Giới trẻ Việt Nam kỳ vọng gì ở chuyến viếng thăm của Tổng thống Bush
2006.11.15
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cuối tuần này, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ có mặt tại Hà Nội để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, tức “Diễn đàn kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương”. Theo lịch trình, Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush sẽ lưu lại thủ đô Việt Nam trong hai ngày 17 và 18, sau đó vào Nam thăm Sài Gòn vào ngày 19 tháng 11.

Giới trẻ trong nước chào đón sự kiện này như thế nào? Họ mong đợi gì khi Tổng thống Bush lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam nhân dịp thượng đỉnh APEC năm nay?
Đó cũng là nội dung chính của cuộc thảo luận giữa 3 thanh niên từ hai miền Nam-Bắc tham gia chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” kỳ này:
Hùng: Mình tên là Hùng hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn.
Phương: Mình là Phương hiện đang sống tại Hà Nội.
Hải: Tôi tên là Hải, đang làm việc ở Hà Nội.
Trà Mi: Cảm ơn các anh đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay với chủ đề “Thanh niên Việt Nam mong đợi những gì nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội dự thượng đỉnh APEC năm nay?” Trứơc tiên, xin được hỏi thăm cảm nhận đầu tiên của các anh, những người trẻ trong nứơc, trứơc sự kiện này như thế nào?
Phương: Sự kiện tổng thống Bush sang thăm Việt Nam nhân APEC 14 có nhiều ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Nó thể hiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ ngày càng sâu rộng, cùng nhau thúc đẩy phát triển kinh tế và các lĩnh vực quan tâm như tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và nhiều vấn đề khác nữa.
Sự kiện tổng thống Bush sang thăm Việt Nam nhân APEC 14 có nhiều ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Nó thể hiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ ngày càng sâu rộng, cùng nhau thúc đẩy phát triển kinh tế và các lĩnh vực quan tâm như tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và nhiều vấn đề khác nữa.
Trà Mi: Xin được ghi nhận quan điểm của anh Hùng trước sự kiện này như thế nào?
Hùng: Trứơc sự kiện APEC và chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ mình có rất nhiều điều mong đợi về kinh tế và tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Trà Mi: Xin mời anh Hải.
Hải: Tôi nhận thấy rằng khi tổng thống Bush và phái đoàn Mỹ đến Việt Nam đã khẳng định đây là một bứơc tiến trong mối quan hệ song phương.
Trà Mi: Là những ngừơi trẻ trong nứơc, các anh mong đợi những điều gì, kỳ vọng gì nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Hoa kỳ?
Hùng: Là một thanh niên trẻ trong nước, tôi mong chuyến thăm của ông Bush nói riêng và hội nghị APEC nói chung thành công, từ đó, có thể thúc đẩy kinh tế Việt Nam, và mong là những áp lực từ quốc tế mang đến Việt Nam nhân dịp này sẽ giúp chính quyền Việt Nam nhận thấy rõ cần thiết phải có sự tự do cho ngừơi dân khi Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Tôi cũng mong rằng sau sự kiện này, tư duy của những nhà lãnh đạo Việt Nam phải thay đổi.
Trà Mi: Sự tự do mà anh mong muốn đó thuộc về khía cạnh nào?
Hùng: Đó là những sự tự do rất căn bản của con người như tự do bày tỏ chính kiến, tự do báo chí, tự do tôn giáo cho người dân Việt Nam.
Trà Mi: Xin mời anh Phương và anh Hải chia sẻ thêm.
Phương: Ngày 7/11 vừa qua Việt Nam đựơc chính thức gia nhập WTO. Việc tổng thống Bush sang Việt Nam lần này, theo tôi, như 1 thông điệp gửi dành cho các doanh nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, giúp họ tin tưởng, mạnh dạn hơn khi đầu tư vào Việt Nam, một đất nứơc xa vời đối với họ, một nền kinh tế mới mở cửa.
Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, con người phát triển thì có những quyền lợi căn bản của con ngừơi cần phải đòi hỏi hơn. Tôi hy vọng ông Bush sẽ tác động với nhà cầm quyền Việt Nam về những vấn đề như tự do tôn giáo.
Mong rằng dịp này ông sẽ tận mắt chứng kiến tình hình tôn giáo tại Việt Nam như thế nào, qua đó, yêu cầu Việt Nam đẩy mạnh thực thi quyền tự do tôn giáo mạnh mẽ hơn, đầy dủ hơn cho người dân, giống như những gì mà chính Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế thông qua các điều ước quốc tế đã ký kết, để từ đó nhân quyền và các quyền tự do căn bản của ngừơi Việt Nam đựơc đảm bảo hơn.
Trà Mi: Anh mong muốn tổng thống Mỹ nhân dịp này có cơ hội tận mắt chứng kiến tình hình nhân quyền và tôn giáo đang diễn ra trong nước, nhưng có cơ sở nào để chúng ta tin tưởng rằng điều đó có khả năng xảy ra hay không?
Phương: Tôi có 1 dẫn chứng thế này. Cách đây khoảng 1 tháng, phái đoàn tiền trạm của ông Bush đã đến thăm một nhà thờ Tin lành duy nhất của thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại số 2 Ngõ Trạm.
Thế nhưng trụ sở của một tôn giáo rất lớn ở Việt Nam như thế mà kết luận của họ cho rằng không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh và an ninh cho tổng thống Bush đến. Vì thế họ đã chuyển địa điểm buổi cầu nguyện của ông ta sang 1 nhà thờ Công Giáo.
Điều này nói lên cái gì? Nếu như Hội thánh được tự do phát triển thì người ta đã có thể xây dựng một nhà thờ Tin lành khang trang hơn, chỉnh trang hơn. Chỉ cần nhìn hình thức bề ngoài như vậy đủ nói lên tình hình tôn giáo ở Việt Nam như thế nào rồi.
Trà Mi: Nói tới Tin lành thì ở đây có anh Hải cũng là một tín đồ theo đạo này. Ý kiến của anh Hải như thế nào?
Tôi mong chuyến thăm của ông Bush nói riêng và hội nghị APEC nói chung thành công, từ đó, có thể thúc đẩy kinh tế Việt Nam, và mong là những áp lực từ quốc tế mang đến Việt Nam nhân dịp này sẽ giúp chính quyền Việt Nam nhận thấy rõ cần thiết phải có sự tự do cho ngừơi dân khi Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Hải: Chúng ta mong ước có được một xã hội công bằng về các tôn giáo, có tự do tín ngưỡng. Thế nhưng thực trạng thực tại, tôi cũng thấy đáng buồn cho 1 đất nứơc đã có những cam kết với quốc tế về tự do tôn giáo như Việt Nam.
Trà Mi: Anh là ngừơi theo đạo Tin Lành, anh có thể cho biết thêm tình hình sinh hoạt đạo như thế nào? Có đựơc sinh hoạt đạo một cách công khai, bình thường như những đạo phái khác hay không?
Hải: Tôi thấy những người theo đạo Tin lành bị kỳ thị. Ví dụ như khi ở nhà hay đến các hội nhóm anh em tụ họp lại chia sẻ lời kinh thánh thì mỗi ngừơi cho dù không ai nói ai nhưng trong lòng đều nghĩ rằng công an có thể soi mói đến, có thể gây cản trở nhóm họp bất cứ lúc nào.
Mình cũng biết một số anh em nhóm tư gia, tức không đăng ký trực tiếp với chính quyền, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ tin nhận Chúa và học hỏi kinh thánh với nhau, nhóm thờ phượng với nhau thì công an cũng không cho phép, tổ chức những hành động phá hoại những giờ nhóm thờ phượng đó.
Trà Mi: Nếu như không có tự do cho đạo Tin lành thì vì sao lại có nhà thờ Tin lành ở Việt Nam ? Sự hiện diện của các nhà thờ đó để làm gì và chức năng hoạt động của chúng ra sao nếu như những ngừơi theo đạo Tin lành như anh bảo là không có nơi thờ phượng, không đựơc tự do sinh hoạt?
Phương: Thật ra thì tín đồ Tin lành ở Việt Nam không phải ít mà địa điểm không phải là nhiều ví như Hà Nội to, rộng như thế mà chỉ có một nhà thờ Tin lành ở số 2 Ngõ Trạm thôi thì làm sao tất cả giáo dân có thể đến đó thờ phượng được?
Cho nên có những nơi họ tập hợp lại 5, 7 đến vài chục ngừơi để thờ phượng thì họ gặp rất nhiều khó khăn từ phía chính quyền. Có khi họ đang nhóm họp thì công an ập vào giải tán, tịch thu kinh thánh và làm những điều bậy bạ trong lúc thiêng liêng thờ phựơng của ngừơi ta.
Trà Mi: Có nghĩa là các nhà thờ Tin lành dẫu có nhưng chỉ là hình thức thôi, không tạo điều kiện cho các sinh hoạt của những ngừơi Tin lành được tự do, thoải mái?
Phương: Đúng, bởi vì nó có đó là vì từ ngày xưa rồi, từ trứơc chính quyền cộng sản ra đời cho nên nó chỉ lưu lại thế thôi chứ không có sự phát triển. Trong khi đó càng ngày tín đồ càng đông ra mà cơ sở thờ tự không có.
Hải: Chính xác như vậy.
Trà Mi: Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới thì anh có nguyện vọng gì trứơc sự kiện APEC đón nhận nguyên thủ các quốc gia hàng đầu nói chung và chuyến công du của tổng thống Mỹ nói riêng hay không?
Hải: Về mặt kinh tế thì rõ ràng đất nứơc sẽ phải thay đổi, thế nhưng mình mong đợi hơn thế nữa là Việt Nam đựơc tự do tôn giáo trước tiên.
Trà Mi: Nãy gìơ các anh đưa ra những nguyện vọng mong muốn Việt Nam thay đổi hơn, thông thoáng, tự do hơn trong mọi mặt, nhất là về tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền…Nếu như những nguyện vọng của các anh đến tận tai tổng thống Bush, các anh có hy vọng nó sẽ phần nào tạo được ảnh hưởng và sự chuyển biến thay đổi cho Việt Nam?
Hùng: Mình nghĩ nó cũng sẽ chưa có đựơc sự chuyển biến tức thời, nhưng hy vọng về lâu về dài thì nó sẽ trở thành sức ép càng ngày càng lớn đối với chính quyền. Khi đó thì chính quyền buộc phải thay đổi cách nhìn nhận của họ về sự tự do của ngừơi dân.
Phương: Nếu ông Bush có mong muốn gặp thanh niên Việt Nam thì ông cũng chỉ đựơc gặp những đại biểu thanh niên ưu tú của Đoàn thanh niên cộng sản theo sự sắp xếp của nhà nứơc Việt Nam mà thôi. Đó chỉ là tiếng nói của các thanh niên gia nhập Đoàn thôi chứ không phải là tiếng nói của thanh niên cả nứơc Việt Nam.
Ở Việt Nam bây giờ họ cứ nhầm lẫn là Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam là đại diện cho tất cả thanh niên toàn quốc. Điều đó hoàn toàn sai, vì rất nhiều người trẻ không phải là thành viên của Đoàn. Họ chỉ nói theo những gì họ đựơc đào luyện từ ngày xưa đến giờ rồi. Và như thế thì cũng không thể hiện tiếng nói đầy đủ của ngừơi trẻ Việt Nam, cũng không có gì khả quan cả.
Trong website www.apec2006.vn có một diễn đàn. Nếu mỗi người chúng ta viết ý nguyện của mình lên đó và được họ tổng kết lại, xử lý từng bước cho những nhu cầu thực tế của ngừơi dân thì các vấn đề mà chúng ta vừa nêu ra sẽ đựơc từng bứơc giải quyết.
Trà Mi: Trước mắt chưa có đựơc cơ hội cho những người trẻ như các anh đựơc dịp tiếp xúc và đề đạt những kỳ vọng của mình đối với tổng thống Bush, nhưng các anh có nghĩ đến một cách nào khác hầu truyền tải những mong mỏi của mình vượt xa những giới hạn hiện nay hay không?
Hùng: Mình vẫn luôn làm theo những gì mình cho là đúng và cần thiết cho xã hội . Đó là nói về những vấn đề mà bạn bè tôi chưa hiểu rõ như tự do nhân quyền…Dù chỉ là những câu chuyện cà phê nhưng tôi nghĩ về lâu về dài sẽ tác động vào nhận thức của họ, lan truyền dần và giúp thay đổi cách nghĩ của người trẻ Việt Nam.
Trà Mi: Thế nhưng với mong muốn tiếng nói của mình được quốc tế nghe thấy, các anh có nghĩ đến những phương pháp nào hữu hiệu hơn chăng để tiếng nói của mình vượt xa ra ngoài những giới hạn hiện tại ở Việt Nam?
Hải: Trong website www.apec2006.vn có một diễn đàn. Nếu mỗi ngừơi chúng ta viết ý nguyện của mình lên đó và được họ tổng kết lại, xử lý từng bước cho những nhu cầu thực tế của ngừơi dân thì các vấn đề mà chúng ta vừa nêu ra sẽ đựơc từng bứơc giải quyết.
Chúng ta phần lớn bây giờ vẫn chưa dám mạnh dạn nêu lên ý kiến, nhưng đáng mừng là gần đây đã có nhiều bạn trẻ sống một cách tích cực, muốn thay đổi đất nứơc và cũng có những đóng góp rất tốt.
Phương: Trong phong trào 8406 hay Liên minh dân chủ gần đây cũng có rất nhiều ngừơi trẻ tuổi. Dù sao đi nữa, những bức thư ngỏ của các tổ chức dân chủ này cũng đã thể hiện ý nguyện của ngừơi trẻ đến với chính quyền và quốc tế. Đó là hình thức duy nhất hiện tại bây giờ mà ngừơi trẻ Việt Nam có thể gửi tiếng nói của mình đến với cộng đồng thế giới .
Trà Mi: Nhưng so với dân số của Việt Nam thì những nhóm dân chủ như anh vừa đề cập cũng chưa đựơc nhiều. Làm thế nào để các anh có thể chứng minh rằng những tiếng nói đó là đại diện cho đại đa số dân chúng, là những nguyện vọng thiết tha của ngừơi dân Việt Nam, giới trẻ Việt Nam?
Phương: Giới trẻ chúng tôi hiện giờ khó khăn là không thể thành lập những hội, nhóm riêng ngoài Đoàn thanh niên cộng sản. Mà để thực hiện đựơc ý tưởng đó thì cần phải thành lập một tập hợp, một tổ chức để quy tụ nhiều ngừơi..nhưng ở đây chúng tôi không có đựơc cơ hội như vậy cho nên rất khó.
Trà Mi: Sở dĩ không có được là do?
Phương: Hiện tại luật về hội, đoàn của Việt Nam vẫn chưa được thông qua. Luật pháp chưa tạo điều kiện.
Trà Mi: Nghĩa là nếu như luật cho phép thì chúng ta sẽ thấy những sự thay đổi rất lớn?
Phương: Theo nhận xét của tôi thì sẽ có những sự thay đổi rất lớn.
Mời các Bạn tham gia thảo luận trong mục "Diễn Đàn Bạn Trẻ". Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org ; hoặc qua hộp thư thoại (202) 530 7775. Chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.
Hùng: Mình nghĩ vì truyền thông của Việt Nam 1 chiều, chưa có đựơc tự do. Rõ ràng sự sợ hãi đã bao trùm trên nứơc Việt Nam quá lâu rồi.
Người trẻ cũng đã bị bưng bít thông tin, bị tuyên truyền một chiều nhiều quá rồi. Nếu người ta đựơc biết nhiều hơn về sự thật thì nỗi sợ đó sẽ bớt đi. Một khi nỗi sợ bớt đi thì mình nghĩ chuyện gì cũng có thể xảy ra cả, và mình muốn nhân rộng điều đó ra giống như một vết dầu lan.
Trà Mi: Xin rất cảm ơn thời gian các anh đã dành cho chương trình hôm nay.
Quý vị muốn tham gia thảo luận các đề tài trong chuyên mục "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc để mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.
Từ Việt Nam và các nước khác gọi đến Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
“Diễn đàn bạn trẻ” xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn tái ngộ trên làn sóng này trong một chủ đề mới, sáng thứ tư tuần sau.
Trà Mi kính chào.
Các tin, bài liên quan
- Các nước Châu Á-Thái Bình Duơng hợp tác chống khủng bố
- Phản ứng của các tín đồ tôn giáo trước tin Việt Nam được rút ra khỏi danh sách CPC
- Ý nghĩa của việc Hạ viện Mỹ không thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam
- Tổng thống Bush lên đường viếng thăm Việt Nam
- Cảm nghĩ của một số cư dân về không khí ở trong nước trước sự kiện APEC 2006
- Công an mở chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ trong dịp APEC
- Tổ chức Nhân Quyền quan ngại về cuộc sống của trẻ em bụi đời trước ngày khai mạc APEC ở Hà Nội
- Việt Nam bị chỉ trích bạo hành trẻ bụi đời trước Hội nghị APEC
- Tuần lễ cấp cao APEC chính thức khai mạc tại Hà Nội