cơ sở để giải quyết.

Khi chúng tôi hỏi một người thuộc giới thạo tin ở TP.HCM thì ông này ngay lập tức nhắc nhở rằng, đừng có hiểu lầm là trả lại nhà cho Việt kiều thuộc thành phần trứơc đây bị đánh tư sản đuổi đi kinh tế mới, tức là trong những đợt cải tạo công thương nghiệp tư sản tư doanh hồi trước:

“Không có chuyện trả lại nhà cải tạo tư sản, có chăng là trả lại nhà cho những ai bị đánh tư sản sai đối tượng”.

Điều này cũng được luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội xác định với chúng tôi:

“Những năm 77, 78 Việt Nam có chính sách cải tạo nhà đất, một số đối tượng bị Nhà nứơc trưng thu nhà cửa. Những người này thì không được đòi lại nhà, nhưng những người không phải thành phần đó thì được, vì lúc đó họ chỉ cho mượn nhà thôi.”

Những qui định của Nghị quyết 1037

Nghị quyết 1037 của uỷ ban thường vụ quốc hội được thông qua hồi cuối tháng 7, được Chủ tịch nứơc Nguyễn Minh Triết công bố ngày 9/8 và sẽ có hiệu lực từ 1/9/2006. Nghị quyết này gồm 11 chương 41 điều, qui định cách giải quyết cho hàng chục ngàn trường hợp từng bị ách tắc hàng chục năm, do có liên quan tới yếu tố có sự tham gia của Việt Kiều.

Luật sư Trần Vũ Hải văn phòng ở Hà Nội dưới góc nhìn luật học nói về sự ra đời mà ông cho là muộn màng của Nghị Quyết 1037:

“Việt Nam trứơc tháng 7/1991 có nhiều loại giao dịch dân sự khác nhau, năm 1996 luật dân sự ra đời có những nghị quyết qui định giải quyết các giao dịch dân sự giữa những người trong nứơc với nhau. Còn mọi giao dịch có yếu tố Việt kiều thì nghị quyết ghi câu thòng là sẽ có nghị quyết khác qui định. Thế nhưng chín, muời năm trời vẫn chưa ra được nghị quyết đó. Ách tắc rất nhiều đối với ngừơi VN định cư ở nứơc ngoài vì không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Bây giờ mới có nghị quyết là chậm quá… nợ từ 1996, theo tôi đây là việc cần phải làm.”

Theo nội dung nghị quyết 1037 thì người Việt nam định cư ở nước ngoài được xác lập quyền sở hữu nhà ở có thể cần có 7 loại giấy tờ hệ trọng như, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, sơ đồ nhà ở đất ở, trích lục bản sao bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở nếu có.

Bản sao gấy tờ chứng minh là người Việt nam định cư ở nứơc ngoài. Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nứơc ngoài, hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nứơc ngoài hợp lệ.

Hy vọng nào cho Việt kiểu?

Các điều kiện vừa kể không thể thiếu nhưng chưa hệ trọng cho bằng các loại giấy tờ tuỳ theo trường hợp, như hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng tặng cho cho nhà ở, văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế nhà ở hoặc di chúc theo qui định của pháp luật, hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở đối với trường hợp uỷ quyền giữa cá nhân với cá nhân, văn bản trả lại nhà ở đối với trường hợp cơ quan tổ chức trả lại nhà ở.

Theo Bạn, người Việt ở nước ngoài có thể lấy lại nhà theo Nghị định 1037? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Luật sư Trần Vũ Hải khẳng định tờ hợp đồng liên quan là điều kiện quan trọng nhất mà Việt Kiều muốn đòi nhà cần phải có: "Theo tôi có nhiều người có…nếu họ không có thì đó là lỗi của họ."

Một trong các điểm đáng chú ý của nghị quyết 1037 là qui định giải quyết giao dịch dân sự về nhà ở giữa cá nhân là người Việt Nam định cư ở nứơc ngoài với cơ quan tổ chức trong nứơc. Theo đó Việt kiều được trả lại nhà, hoặc thoả thuận cho thuê tiếp hoặc sẽ được đền bù, ngay cả trong trường hợp các cơ quan tổ chức không còn tồn tại mà nhà ở trên thực tế do đệ tam nhân đang sử dụng.

Dù sao thì những Việt kiều nào ở trong trường hợp có giao dịnh dân sự về nhà ở trứơc 1/7/1991 tưởng là câu chuyện dĩ vãng, thì nay cũng thấy le lói ánh sáng cuối đường hầm. Dẫu sao tranh chấp nhà đất đối với người trong nứơc với nhau còn hết sức phức tạp, nói gì khi có yếu tố nứơc ngoài.