Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm “vực dậy nông thôn thời hội nhập”

0:00 / 0:00

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam vừa tổ chức một buổi hội thảo tại Kiên Giang, chú trọng tới nỗ lực mà báo chí trong nước gọi là “vực dậy nông thôn thời hội nhập”.

FarmerCow200.jpg
Người nông dân dẫn chú bò kéo theo lúa mới được thu hoạch ở Hà Tây hôm 29-5-2007. AFP PHOTO>> Xem hình lớn hơn

Thanh Quang có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Dương Ngọc Thành thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, và nêu lên câu hỏi trước tiên rằng như vậy lâu nay các vùng nông thôn tại Việt Nam có thể coi là bị bỏ quên chăng ? Tiến sĩ Dương Ngọc Thành nhận xét.

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Chính sách hỗ trợ để cho nông thôn đi lên thì mình cũng có những chính sách nhưng rõ ràng là những chính sách này chưa có thoả đáng cho người nông dân.

Nên hiện nay anh thấy rõ ràng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm của sản xuất nông nghiệp nhưng mà cái nông nghiệp của ở đây đầu tư về cái ý thức của người dân trong quá trình vô WTO, sự cạnh tranh về các mặt hàng chất lượng nông sản phẩm.

Do đặc tính đặc thù của người dân Nam Bộ mà, do người nông dân vẫn còn một số cái tính bảo thủ, do đó mà bây giờ mình muốn nâng cao năng lực của nông dân lên.

Thanh Quang : Thế còn cơ sở hạ tầng chưa đúng mức ở nông thôn thì sao ? Nó có thể ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển nông thôn ?

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Rõ ràng vấn đề này rất là quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long mạnh nhứt, đó là cái vùng sông nước mà. Do đó mà cơ sở hạ tầng nông thôn là một vấn đề rất quan trọng để vực dậy cho nông thôn phát triển mà. Thì rõ ràng mình thấy sản phẩm của người nông dân sản xuất ra ở

Nông dân sản xuất ra mà không có thông tin về thị trường tiêu thụ như thế nào. Do đó ngưòi dân chạy theo phong trào tự phát, thấy người nông dân kia làm thì người nông dân này chạy theo khiến cho sản phẩm ứ đọng, không có thị trường tiêu thụ. Do đó làm cho giá nông sản bị bấp bênh, không ổn định. Cho nên đó là một vấn đề rất là lớn. Bởi đó mà có chính sách nữa, chính sách hỗ trợ thông tin, thông tin giá cả thị trường đến cho người nông dân thì rất còn hạn chế.

vùng sâu vùng xa, còn điều kiện cơ sỏ hạ tầng giao thông rất là hạn chế, cho nên sản phẩm được đưa đến vùng chế biến, tiêu thụ rất là khó, nên cơ sở hạ tầng rất là quan trọng cho đồng bằng sông Cửu Long.

Vai trò của cơ sở hạ tầng của đồng bằng sông Cửu Long rất là quan trọng. Ngoài vấn đề về cơ sở hạ tầng nông thôn, về kiến thức như hồi nãy tôi nói đó, cái kiến thức hội nhập của người nông dân chưa có.

Còn một số những vấn đề khác mà nhờ những chính sách hỗ trợ rõ ràng từ trước tới giờ đó là mình nói đồng bằng sông Cửu Long là một vựa thóc của cái đánh giá là nền nông nghiệp chiếm ưu thế là về vấn đề đất đai, điều kiện khí hậu, v.v. Rõ ràng là sự hỗ trợ của chính sách địa phương thì nó chưa có làm đựơc vậy cho phát triển nông nghiệp đó.

Thanh Quang : Hồi nãy Tiến Sĩ vừa nhắc tới sản phẩm của nông dân, vấn đề đầu ra cho nông phẩm nghe nói là vẫn còn gặp nhiều trở ngại, như giá cả thấp hay là thậm chí không tiêu thụ được. Như vậy bà con nông dân có được giúp đỡ gì trong khó khăn này của họ hay không?

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Hiện nay giá cả nông sản rõ ràng chịu ảnh hưởng rất lớn về giao thông. Điều kiện giao thông chưa phát triển được thì người nông dân sản xuất ra phải trải qua rất nhiều trung gian để tiêu thụ sản phẩm đó. Từ cái đó mà giá sản phẩm khó cạnh tranh. Thư hai nữa mà trên báo chí báo đài cũng nói rất nhiều về giá cả nông sản của đồng bằng sông Cửu Long.

Nông dân sản xuất ra mà không có thông tin về thị trường tiêu thụ như thế nào. Do đó ngưòi dân chạy theo phong trào tự phát, thấy người nông dân kia làm thì người nông dân này chạy theo khiến cho sản phẩm ứ đọng, không có thị trường tiêu thụ. Do đó làm cho giá nông sản bị bấp bênh, không ổn định. Cho nên đó là một vấn đề rất là lớn. Bởi đó mà có chính sách nữa, chính sách hỗ trợ thông tin, thông tin giá cả thị trường đến cho người nông dân thì rất còn hạn chế.

Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, cũng trong chiều hướng mà Tiến Sĩ vừa trình bày đó, nói chung về trồng trọt chăn nuôi bà con nông dân có được giới hữu trách và giới chuyên môn hướng dẫn để đi đúng hướng không? Cụ thể là để tránh tình trạng ví dụ như nay chặt bỏ cây này mai lại đổ xô nuôi con vật khác để rồi không có đầu ra. Tiến Sĩ nhận xét vấn đề này ra sao?

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Đó là một lý do mà tôi đang quan tâm. Bây giờ những nhà khoa học làm chính sách, mình làm thì mình nói trên danh nghĩa như vậy mà trên thực tế mình chưa có bắt tay vào để hỗ trợ thực tế cho người nông dân. Tức là mình khuyến cáo, nhà khoa học khuyến cáo người nông dân làm như vậy.

Thực ra tôi nghĩ rằng vấn đề kỹ thuật là các nhà khoa học hỗ trợ cho người nông dân được rồi đó, nhưng làm sao vấn đề đầu ra cho sản phẩm đó mới là vấn đề quan trọng. Giá cả thị trường có một quyết định rất lớn.

Hiện nay nông dân nhờ các nhà khoa học về vấn đề kỹ thuật như là bón phân chăm sóc, nhưng làm sao mình khuyến cáo người nông dân. Nói thực tế ra có những chính sách được đưa ra mà lại không được thực thi nên nó chưa có hỗ trợ thực tế cho ngưòi nông dân.

Thanh Quang : Được biết trong giai đọan 2001-2005, mức kinh phí đầu tư cho nông thôn là trên 113 ngàn tỷ đồng, nhưng cho tới nay, hố ngăn cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng nhiều, hố ngăn cách giàu-nghèo càng tăng. Liệu những khỏan đầu tư đó có được sử dụng thích hợp không, có bị thất thoát không, thưa Tiến Sĩ?

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Thất thoát chứ. Hiện nay trên báo đài cũng nói trên nguyên tắc có chính sách đầu tư bao nhiêu đất bao nhiêu tiền cho phát triển đó, nhưng rõ ràng số tiền thực tế đi về (nông thôn) khả thi thì chưa có cao. Mình chưa có điều kiện đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đó.

Nhưng mình thấy thức tế rõ ràng là nó không có hiệu quả tại vì anh đưa vô cuối cùng anh không kiểm soát , anh không có thanh tra thì nó lại bị thất thoát đi, cho nên sự hỗ trọ cho nông dân cũng có nhưng không có nhiều.

Thanh Quang : Bây giờ trong giai đoạn hội nhập rồi, Việt Nam đã gia nhập WTO rồi, thì vấn đề kiến thức và công nghệ sản xuất của bà con nông dân là rất cần thiết. Nhưng chắc chắn là kiến thức và công nghệ sản xuất của bà con nông dân còn yếu thì giới hữu trách có biện pháp gì để trợ giúp họ nhằm góp phần phát triển nông thôn không, thưa Tiến Sĩ?

Tiến sĩ Dương Ngọc Thành: Chúng tôi cũng đang bận tâm với vấn đề đó. Do đó hiện nay anh Nguyễn Văn Khánh phụ trách nhóm bảo vệ và nâng cao năng lực người nông dân trong qua trình hội nhập, thì mục tiêu của chúng tôi cũng đã xin tài trợ để nghiên cứu làm thế nào để nâng cao kiến thức và khả năng hội nhập của người nông dân.

Rõ ràng khi anh hội nhập mà người nông dân chưa có kiến thức, chưa có cơ sở gì hết mà mình hội nhập thì cũng rất là khó. Hiện nay chất lượng nông sản của người nông dân cũng chưa có tốt.

Hiện nay chúng tôi cũng đang quan tâm đến vấn đề này để mà nâng cao năng lực của người nông dân đi lên trong quá trình hội nhập thì mới được. Hiện nay với tình hình đất đai phân chia manh mún, chưa xác định được vấn đề hợp tác do ảnh hưởng trước đây của tập đoàn sản xuất, cho nên người nông dân rất sợ hợp tác hoá.

Trong vấn đề hội nhập mà người nông dân cứ manh mún với vài công ruộng thì không thể nào làm được. Các sản phẩm đồng loạt đồng nhất không có. Do đó mà tụi tôi cũng đang có chương trình dự án làm sao nâng cao năng lực của người nông dân lên.

Thanh Quang : Cảm ơn Tiến sĩ Dương Ngọc Thành rất nhiều.