Câu chuyện của 53 thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Australia


2005.03.29

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Cuối tháng 7 năm 2003, một chiếc thuyền Việt Nam đã cặp vào đất liền của Úc, nhưng ngay sau đó, bị tàu hải quân kéo ngược lại ra hòn đảo Christmas xa xôi của Úc, nơi chỉ có khoảng 2000 cư dân địa phương đang sinh sống.

Chiếc thuyền này đã đi từ Hòn Khoai, mũi Cà Mau và rất nhiều ngày lênh đênh trên biển cả với bao nguy hiểm, ngay khi cập bến bờ Úc, họ liền làm đơn xin qui chế tị nạn chính trị. Thế nhưng, chính quyền Úc đã đưa họ thẳng đến trại tù Di trú cách đất liền 2800 cây số.

Còn ông Nguyễn Văn Hòa, một Việt Kiều Úc, người đã tổ chức chuyến vượt biển cho những người này đã bị tù 5 năm với tội danh buôn người. Tại sao vào thời điểm này mà vẫn có người vượt biển bất chấp bao hiểm nguy đang rình rập họ trên biển cả, bỏ tất cả sự nghiệp, quê hương của mình ra đi trên con thuyền nhỏ bé, mặc cho dông tố bão táp vùi dập, để rồi sau đó lại bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền Australia.

Nguyên nhân nào đã khiến cho họ liều mạng như thế và hơn 2 năm đã trôi qua, số phận của họ bây giờ ra sao?

Phương Anh đã liên lạc với ông Đoàn Việt Trung, hiện là Tổng thư ký Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc Châu để hỏi thăm và được ông kể lại:

Họ đến đây vào tháng 7 năm 2003 trên một chiếc thuyền tên là Hào Kiệt, trong đó gồm có 54 người, một là người có quốc tịch Úc. 53 người này sau đó đã xin tị nạn, còn một đã có quốc tịch Úc rồi nên không xin tị nạn.

"Họ đến đây vào tháng 7 năm 2003 trên một chiếc thuyền tên là Hào Kiệt, trong đó gồm có 54 người, một là người có quốc tịch Úc. 53 người này sau đó đã xin tị nạn, còn một đã có quốc tịch Úc rồi nên không xin tị nạn.

Con số 53 người này sau đó đã trở thành 54 người vì có một em bé đã sinh ra tại trại giam ở Úc. Họ bị giam ở đảo này cách đất liền chừng 2800 cây số, gần Nam Dương hơn là gần Úc. Trong số 54 người này thì đã có 11 người được qui chế tị nạn và còn lại 2 phần 3 thì đã được thắng ở tòa án liên bang và sắp sửa được ra hội đồng cứu xét tị nạn để được tái cứu xét thanh lọc. Số 1 phần 3 còn lại tức là khoảng chừng 7, 8 trường hợp thì đang chờ kết quả của tòa án liên bang. "

Hỏi: Thưa ông, được biết trong số những người vượt biển này có một bà cụ già đã 74 tuổi thì số phận của bà cụ ra sao?

Đáp: Tôi đã gặp bà cụ vào tháng 9 năm 2003 khi tôi ra đảo thăm. Người rất là dễ mến, khi nói chuyện với tôi thì nước mắt cứ chảy ròng ròng và nói với tôi rằng già rồi mà còn bị giam giữ như vầy.

Bà cụ là người lớn tuổi nhất trong nhóm của họ. Bà cụ này mắt rất là yếu và cách đây khoảng hai ba tuần có được đưa vào từ đảo Chirstmas vào thành phố Perth ở bên Tây Úc để được chữa về mắt. Trong thời gian ở đây để chữa bệnh thì bà cụ cũng bị giam tại trại giam của sở di trú gần phi trường Perth.

Tại trại giam này có mười mấy người toàn là đàn ông thanh niên cả, trong số đó có một số người Việt, và những người này đã thông báo cho chúng tôi biết là có một bà cụ già bị giam như thế. Cộng đồng ở Úc rất là phẫn nộ, rất là giận dữ vì chính quyền Úc đã dùng luật cẩu thả như vậy, trong đó có một bà người Úc tên là Kaye, đã tranh đấu để chống lại và qua sự tranh đấu bằng một cuộc biểu tình mời các Đài Truyền Hình đến, và các tin tức này đã lên báo chí.

Qua áp lực của công luận đó Bộ Di Trú Hoa Kỳ đã đồng ý không giam giữ bà cụ ở đó nữa và cho bà ra ở trọ trong một ngôi chùa của người Việt. Đây là chỉ để cho bà cụ chữa bệnh thôi, trên nguyên tắc thì bà cụ vẫn phải trở về trại giam cũ. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt tự do tại Úc sẽ tranh đấu để bà không bị trả về trại giam nữa.

Qua áp lực của công luận đó Bộ Di Trú Hoa Kỳ đã đồng ý không giam giữ bà cụ ở đó nữa và cho bà ra ở trọ trong một ngôi chùa của người Việt. Đây là chỉ để cho bà cụ chữa bệnh thôi, trên nguyên tắc thì bà cụ vẫn phải trở về trại giam cũ. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt tự do tại Úc sẽ tranh đấu để bà không bị trả về trại giam nữa.

Hỏi: Thưa ông, vì sao những người này lại vượt biển đến Úc ạ?

Đáp: Thưa vào cái đêm 30 tháng 4 năm 2003 rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 2003 họ chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm có khoảng chừng 4 đến 8 người. Mỗi nhóm đến một nghĩa trang ở một số tỉnh của miền Nam và họ rải truyền đơn.

Nội dung của truyền đơn đó là nhà cầm quyền CSVN đã quá độc tài, đã áp bức, đã bắt giữ nhiều tù nhân lương tâm, bây giờ phải trả tự do cho những người đó, phải trả lại hệ thống dân chủ cho Việt Nam. Sau đó khoảng chừng hai tuần thì họ được biết là nhà nước đã biết họ là ai và bắt đầu lùng kiếm thì họ cùng nhau đi xuống thuyền và rời khỏi Việt Nam.

Chừng khoảng 10 ngày sau thì họ ghé vào Nam Dương vì sóng lớn quá và họ đổ thêm dầu xăng rồi từ đó họ đi tiếp đến Úc. Từ lúc họ đi cho đến Úc thì họ ở trên biển khoảng 17, 18 ngày. Và khi mà họ tới Úc thì một trong những câu điều tra mà cảnh sát liên bang điều tra là làm cách nào mà thuyền của họ có thể vượt qua được biên phòng của bờ biển Việt Nam và họ đã cho biết bờ biển của VN có những lỗ hổng mà tàu tuần duyên của VN không thể nào kiểm soát hết được.

Tôi tin là khi họ trình bày tất cả những điểm bí mật mà CSVN rất muốn giữ thì cái đó lại thêm một lý do để chứng tỏ khi họ về VN họ sẽ bị CSVN đàn áp họ ngay.

Hỏi: Thưa ông, vậy kết quả cứu xét cho những người này có được khả quan không?

Đáp: Nói về cứu xét cho những người này có khả quan hay không thì phải nói về chính quyền Úc về vấn đề đối phó với người tị nạn, thì nói chung một điều tôi rất buồn, phải nói là bên Úc khi nói đến những người đến đây bằng thuyền họ đối xử rất là dã man, rất là tệ hại.

Cách đối xử của họ chẳng có giống một nước văn minh chút xíu nào cả. Trong số bốn mươi mấy người còn lại thì con số hồ sơ của họ khoảng chừng 21 hồ sơ. Trong số 21 hồ sơ thì 14 hồ sơ đã được thắng ở tòa án liên bang. Thắng đây có nghĩa là tòa án liên bang cho là Hội Đồng Cứu Xét đã dùng luật không có đúng.

Quí vị đã làm sai luật, bây giờ quí vị phải hỏi họ lại một lần nữa. Còn chừng khoảng 7 hồ sơ nữa thì vẫn đang chờ kết quả của tòa án liên bang, không biết là họ có được tái cứu xét thanh lọc lại hay không. Với những người ra thanh lọc lần thứ nhì, chúng tôi tin tưởng họ sẽ được.

Hỏi: Thế còn tình trạng của người tổ chức và người lái chiếc thuyền này?

Hiện nay vẫn có hai người bị giam, một trong hai người đó là ông Nguyễn Văn Hòa, một công dân Úc, trở về VN, người mà đã đưa ra cái sáng kiến rải truyền đơn này.

Đáp: Hiện nay vẫn có hai người bị giam, một trong hai người đó là ông Nguyễn Văn Hòa, một công dân Úc, trở về VN, người mà đã đưa ra cái sáng kiến rải truyền đơn này. Ông cũng kéo vào gia đình bên vợ của ông, bên gia đình của ông. Trên chiếc thuyền này tất cả là những người thuộc về bên gia đình ông Hòa hoặc là bên gia đình vợ ông Hòa.

Còn ông Tôn là người chủ của chiếc tàu đó và chính quyền Úc họ đã bỏ tù hai người này 5 năm với tội danh họ là những người buôn người. Thực sự khi chính quyền Úc đưa vào quốc hội cái luật buôn người thì họ định nghĩa buôn người là chở người vô không xin phép và phải làm việc đó với mục đích có lợi.

Tuy nhiên, họ lại định nghĩa chữ lợi với một cách với một cách rất là ẩu và vì thế hai người này vẫn bị bỏ tù và chúng tôi rất là giận, rất là phẫn nộ vì dùng luật một cách ẩu như vậy và vì thế chúng tôi cùng với bà Kaye ở Tây Úc tranh đấu cho họ rất mạnh mẽ và bây giờ chính quyền sẽ công nhận với luật sư của chúng tôi họ sẽ trả tự do cho hai người này.

Ông Tôn là người ở trong nước và ông đã hỗ trợ cho việc rải truyền đơn này, còn ông Hòa thì khi ở Úc cũng như một số người Việt ở Úc cũng đã làm một số việc tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước.

Hỏi: Với tư cách là tổng thư ký của CĐNVTD liên bang Úc Châu, ý kiến của anh về vụ thuyền Hào Kiệt như thế nào?

Đáp: Tôi nghĩ là cứ có một chiếc thuyền Hào Kiệt đến được nước Úc thì tôi tin là đã có một chiếc thuyền khác chết trên biển cả.

Những ai mà đến được nước Úc mà nếu bị đối xử một cách dã man và vô lý thì cộng đồng người Việt ở Úc sẽ sẳn sàng giúp cho họ nhưng mà không phải vì thế mà chúng tôi khuyến khích quí vị hãy xuống thuyền mà đi, bởi vì quí vị cũng biết là một nước Úc xa xôi như thế này thì 10 người đi thì đều có 4, 5 người chết, nên chúng tôi xin gửi đến thông điệp là quí vị hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi xuống thuyền đến Úc xin tị nạn chính trị.

Quí vị vừa nghe xong câu chuyện của chiếc thuyền Hào Kiệt và số phận của 53 thuyền nhân. Liệu tất cả những người này có được công nhân quyền tị nạn hết hay không vẫn là một dấu hỏi. Bên cạnh đó, với những người được cấp qui chế tị nạn thì được cấp visa 3 năm.

Sau đó, chính quyền Úc tin rằng nếu Việt Nam không còn là nơi nguy hiểm cho họ, thì họ có thể sẽ bị trả về Việt Nam. Chắc quí vị và các bạn cũng như Phương Anh, hy vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ không còn thấy những con người liều chết trên biển cả để đi tìm tự do như chiếc thuyền Hào Kiệt này.

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn vào kỳ sau cũng trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.