Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
2 tuần trước đây, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phổ biến thư gửi cho Ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết. Lá thư mang chữ ký của Ðức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Hòa viết rằng việc ông Triết nói Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ủng hộ việc bắt giữ Linh Mục Nguyễn Văn Lý là điều “hoàn toàn không đúng với sự thật”.

Sự kiện các vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam công khai lên tiếng đã khiến nhiều người nghĩ sau một thời gian dài im lặng, cuối cùng Giáo Hội đã nhập cuộc.
Ban Việt Ngữ chúng tôi đã đưa vấn đề này ra thảo luận với Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, người có nhiều bài viết được phổ biến ở hải ngoại nói về vai trò của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đối với đất nước và hiện đang phục vụ Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam ở New Zealand.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi gửi đến trong chương trình phát thanh hôm nay qua khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Cám ơn Linh Mục đã nhận lời nói chuyện với Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi. Liệu có thể nói là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã nhập cuộc hay không?
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Đứng trước vấn đề của dân tộc, tôi thấy thái độ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có vẻ xích lại gần hơn với những ưu tư của đồng bào.
Ðứng trước hoàn cảnh trong nước mà chúng ta đã biết, có hai vấn đề cần phải phân biệt. Một là những vấn đề tạm gọi là có tính cách chính trị, tôi thấy thái độ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có vẻ hơi e dè trước những chuyện như vậy.
Xem phiên toà xử Linh mục Nguyễn Văn Lý của báo LeExpress.fr (tiếng Pháp)
Ðó có thể là chính sách của Tòa Thánh hay của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nên tôi không dám phê phán ở đây, nhưng đứng trước những sự việc mà người dân Việt Nam lên tiếng đòi hỏi những cái quyền lợi căn bản thuộc về dân sinh, nhân quyền, thì tôi thấy Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói chung, và các vị Giám Mục, Linh Mục Việt Nam đã có một thái độ dấn thân, và như thể là bắt đầu nhập cuộc trong hành trình của dân tộc.
Hành trình đây không phải là hành trình theo cái nghĩa “chính trị”, mà là hành trình của ước mơ, của thổn thức, của nguyện vọng thiết tha là đòi lại công bằng cho đời sống dân sinh, nhân quyền.
Thí dụ như qua các cuộc biểu tình không phải chỉ xảy ra mới đây, mà làn tràn từ miền Bắc vào miền Nam, và mới đây có phong trào người dân nói lên nguyện vọng, bày tỏ sự uất ức về những chuyện đụng chạm đến đời sống cá nhân của họ, thí dụ như cướp nhà, cướp đất, mất quyền lợi một cách bất công, tôi thấy thái độ Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã có một vài bước tiến rất đáng mừng.
Mức độ dấn thân
Nguyễn Khanh: Nhưng theo nhận xét của Linh Mục thì mức độ dấn thân của Hội Ðồng Giám mục Việt Nam như vậy đã đủ chưa, hay vẫn còn quá yếu, cần phải làm thêm, và nếu phải làm thêm thì thêm những gì?
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Theo tôi nhận xét, mình phải đặt lập trường căn bản giữa đường hướng của Giáo Hội Việt Nam tức là Giáo Hội Việt Nam sống giữa lòng dân tộc hay là đồng hành với dân tộc. Nếu theo nghĩa đồng hành với dân tộc thì tôi thấy, hay là ước mơ, thấy Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đồng hành với dân tộc nhiều hơn nữa, ở trong một vài phạm vi khác nữa.
Nhưng dù sao chăng nữa tôi không ở trong tư thế phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, mà tôi ở trong tư thế phê phán, phê bình chế độ cộng sản Việt Nam. Tôi xin nói rõ như vậy để tránh ngộ nhận vì có nhiều người nghĩ rằng tôi là người thường hay có những bài bình luận, bài viết, bài báo để phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Không, tôi không bao giờ phê phán Hội Ðồng Giám Mục mà tôi phê phán cái chế độ, một chế độ đã dùng thủ thuật để làm Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam trở thành cái hoàn cảnh không thể thực hiện hết chức năng của mình.
Tôi muốn nói là ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã mất đi một cái quyền vô cùng quan trọng, đó là quyền phong chức và bổ nhiệm. Hai cái quyền này trước đây nằm trong tay Tòa Thánh, nhưng bây giờ nằm trong tay của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Ðó là mấu chốt vấn đề, và đó là cái chìa khóa, và nếu không hiểu được cái chìa khóa đó thì rất khó giải thích được các hiện tượng phía sau. Cho nên tôi mới nói Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam là nạn nhân của một thủ thuật mà người Cộng Sản muốn biến tất cả những gì dưới quyền họ, trong phạm vi của họ, trở thành một công cụ để đánh bóng cho bô mặt của chế độ.
Tôi muốn nói là ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã mất đi một cái quyền vô cùng quan trọng, đó là quyền phong chức và bổ nhiệm. Hai cái quyền này trước đây nằm trong tay Tòa Thánh, nhưng bây giờ nằm trong tay của Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Và trong tư thế đó, nhiều khi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam khó có thể thực hành hết chức năng của mình, cũng như chức năng mà dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào công giáo Việt Nam nói riêng mong muốn nơi Hội Ðồng Giám Mục.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ cái sự thương, sự cảm thông và sự hỗ trợ cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Tôi không bao giờ phê phán Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, mà tôi thương, tôi kính trọng các Ngài và tôi nghĩ rằng các Ngài cũng gặp những sự khó khăn như tất cả những người dân khác.
Cho nên, việc hành trình cùng với dân tộc, nếu mình đi xa hơn được bước nào thì đó là điều mừng cho dân tộc, còn nếu trong hoàn cảnh khó khăn quá khi tôi nghĩ trong tương lai, dần dần các vị Giám Mục Việt Nam cũng sẽ có một thái độ với dân tộc, chứ không phải như nhiều người trách là đang đứng ngoài lòng dân tộc.
Nhưng tại sao có những sự kiện đang lẽ ra Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phải lên tiếng như người ta mong đợi, phải có thái độ dứt khoát như người ta mong đợi mà lại không làm được, không lên tiếng được? Là vì chế độ cộng sản Việt Nam đã dùng mọi thủ thuật để bịt miệng tất cả mọi người, trong đó có cả bịt miệng Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.
Tôi đã viết và xin nói lại một cách công khai như vậy. Chế độ mà Cố Ðức Cha Nguyễn Quang Tuyến gọi là chế độ “ma quỷ” đã dùng bàn tay vô hình của họ để bịt miệng tất cả mọi thành phần dân tộc Việt Nam, trong đó có cả Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Như vậy, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cũng là một nạn nhân của chế độ quỷ quyệt đó, như bao nhiêu người dân Việt Nam khác.
Những khó khăn
Nguyễn Khanh: Trong hoàn cảnh mà chính Linh Mục cũng nhìn nhận là có những khó khăn, các vị trong Hội Ðồng Giám Mục thường hay nói một cách bán chính thức là dẫu không lên tiếng công khai, nhưng vẫn âm thầm hoạt động. Linh Mục có chấp nhận lời giải thích đó hay không?
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Thưa anh, vấn đề này được đặt trong hai phạm vi. Nếu nói về phạm chính trị, dân tộc, thì lời giải thích này chúng ta có thể hiểu được một cách rõ ràng như các Ngài đã giải thích. Nhưng đứng về phương diện đạo đức, tôn giáo, thì tôi thấy thế này.
Trong Kinh Thánh đã có những chỗ nói rõ ràng, Chúa Giêsu nói Ta là sự thật, tức là Giáo Hội Công Giáo của Ngài phải là Giáo Hội làm chứng cho sự thật. Mà sự thật phải được nói lên, sự thật phải được bảo vệ. Nhưng có một vài sự việc mà một vài người giải thích rằng vì hoàn cảnh khó khăn, vì muốn bảo vệ cái vị trí của Giáo Hội mà không công khai nói lên sự thật thì tôi cho đó là một thiếu sót đối với vai trò được gọi là làm chứng nhân cho sự thật.
Rồi cũng có người nói là trong hoàn cảnh mù mù ảo ảo như bây giờ, mình giả vờ, giống như mình dùng cái bề thế, mình khôn ngoan luồn lách chút xíu để sau này mình giữ được cái cơ sở của mình, giữ được hoạt động tôn giáo của mình. Tôi không nghĩ đó là thái độ đúng đắn trong vấn đề tôn giáo.

Trong Kinh Thánh, Cựu Ước có kể rằng là nhà vua ra lệnh phải ăn thịt heo, thịt heo theo luật Do Thái là cấm, thì có nhiều người khuyên các cụ già là bây giờ các cụ giả vờ đi, cầm miếng thịt heo giả vờ mình ăn đi, để mình thoát chết.
Các cụ già trong Kinh Thánh trả lời rằng chúng tôi không thể làm như vậy được, không thể làm điều lừa dối Thiên Chúa, lừa dối lòng mình, không thể làm điều để lường gạt, làm gương mù gương xấu cho những thế hệ sau. Tôi không thể giả vờ ăn miếng thịt heo để bảo tồn mạng sống, khiến những người khác nghĩ rằng những người già cả lớn tuổi này lại làm điều như vậy.
Ðó là một câu chuyện trong Cựu Ước. Tôi xin trở lại hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam. Ðứng trước vài trò của những người làm Thày, làm bảo vệ sự thật, tôi nghĩ hoàn cảnh có thể xảy ra điều gì đi nữa thì những người đã can đảm, đã hy sinh chấp nhận vai trò là thày, là sự thật thì phải làm đúng vai trò là thày, là sự thật.
Ðiều cho chúng ta thấy là nếu có giờ để đọc lại lịch sử của Giáo Hội, thì tôi xin thưa trong lịch sử, thời Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất, bị ruồng bỏ, bị bắt bớ, cầm tù, chém giết, đày đọa… đó là lúc Giáo Hội Công Giáo mạnh nhất, thánh thiện nhất.
Và ngược lại, thời Giáo Hội được các vua chúa coi trọng, đến tặng quà cáp, nào là bảo vệ, nào là vua chúa quỳ dưới chân Giáo Hoàng xin đặt vương miện, nào là các vua chúa sợ hãi quyền lực của Ðức Giáo Hoàng… thì đó là lúc Giáo Hội sa đọa nhất. Bởi vì Giáo Hội Công Giáo không phải là Giáo Hội của người đời, mà là Giáo Hội của Thiên Chúa, cho nên chính Chúa Giesu nói rằng “chúng con là chứng nhân cho Thày tại đây, tại Jerusalem, tại khắp mọi nơi”, tức là sự thật.
Và ông Tartuliano nói rằng “máu của những người Công Giáo đổ ra chính là hạt giống sinh ra những người con cái Chúa”, chứ không phải quyền uy, dễ dàng, không phải hào quang mà chính quyền ban cho.
Cho nên trong cương vị một Linh Mục, tôi khẳng định rằng bất cứ một người náo sống mà không làm tròn vai trò làm chứng nhân cho sự thật thì không xứng đáng là những người đại diện cho sự thật. Ðó là nhận xét của tôi.
Hành động đối với dân tộc
Nguyễn Khanh: Lúc nãy Linh Mục nói rằng Linh Mục rất yêu thương Hội Ðồng Giám Mục, Linh Mục quý trọng các Ðấng trong Hội Ðồng Giám Mục, nhưng qua lời vừa mới trình bày với chúng tôi khiến chúng có cảm tưởng là Linh Mục vẫn chưa nghĩ Hội Ðồng Giám Mục đã đồng hành đúng mức với dân tộc…
Có một lần tôi nhận được câu trả lời chính thức từ Ðức Hồng Y Mẫn về một vấn đề không ở tầm mức lớn như thế này, chỉ ở phạm vi nhỏ thôi. Ðó là khi tôi đọc một bài báo của một người ký tên là Sơn Minh Nguyên nào đó, đã đặt vào miệng Ðức Hồng Y Mẫn câu nói rằng khi Ðức Hồng Y sang Nhật Bản thăm, về Ngài có nói đến chữ “tha phương cầu thực”.
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Đúng. Tôi khẳng định điều anh mới nói. Chưa đồng hành đúng mức với dân tộc trong nhiều phạm vi. Vâng.
Nguyễn Khanh: Và có khi nào Linh Mục nói chuyện với các vị chủ chăn của Việt Nam về chuyện này hay chưa?
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Tôi đã nói chuyện này công khai trên các bản văn, giấy tờ, và hành động công khai. Tôi đã gởi cho các Ngài những gì tôi làm đối với Việt Nam, với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, và tôi nghĩ rằng những tin tức đó các Ngài đều nhận được, nhận được chính thức bằng thư bảo đảm của tôi gửi, và bán chính thức bằng những bài viết được phổ biến trên net, qua e-mail và sách vở, báo chí. Tôi nghĩ rằng các Ngài đã đọc được và hiểu được lập trường, nguyện vọng của tôi.
Nguyễn Khanh: Và cho đến giờ phút này, Linh Mục có nhận được câu trả lời chính thức hoặc bán chính thức từ phía Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam hay không?
Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ: Có một lần tôi nhận được câu trả lời chính thức từ Ðức Hồng Y Mẫn về một vấn đề không ở tầm mức lớn như thế này, chỉ ở phạm vi nhỏ thôi. Ðó là khi tôi đọc một bài báo của một người ký tên là Sơn Minh Nguyên nào đó, đã đặt vào miệng Ðức Hồng Y Mẫn câu nói rằng khi Ðức Hồng Y sang Nhật Bản thăm, về Ngài có nói đến chữ "tha phương cầu thực".
Ðọc bản văn đó tôi thấy nó kỳ, không thể nào có chuyện như thế được, nên tôi mới e-mail thẳng đến Ðức Hồng Y Mẫn hỏi rằng Ðức Hồng Y có nói câu nói đó hay không và nếu không nói thì xin Ngài lên tiếng, để tranh sự ngộ nhận có thể xảy ra. Thật sự thì lúc đó ngộ nhận đã xảy ra rồi. Ðức Hồng Y Mẫn có trả lời cho tôi.
Nhưng đó nằm trong phạm vi nhỏ thôi. Ðó là một câu chuyện nhỏ thôi. Còn việc như anh hỏi trong phạm vi lớn, tức là về thái độ nói chung của Hội Ðồng Giám Mục, thái độ nói chung của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có đồng hành với dân tộc hay không thì tôi chưa nhận được một bản văn chính thức hoặc một ý kiến gì về bất cứ một hướng nào của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.
Nhưng như tôi đã nói, những gì tôi nói, tôi suy nghĩ và tôi hành động, là tôi hành động với một lương tri của một người Việt Nam. Tất cả những gì tôi nói, tôi hành động, tôi làm, đang làm và sẽ làm là tôi làm với tâm thức, với lương tri, với niềm tin và với sự thổn thức của một người Việt Nam. Cho nên có thể đôi lúc va chạm với quyền lợi của một vài tôn giáo, chứ không phải riêng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà thôi.
Trước khi tôi là Linh Mục, tôi là một người Việt Nam, tất cả những gì tôi tranh đấu không phải chỉ riêng cho phạm vị Công Giáo mà thôi, mà tôi tranh đấu, tôi nói lên, tôi bày tỏ nguyện vọng với tâm thức của một người Việt Nam sống trong hoàn cảnh ở đất nước quê người, và chế độ cộng sản Việt Nam đang ngự trị, đang đè nén dân tộc Việt Nam của tôi.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ.