Sự thực về việc bãi miễn thị thực chiếu khán cho kiều bào Việt Nam về thăm nhà


2007.07.16

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Trong chuyến công du Hoa Kỳ hồi tháng Sáu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết loan báo đến tháng Chín năm nay thì kiều bào Việt Nam ở hải ngoại về thăm nhà sẽ được bãi miễn thị thực chiếu khán, tức không cần phải xin visa trước rồi mới được nhập nội.

VisaTourist200.jpg
Visa nhập cảnh. Hình của vietnam-tourism.net

Nếu thành hiện thực, qui định này chỉ được áp dụng với người Mỹ gốc Việt hay cho tất cả kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới?

Tiến sĩ Lương Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hưng Quốc, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh, giải thích chi tiết trong cuộc trao đổi với Thanh Trúc hôm nay. Trước hết là lời tiến sĩ Lương Bạch Vân:

Tiến sĩ Lương Bạch Vân: Tất nhiên là khi chủ tịch nước đã công bố như vậy trước bàn dân thiên hạ như vậy thì đương nhiên và chắc chắn là phải có. Cái thông tin này đối với chúng tôi không lạ bởi vì từ mấy năm nay các cơ quan trong nước cũng đã chuẩn bị, Bộ Ngoại Giao cũng đã chuẩn bị việc này rồi.

Nếu mà muốn bỏ visa như vậy thì Bộ Ngoại Giao phải làm việc với tất cả các nước. Cho nên cái thời điểm mốc ngày 2 tháng Chín tôi nghĩ là có cơ sở. Tuy nhiên theo tôi hiểu việc bỏ thị thực phải đi kèm một số các thủ tục. Ví dụ như sẽ không cần xin thị thức nhấp cảnh nhưng chắc chắn sẽ có sự xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam.

Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có thủ tục đi kèm. Đó là giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam, và giấy này thi do hiện nay là ở Bộ Ngoại Giao các đại sứ quán là có cái hướng dẫn để mà thức hiện.

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Lương Bạch Vân, khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói kiều bào Việt Nam ở hải ngoại thì ông chỉ nói riêng Việt kiều ở Hoa Kỳ không thôi hay là kiều bào trên khắp thế giới?

Tất nhiên là khi chủ tịch nước đã công bố như vậy trước bàn dân thiên hạ như vậy thì đương nhiên và chắc chắn là phải có. Cái thông tin này đối với chúng tôi không lạ bởi vì từ mấy năm nay các cơ quan trong nước cũng đã chuẩn bị, Bộ Ngoại Giao cũng đã chuẩn bị việc này rồi.

Tiến sĩ Lương Bạch Vân: Khắp thế giới. Ở hải ngoại nghĩa là tất cả những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Tức nhiên đối với mỗi mỗi nước cái Luật Quốc Tịch thì nó gắn liền với Luật Quốc Tế, như vậy mình phải làm việc song phương. Đối với kiều bào ở Mỹ thì mình làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…

Chính vì vậy tôi biết mấy năm sau này thì ý tưởng này đã được nêu lên rất nhiều lần nhưng mà cần phải chuẩn bị song phương, giữa Việt Nam với các nước phải đả thông về vấn đề này và theo tôi hiểu chúng at đã chuẩn bị khá kỹ.

Thanh Trúc: Như vậy thì hy vọng tới tháng Chín lệnh của chủ tịch nước có thể trở thánh hiện thực?

Tiến sĩ Lương Bạch Vân: Tôi nghĩ chắc chắn có cơ sở thì chủ tịch nước mới thông báo với kiều bào. Còn bây giờ kiều bào có thể hỏi các đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vì đại sứ quán Việt Nam tại các nước là nơi phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể.

Ở thành phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài là nơi cung cấp giấy xác nhận mình có nguồn gốc Việt Nam, về cái vấn đề miển thị thực cho những người có gốc Việt Nam.

Cũng với những câu hỏi tương tự, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thánh phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hưng Quốc, trả lời như sau:

Ông Lê Hưng Quốc: Thứ nhất đây là chủ trương của đảng và nhà nước, thực hiện nghị quyết ba mươi sáu về vấn đề tạo mọi điều kiện cho bà con Việt kiều có thể về nước sinh hoạt sinh sống bình thường như là các công dân khác.

Bước đi của chủ tịch nước là tiếp nối cái mà nghị quyết ba mưới sáu đề ra cách đây hai ba năm. Vì vậy chuyện chủ tịch nước đã nói tháng Chín thì các cơ quan chức năng trong chính phủ phải có nghịa vụ phải có trách nhiệm để làm sao thức hiện được cái lời của chủ tịch nước.

Khi tôi nói đến nghị quyết 36 của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài, bà con người Việt bà con gốc Việt chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Khi mà chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ thì bởi vì nói với cộng đồng Việt Nam ở Mỹ thôi, nhưng mà cái điều chủ tịch nói sẽ thức hiện trên toàn thế giới. Ở đâu có người Việt Nam thì người Việt Nam đó được hưởng quí chế đó hết cả.

Thanh Trúc: Thưa ông Lê Hưng Quốc, khi chủ tịch nước hứa như vậy thì chỉ nhằm vào Việt kiều ở Mỹ không hay là cho kiều bào ở khắp nơi trên thế giới ?

Ông Lê Hưng Quốc: Khi tôi nói đến nghị quyết 36 của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài, bà con người Việt bà con gốc Việt chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Khi mà chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ thì bởi vì nói với cộng đồng Việt Nam ở Mỹ thôi, nhưng mà cái điều chủ tịch nói sẽ thức hiện trên toàn thế giới. Ở đâu có người Việt Nam thì người Việt Nam đó được hưởng quí chế đó hết cả.

Thanh Trúc: Thưa ông, nghị quyết ba mưới sáu đã có từ hai ba năm nay rồi, tuy nhiên đến lúc này thì có thể có nhiều hy vọng về một cánh cửa mở rộng cho Việt kiều, ông thấy như vậy là có hơi chậm qua không?

Ông Lê Hưng Quốc: Nghị quyết ba mươi sáu thì ra đời rồi nhưng để thức hiện cái đó tôi nghĩ bà con Việt kiều nói chung cũng phải hết sức thông cảm với chính phủ,. Bởi vì để làm được chuyện đó thì nó phải đồng bộ, nó cần phải các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước.

Tôi lấy ví dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa, nhưng những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn quốc tịch khác thì vẫn cần visa. Chính vì vậy để xác nhận người nào là người Việt Nam thì đấy là câu chuyện chúng tôi đang cố gắng để tìm ra một phương án tối ưu.

Ví dụ như bà con có thể đến đăng ký mình là người Việt Nam hay như thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần visa nữa.

Thanh Trúc: Tóm lại có nhiều khả năng tháng Chín này lời hứa của chủ tịch nước trở thánh hiện thức?

Ông Lê Hưng Quốc: Tôi tin tưởng là như vậy.

Thanh Trúc: Thưa ông Lê Hưng Quốc, xin cảm ơn về lời giải thích của ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.