Chuyến đi của Thủ tướng Khải qua cái nhìn của một nhà báo trong nước
2005.06.22
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Người dân trong nước cảm nhận những gì, sau khi thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush. Họ có được trông thấy cảnh biểu tình của người việt hải ngoại hay không.
Từ Bangkok Nam Nguyên trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo trải qua hai chế độ, và hiện làm việc trong ngành xuất bản ở TP.HCM. Mời quí vị theo dõi:
Cuộc gặp gỡ tốt đẹp
Nam Nguyên: Hẳn là ông đã theo dõi bài phát biểu của Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Khải tại Nhà Trắng. Vậy thì ông đánh giá thế nào về các kết quả đạt được theo tinh thần bản thông cáo chung?
Nguyễn Quốc Thái: Trên tuyên bố chung thì tôi thấy cả hai Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Việt Nam đều đánh giá cao và tốt đẹp về cuộc gặp gỡ này.
Những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, đặt ra và cùng bày tỏ thì đã có những cam kết chung bằng giấy trắng mực đen. Tôi nghĩ rằng đây là những cam kết rất cần thiết cho sự phát triển sự thông cảm xích lại gần nhau giữa hai quốc gia.
Cam kết sòng phẳng và minh bạch
Nam Nguyên: Thế thì ông quan tâm nhiều nhất tới điều gì trong bản thông cáo chung… Sự kiện Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam vào WTO, tăng cường đầu tư, hay là hợp tác an ninh hai nước hỗ trợ nhau bảo vệ an ninh khu vực?
Đây là sự cam kết mà tôi nghĩ rằng thủ tướng của chúng tôi thay mặt chính phủ cam kết với một lãnh tụ của quốc gia bạn, cũng như là về mặt ngoại giao trên trường quốc tế… thì tôi nghĩ đây là một cam kết rất sòng phẳng minh bạch và chắc chắn phải được thực hiện một cách quyết tâm.
Nguyễn Quốc Thái: Trong tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam những vấn đề anh vừa hỏi tôi được đặt ra rất là rõ ràng. Tổng thống Bush đã bày tỏ hết sức mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và những cam kết của chính phủ Việt Nam.
Chẳng hạn như là những quyết tâm tạo điều kiện cho các dân tộc ít người, một vấn đề hết sức nhạy cảm mà trong thời gian gần đây báo chí nước ngoài thuờng hay đưa tin. Và anh đã biết là về mặt kinh tế chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn làm ăn ở Việt Nam.
Đây là sự cam kết mà tôi nghĩ rằng thủ tướng của chúng tôi thay mặt chính phủ cam kết với một lãnh tụ của quốc gia bạn, cũng như là về mặt ngoại giao trên trường quốc tế… thì tôi nghĩ đây là một cam kết rất sòng phẳng minh bạch và chắc chắn phải được thực hiện một cách quyết tâm.
Tình hình tôn giáo tại Việt Nam
Nam Nguyên: Thưa ông như ông vừa nói, lời phát biểu của Tổng thống Bush tại Nhà Trắng được truyền thanh truyền hình trên toàn thế giới, theo đó hai nhà lãnh đạo đạt một số thỏa thuận liên quan tới việc tạo cơ hội để một số người thờ phụng chúa được dễ dàng và được tự do hơn tại Việt Nam.
Như thế theo ý ông sẽ có sự cải thiện quan trọng đối với vấn đề đạo tin lành tại Việt Nam, việc đăng ký cũa các giáo hội chưa được công nhận sẽ được tiến hành dễ dàng chứ không khó khăn như vừa qua.
Nguyễn Quốc Thái: Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thông báo với Tổng thống Bush quyết tâm của Việt Nam… tôi xin nhắc lại sự quyết tâm của Việt Nam… trong việc đẩy mạnh hơn nữa sự đổi mới về kinh tế xã hội và luật pháp, tạo điều kiện cho các tín đồ dân tộc ít người, kể cả việc thực hiện các quyền con người.
Bạn nghĩ gì về chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Còn Tổng thống Bush thì hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam cho tới nay và mong muốn có sự tiến triển tiếp theo. Tôi nghĩ với câu hỏi của anh, thì Thủ Tướng Khải đã tuyên bố với quyết tâm của mình như vậy, của chính phủ Việt Nam như vậy…thì chúng ta hãy chờ xem quyết tâm đó sẽ diễn ra như thế nào.
Qua tuyên bố chung của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo, tôi xin trích lời cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Peterson rằng, giờ là lúc phải sắn tay lên chấp nhận thực tế và tìm giải pháp.
Trong thời gian gần đây thì thưa anh Nam Nguyên, chắc anh đã theo dõi trên báo chí trong nước là pháp lệnh tôn giáo ở Việt Nam đã được công bố, và sau đó thì tờ báo Công Giáo Và Dân Tộc, cơ quan ngôn luận của Ủy Ban Đoàn Kết Tôn Giáo TP.HCM đã có những bài viết của một số linh mục, luật gia…có những ý kiến đóng góp đồng tình và cũng chưa đồng tình về pháp lệnh tôn giáo đó…
Tôi nghĩ những đóng góp đó rất cần thiết để những người có trách nhiệm về vấn đề tôn giáo trong chính phủ phải suy nghĩ, để có những sự điều chỉnh thích hợp và tốt đẹp hơn.
Xem trực tiếp trên CNN
Nam Nguyên: Thưa ông trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, người xem có thấy được cảnh người việt hải ngoại đặc biệt ở Mỹ đã biểu tình chống đối khi phái đoàn thủ tướng Khải đến Nhà Trắng hay không?
Nguyễn Quốc Thái: Về việc biểu tình chống đối một nhân vật nào đó, thì tôi nghĩ rằng là một sinh hoạt dân chủ bình thường ở các nước phương tây. Những người tổ chức biểu tình được sự cho phép của chính quyền sở tại, và những người biểu tình cam kết những điều kiện để những cuộc biểu tình đó được diễn ra.
Ở Việt Nam hiện thời, có rất nhiều gia đình sử dụng truyền hình cable. Riêng gia đình chúng tôi thì xem trực tiếp trên CNN, hoặc đài truyền hình 5 của Pháp. Trên CNN thì anh biết là, không có hình ảnh diễn biến gì xảy ra trên thế giới trong vòng 24g, lại có thể lọt qua ống kính phóng viên của họ cả. Hiện thời thì ở Saigon chuyện này là chuyện phổ biến
Ở Việt Nam hiện thời, có rất nhiều gia đình sử dụng truyền hình cable. Riêng gia đình chúng tôi thì xem trực tiếp trên CNN, hoặc đài truyền hình 5 của Pháp. Trên CNN thì anh biết là, không có hình ảnh diễn biến gì xảy ra trên thế giới trong vòng 24g, lại có thể lọt qua ống kính phóng viên của họ cả. Hiện thời thì ở Saigon chuyện này là chuyện phổ biến
Không ngạc nhiên về những cuộc biểu tình
Nam Nguyên: Như vậy thì người dân trong nước được trông thấy những hình ảnh chống đối, riêng cá nhân ông thì ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của các cuộc biểu tình chống đối của người Việt hải ngoại?
Nguyễn Quốc Thái: Tôi không ngạc nhiên lắm vì những cuộc biểu tình chống đối đó tất yếu xảy ra…Tôi chỉ ngạc nhiên nếu như không có cuộc biểu tình nào xảy ra …với một số người ít ỏi như vậy trong số dân 1 triệu rưởi người việt ở Hoa Kỳ và một số nước khác nữa, thì vài trăm người không ủng hộ chuyến đi của một thủ tướng Việt Nam chỉ là một điều tất yếu.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông.
Những bài liên quan
- Những điều gì không được nói tới trong bản thông cáo chung Việt-Mỹ?
- Kết quả ngày làm việc đầu tiên của Thủ tướng Khải tại Washington
- Trên 300 người thuộc 4 nhóm sắc tộc biểu tình nhân dịp Thủ tướng Khải có mặt tại Washington
- Tường trình diễn đàn dành cho doanh nghiệp Việt Nam ở toà nhà Ronald Reagan
- Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Nguyên văn cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải tại Nhà Trắng
- Chính sách mới ưu đãi Việt Kiều về nước làm ăn
- Tường trình cuộc biểu tình trước Toà Bạch Ốc trong ngày Tổng thống Bush gặp gỡ Thủ tướng Khải
- Nhân quyền phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải
- Điều gì sẽ xảy ra sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Khải
- Ý kiến của một nữ kỹ sư trẻ về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải
- Cuộc họp báo của Thủ tướng Khải tại Seattle đã phải chấm dứt sau khi ông bị cáo buộc là người nói dối
- Những suy nghĩ của người dân trong nước về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải
- Lời nhắn gửi của Phong trào Dân chủ Việt Nam với Thủ tướng Phan Văn Khải
- Những dấu hiện trái ngược về việc Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO