Ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ phá sản khi gia nhập WTO
2006.07.06
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Nhờ được bảo hộ không phải cạnh tranh thế mà hơn một thập niên vừa qua, ngành mía đường của Việt Nam vẫn chưa có lối thoát. Khi Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới thì sẽ có hàng loạt nhà máy đường phải đóng cửa. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
Tại quê hương mía đường Quảng Ngãi, ngày 1/7 vừa qua Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam mở cuộc hội thảo toàn quốc để báo cáo tình hình sản xuất, thực trạng thị trường và tìm hướng giải bài toán khó cho ngành vào khi Việt Nam chuẩn bị tham gia WTO.
Bức tranh u ám
Bức tranh toàn cảnh của ngành mía đường hiện nay khá u ám, trong số 44 nhà máy đường trên cả nước thì 37 nhà máy có hoạt động trong mùa vụ 2005-2006. Sản lượng chung dự kiến khoảng 970 ngàn tấn đường và thị trường sẽ thiếu hụt 300 ngàn tấn. Chính phủ cho phép nhập khẩu lượng thiếu hụt, nhưng doanh nghiệp ngần ngại vì đường Thái Lan được nhập lậu ồ ạt qua ngả biên giới tây nam.
Công nghiệp mía đường Việt Nam, nếu xét trên khía cạnh đầu tư và hiệu quả thì có thể xem là phá sản, vì hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đã bị đổ vào những dự án cố ý nhầm lẫn, để rút ruột hoặc hưởng hoa hồng dẫn tới chỗ hàng chục nhà máy triền miên thua lỗ, tổng dư nợ lên tới 5 ngàn tỷ đồng sau khi đã được hưởng đủ biện pháp xoá nợ, choàng nợ, khoanh nợ.
Về phần nợ vay nước ngoài trên 1 ngàn tỷ đồng, ngân hàng nông nghiệp là đơn vị bảo lãnh nên phải đứng ra trả thay, cũng như phải cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp sản xuất mía đường với số nợ hơn 17 triệu đô la.
Vấn đề của ngành mía đường Việt Nam phát sinh từ một chục năm qua, là lập nhà máy theo phong trào mua máy móc phế thải từ Trung Quốc, nhà máy không được qui hoạch kèm theo vùng nguyên liệu.
Những nhà máy có yếu tố nước ngoài họ sản xuất vẫn có lời. Phải mạnh tay đóng cửa những nhà máy quốc doanh thua lỗ. Chính phủ cố gắng cổ phần hoá số nhà máy đường trì trệ để thu lại một phần vốn, nhưng việc thực hiện rất trì chậm, càng kéo dài càng thiệt hại nhiều hơn.
Một nhà doanh nghiệp ở TP.HCM đưa ra nhận định: “Những nhà máy có yếu tố nước ngoài họ sản xuất vẫn có lời. Phải mạnh tay đóng cửa những nhà máy quốc doanh thua lỗ. Chính phủ cố gắng cổ phần hoá số nhà máy đường trì trệ để thu lại một phần vốn, nhưng việc thực hiện rất trì chậm, càng kéo dài càng thiệt hại nhiều hơn.”
Tại hội nghị Quảng Ngãi, ông Lê Văn Tam chủ tịch hiệp hội mía đường Việt Nam cảnh báo chuyện phá sản. Nhân vật có thẩm quyền của ngành mía đường cho biết là, giá đường ở thị trường các nước lúc cao nhất cũng chỉ trên dưới 7 ngàn đồng 1kg trong khi giá đường hiện nay ở Việt Nam là 11 ngàn 1kg.
Các công ty quốc doanh thua lỗ
Giá đường nội địa cao gấp đôi năm ngoái, ngoài chuyện quản lý tồi còn là chuyện tranh mua mía vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Giá mía bình quân 400 ngàn 1 tấn nhưng niên vụ hiện nay, theo lời ông Tam có nhà máy nâng giá mua mía lên hơn 700 ngàn một tấn, kết quả là giá đường cao ở mức bất thường.
Trên thực tế sản xuất như vậy, liệu khi vào WTO phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường, thì không hiểu mấy chục nhà máy đường Việt Nam sẽ làm sao mà cạnh tranh. Nhà doanh nghiệp ở TP.HCM phát biểu:
“ Hiện nay chính phủ chưa công bố chi tiết mở cửa thị trường nông nghiệp với Mỹ cũng như các thành viên khác của WTO…cũng không rõ lộ trình thế nào, nhưng ngành mía đường Việt Nam làm ra sản phẩm giá thành cao hơn khu vực, chắc chắn không thể cạnh tranh, sự phá sản là có thể nhìn thấy.”
Báo chí Việt Nam đưa tin rất nhiều về thực trạng ngành mía đường mà họ gọi là mía đắng đường chua hay là quả đắng từ những nhà máy đường. Khi bình luận về hội nghị Quảng Ngãi tờ Thanh Niên cho rằng đây là một cuộc hội thảo hoàn toàn mở không che dấu thông tin.
Thực trạng thì đã rõ nhưng lối thoát thì chưa thấy, và theo tờ báo quả là một âu lo trước tương lai hội nhập. Khi vấn đề không chỉ ở sự tồn tại của mấy chục nhà máy đường mà còn liên quan tới cả triệu nông dân và 265 ngàn hécta mía của họ.
Những bài liên quan
- Trâu chậm và Nước đục
- Trước ngưỡng cửa WTO, ngành công nghệ thông tin Việt Nam gặp nhiều cơ hội lẫn thách thức
- Phỏng vấn bà Virginia Foote về Quy Chế PNTR cho Việt Nam
- Nhiều doanh nghiệp Mỹ thăm dò thị trường Việt Nam
- Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO
- Thông tin của báo chí đã công khai nhưng chưa minh bạch
- 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được bầu chọn danh hiệu Tin Và Dùng Việt Nam 2006
- Bảng tường trình sắp hạng các tỉnh tại Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Ngành nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trước thềm hội nhập WTO
- Thảm hoạ bão Trân Châu và thỏa thuận Việt-Mỹ về WTO
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Ngành dệt may Việt Nam được lợi từ thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Ước vọng của một nữ doanh nhân trước việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO
- Ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thuế chống bán phá giá của EC
- Ngành xuât bản và phát hành sách Việt Nam trước thềm gia nhập WTO
- Những chuẩn bị của công ty văn hoá Phương Nam tương lai hội nhập WTO
- Phó trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ sẽ viếng thăm Việt Nam trong 3 ngày
- Ðàm phán Việt-Mỹ về WTO, bên nào nhượng nhiều hơn
- Ngành nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập WTO
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 18-5-2006)