Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong năm qua, nhất là vào giai đọan cuối năm, đã trở nên sôi động, và giới đầu tư chứng khoán nói chung đã làm ăn phát đạt. Câu hỏi được nêu lên là sự phát triển đó có thể bền vững tới đâu, và trong năm 2007 này, thị trường chứng khoán Việt Nam có còn gặp nhiều thuận lợi như vừa qua hay không ?

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, chuyên gia chứng khoán, Phó Giám Đốc Ngân Hàng MHB, chi nhánh Chợ Lớn, nhận xét.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải: Nói chung có lẽ thị trường chứng khoáng Việt Nam vẫn hoạt động bình thường thôi. Nhưng nó sẽ không có phát triển nóng như hồi năm 2006. Vì chính phủ bắt đầu dưa ra một số biện pháp để làm dịu lại sự phát triển nóng đó bằng nhiều hình thức:
Vừa quản lý kiểm soát về phía ngân hàng, vừa quản lý về phía Bộ Tài Chánh, và Ủy Ban Chứng Khoán nữa. Nên những cổ phiếu thực sự đúng giá trị của nó thì có thể sẽ giữ được giá, còn nếu nó không đúng giá trị thì cổ phiếu đó có khả năng bị giảm giá.
Hiện nay chơi chứng khoáng thì cần chờ thông tin trong tuần lể đầu tiên coi làm sao. Hiện thị trường chứng khoáng Việt Nam chưa hoạt động. Tức là tới mùng 10 Tết này thì thị trường mới bắt đầu mở cửa trở lại. Nhưng theo chiều hướng tôi nắm được – qua báo chí cùng những thông tin mình biết – thì cổ phiếu trong năm nay khó tạo được giá như năm 2006 vừa rồi.
Thanh Quang: Trong mấy ngày nay, thương giới lo ngại về việc chính phủ có thể kiểm soát vốn nước ngoài đổ vào chứng khoáng Việt Nam. Vấn đề này như thế nào ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải: Vừa qua thực sự cổ phiếu có tăng giá là do quỹ đầu tư của các nước họ đầu tư vào. Nhưng bây giờ để quản ly ngọai hối thì giới hữu trách cũng sẽ có nhiều biện pháp để nắm được nguồn vốn ở đâu anh có, và thực sự anh đầu tư vào những cổ phiếu nào, giá trị bao nhiêu. Tức là phải nắm cho được những yếu tố đó, chứ không phải cấm không cho đầu tư. Nên sắp tới sẽ có cái kiểm soát đó.
Vừa qua thực sự cổ phiếu có tăng giá là do quỹ đầu tư của các nước họ đầu tư vào. Nhưng bây giờ để quản ly ngọai hối thì giới hữu trách cũng sẽ có nhiều biện pháp để nắm được nguồn vốn ở đâu anh có, và thực sự anh đầu tư vào những cổ phiếu nào, giá trị bao nhiêu. Tức là phải nắm cho được những yếu tố đó, chứ không phải cấm không cho đầu tư. Nên sắp tới sẽ có cái kiểm soát đó.
Thứ hai là không cho ngân hàng để cho các công ty chứng khoán vay, để mà cho người chơi cổ phiếu vay. Mà bây giờ là các công ty chứng khoán tự kinh doanh, tìm vốn. Thứ ba – điều mà nhiều người đang lo lắng – là có khả năng thuế lợi tức doanh nghiệp sẽ đánh vô những người chơi đạt được cổ phiếu với mệnh giá cao ở mức độ nào đó.
Thanh Quang: Được biết hiện bắt đầu có dấu hiệu xảy ra cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa cá nhân và tổ chức đầu tư chứng khoáng, giữa các tổ chức đầu tư trong nước và ngoài nước. Tình hình này có thể ảnh hưởng ra sao tới hoạt động của thị trường chứng khoáng Việt Nam ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải: Việc này cũng không ảnh hưởng gì lớn đâu. Sự cạnh tranh hiện nay thực sự cũng chưa đúng nghĩa. Mà cái cạnh tranh này nó tạo giá lẫn nhau thôi.
Chiều hướng hiện giờ chỉ là nếu thương giới nước ngoài đổ vô cổ phiếu nào nhiều, thì giá cổ phiếu đó sẽ tăng. Nhưng sắp tới sẽ khó đạt được như vậy, vì chỉ số P/E của nó không đúng với thông lệ quốc tế thì người chơi chứng khoán sẽ tự xem xét lại.
Thanh Quang: Hiện có nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ "bong bóng" của thị trường chứng khoáng Việt Nam, cũng như Việt Nam vẫn còn quá nhiều sơ hở trong quy định luật pháp, khiến dẫn tới cơ hội bất bình đẵng hay tình trạng thiếu sự bảo vệ cho các nhà đầu tư. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho sự phát triển lãnh vực chứng khoáng của Việt Nam không ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải: Hiện nay vấn đề này thực ra chỉ ở mức độ thôi. Còn cái "bong bóng" thì sắp tới sẽ không còn tình trạng này nữa.
Thanh Quang: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải.