Minh Thùy, phóng viên đài RFA
Số sinh viên Việt Nam hiện du học ở Đức đã tăng một cách đáng kể trong mấy năm trở lại đây. Họ là một thành phần tương đối tách biệt trong cộng đồng ngừơi Việt tại Đức, với lối sống riêng, sinh hoạt riêng và những suy nghĩ, dự tính riêng.
Phái viên tại Đức của ban Việt ngữ, cô Minh Thùy đã trao đổi và tìm hiểu về cộng đồng những người trẻ tuổi này trong một loạt ba bài. Trong bài thứ nhất, Minh Thùy đưa ra những nét tổng quát.
Ngày càng nhiều sinh viên đi du học
Khi được hỏi: “Tại sao chọn nước Đức du học?’’ thì có đến 80% sinh viên đều trả lời: “Vì có thân nhân đang sống ở đây hay vì cha mẹ, anh chị đã từng là nghiên cứu sinh, hoặc đi học nghề, làm việc ở bên Đông Đức trước kia.’’ Con số 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tại nước Đức ngày càng tăng.
Bạn Phạm Trí Ngọc, đang theo học ngành cơ khí tại Đại học Damrstadt cho biết: “Năm 1993 khi mới đến học tại tiểu bang Hessen, thì số sinh viên Việt Nam học tại đây chưa tới 10 người, đến nay thì con số này lên tới gần 200 người.’’
Những văn phòng dịch vụ đưa học sinh sang Đức du học thi nhau nở rộ ở Hà Nội và Sài Gòn. Hai viện Goethe ở hai thành phố lớn không đủ lớp và giáo viên giảng dạy tiếng Đức, nhiều lớp tư nhân nhạy bén thời sự đang mở ra dành học viên.
Điều kiện đầu tiên là học sinh phải qua được kỳ thi Đức ngữ - tuy nhiên khi sang đây sinh viên vẫn phải theo học một năm Đức ngữ trước khi vào Đại học, thứ hai là thân nhân học sinh phải có số tiền 12.000 Euro trong tài khoản để bảo đảm cuộc sống và học phí cho con em mình.
Những lý do khác đã lôi cuốn nhiều học sinh Việt Nam sang đây, theo bạn Phạm Trí Ngọc là: (xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)
Thử thách hội nhập
Có thể nói học phí ở các Đại học bên Đức rất thấp, gần như là lệ phí tượng trưng, trước đây chỉ là 160 Euro cho một semester 3 tháng, nay tăng lên 250 Euro, sắp tới sẽ tăng cao hơn. Nhưng sinh viên được miễn phí tiền tàu xe đi lại, được phép đi làm trong mùa hè để kiếm thêm thu nhập.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Tuy nhiên rất nhiều sinh viên đều cảm thấy “Schock’’ trong thời gian đầu làm quen với nước Đức, vấn đề hội nhập là một thử thách gian nan dù có thân nhân ở đây, có một số bạn trẻ không chịu đựng nổi đã bỏ về nước chỉ sau 1 năm đầu, vì va chạm quá nhiều sự khác biệt, gặp nhiều khó khăn trong việc học và cuộc sống.
Thảo Vy, cô sinh viên khoa Hóa ở Đại học Frankfurt nói về kinh nghiệm của mình: (xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)
Quý thính giả vừa nghe bài thứ nhất trong loạt bài nói về sinh viên Việt Nam du học tại Đức do Minh Thuỳ thực hiện. Kỳ tới, mời quý thính giả đón nghe phần thứ hai, mô tả cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Đức.