Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Trong buổi phát thanh sáng nay, Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do đã gửi đến quý thính giả phóng sự của Ðằng Phong về buổi gặp gỡ giữa ông Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak với cộng đồng người Việt ở miền Nam bang California. Nhân dịp này, ông Ðại Sứ Mỹ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Ðại Sứ đã dành thì giờ riêng cho chúng tôi. Chúng tôi xin bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách nhắc lại là trong buổi tiếp Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nói rằng để có được một mối quan hệ bền vững, chính Việt Nam phải quyết tâm cải tiến dân chủ và nhân quyền.
Trước khi rời Hà Nội, bạn của ông là Ðại Sứ Michael Marine cũng nói rằng ước gì ông ta có thể bảo là nhân quyền đã được cải thiện tại Việt Nam, nhưng ông Marine nói rằng rất tiếc, ông không thể nói được điều đó. Theo ông Ðại Sứ, làm sao có thể mở rộng thảo luận liên quan đến chính trị với Việt Nam?
Ðại Sứ Michael Michalak: một trong những cách để chúng ta có thể mở rộng thảo luận về nhân quyền và chính trị ở Việt Nam là chính tôi phải bắt nắm lấy cơ hội mình mới sang Việt Nam làm việc, tất cả mọi người đều đón chào tôi rất nồng nhiệt, tất cả đều bảo với tôi là sẵn sàng thảo luận mọi đề tài tôi muốn đặt ra, kể cả vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do tôn giáo và nhiều vấn đề khác nữa.
Ý định của tôi là nắm lấy thiện chí đó và tiếp tục xây dựng quan hệ trên thiện chí đó, ngay cả lúc chúng tôi thảo luận với nhau về những đề tài khó khăn. Ðây là việc không dễ làm, tôi không biết mình có làm được hay không, nhưng đây là điều tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách để thực hiện.
Điều 88
Nguyễn Khanh: trước khi rời Washington để sang nhận nhiệm sở ở Hà Nội, nếu tôi nhớ không lầm thì ông Ðại Sứ có nói rằng ông sẽ thúc đẩy Chính Phủ Việt Nam sửa đổi luật hình sự, đặc biệt là điều 88.
Tiến bộ duy nhất mà tôi có thể chia sẻ với ông là tôi đã nói rất rõ với Chính Phủ Việt Nam, kể cả với Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và với ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm cũng như với các viên chức khác rằng nhân quyền chính là trọng điểm của chính phủ Hoa Kỳ cũng như của cá nhân tôi, và tôi sẽ cỗ vũ họ trả tự do không chỉ một mình Linh Mục Nguyễn Văn Lý, mà còn trả tự do cho những người tù khác chúng tôi quan tâm đến.
Ông Ðại Sứ cũng đưa ra lời hứa là sẽ cố gắng tối đa để Việt Nam trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Biết rằng ông Ðại Sứ mới nhậm chức được 30 ngày, những muốn hỏi là có tiến bộ này về hai vấn đề này mà ông Ðại Sứ muốn chia sẻ với chúng tôi được không?
Ðại Sứ Michael Michalak: tiến bộ duy nhất mà tôi có thể chia sẻ với ông là tôi đã nói rất rõ với Chính Phủ Việt Nam, kể cả với Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và với ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm cũng như với các viên chức khác rằng nhân quyền chính là trọng điểm của chính phủ Hoa Kỳ cũng như của cá nhân tôi, và tôi sẽ cỗ vũ họ trả tự do không chỉ một mình Linh Mục Nguyễn Văn Lý, mà còn trả tự do cho những người tù khác chúng tôi quan tâm đến.
Những người này chưa ai được thả, nhưng như ông mới nói, tôi vừa nhậm chức có 30 ngày, và tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Việt Nam nên có tiến bộ, đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ trong lãnh vực này. Ðiều đó có nghĩa là gì? Tôi không biết họ sẽ đáp ứng như thế nào, nhưng hai bên sẽ tiếp tục thảo luận với nhau và tôi biết là Việt Nam sẽ nói chuyện với tôi về những điều này.
Nguyễn Khanh: khi tiếp xúc với Cộng Ðồng và khi nói đến vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Ðại Sứ nhận xét rằng hiện có nhiều nhà thờ, chùa chiền có đông tín đồ, nhưng cũng có những tôn giáo không có mấy tín đồ. Có phải tiêu chuẩn về tự do tôn giáo của ông Ðại Sứ được dựa trên con số người đi nhà thờ hay đi chùa?
Ðại Sứ Michael Michalak: Không phải. Cách tôi đánh giá tự do tôn giáo là không chỉ chính mắt mình trông thấy có bao nhiêu người đi nhà thờ, đi chùa, tôi còn dựa vào những báo cáo của các đồng nghiệp, bạn bè về con số những cơ sở tôn giáo được đăng ký, cũng như các công tác từ thiện mà tôn giáo được quyền làm ở Việt Nam, vì ở bình diện thế giới, tôn giáo nổi tiếng với những công tác từ thiện.
Tôi cũng sẽ xem coi các viên chức Việt Nam ở các địa phương được huấn luyện thi hành luật pháp như thế nào, để tránh không cho những chuyện tiêu cực đối với tôn giáo xảy ra. Vẫn còn những viên chức coi thường luật lệ và hành động không đúng với những gì luật pháp quy định.
Tôi cho rằng điều rõ ràng về những điểm tôi vừa trình bầy là con số đều tăng. Chúng tôi vẫn có những tin tức, bằng chứng, cho thấy có những cơ sở tôn giáo vẫn chưa được đăng ký, vẫn còn nhiều câu hỏi phải đặt ra, đặc biệt nhất là ở vùng Tây Bắc là nơi có nhiều cơ sở tôn giáo đã nộp đơn nhưng vẫn chưa được chấp thuận.
Người ta có nói đến những trở ngại hậu cần, như vấn đề đi lại khó khăn, tôi chưa đến thăm vùng này nên không thể bảo rằng điều đó là đúng. Nhưng một vài người bạn của tôi, những người tôi tin cẩn đã đi đến đó và họ bảo cho tôi biết rằng vấn đề đi lại quả thật khó khăn. Nhiều người bảo họ thuộc thuộc một tổ chức tôn giáo nào đó nhưng khi nói chuyện với họ, thì không thể biết rằng họ có hiểu thuộc một tổ chức tôn giáo có nghĩa là thế nào hay không. Ðây là một vấn đề rất phức tạp, và tôi phải đích thân đi đến đó để tìm hiểu xem sao.
Xây dựng quan hệ

Nguyễn Khanh: ông Ðại Sứ đã gặp và thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Nêu tôi nhớ không lầm thì Tổng Thống Ronald Reagan có lần bảo rằng khó có thể biết được một người cộng sản nghĩ gì trong đầu, và càng khó hơn nữa nếu người đó là lãnh tụ cộng sản. Ông Ðại Sứ đang ở trong trường hợp đó. Có khi nào ông nghĩ ước gì biết được người ngồi đối diện với mình đang suy nghĩ điều gì hay không?
Ðại Sứ Michael Michalak: có chứ. Ngay cả lúc nói chuyện với nhà tôi, đôi khi tôi cũng thắc mắc không hiểu bà nhà tôi đang nghĩ gì. Ðọc được suy nghĩ của người khác không phải là dễ. Gặp gỡ càng nhiều, xây dựng được quan hệ càng tốt với phía đối tác, thì tôi càng có thể đoán biết họ đang suy nghĩ như thế nào.
Trong cương vị của tôi, xây dựng quan hệ là điều thật quan trọng, và đây là điều tôi phải làm để phía đối tác có thể tin được ở tôi, để khi tôi tức giận, họ hiểu lý do tại sao tôi lại có thái độ như thế, và ngay khi tôi chúc mừng họ, họ hiểu được sự chân thành mà tôi muốn bày tỏ qua lời chúc mừng. Ðó là một tiến trình đòi hỏi phải có thời gian mới thực hiện được.
Công việc của tôi rất bận rộn, và dàn xếp để gặp những người cũng bận rộn như mình là điều không dễ. Ðiều đó có nghĩa là tôi không thể gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam mỗi ngày được, nên phải mất một thời gian mới có thể xây dựng quan hệ được. Nhưng tôi có thể nói là tôi sẽ cố gắng để xây dựng mối quan hệ này càng nhanh càng tốt.
3 mục tiêu
Nguyễn Khanh: giáo dục, kinh tế và nhân quyền là 3 mục tiêu được ông Ðại Sứ đặt lên hàng đầu. Xin hỏi ông Ðại Sứ có kế hoạch kết hợp 3 mục tiêu này lại để đạt được thành quả hữu hiệu hơn không?
Ðại Sứ Michael Michalak: theo tôi nghĩ thì ở một góc độ nhất định nào đó, 3 mục tiêu tôi đặt ra kết hợp với nhau. Tôi tin rằng khi được học hỏi ở một xã hội mở rộng thì người ta sẽ nhìn thấy và hiểu thế nào một xã hội mở rộng, lại liên kết với một nền kinh tế mở rộng, và học hỏi, biết phải đóng góp ý kiến của mình về đường lối hoạt động của chính phủ và luật pháp.
Tất cả những điều này liên kết với nhau để đi đến kết quả là ngay chính phủ cũng tin tưởng rằng khi người dân đưa ra ý kiến của họ thì điều đó không có nghĩa là người đóng góp ý kiến muốn lật đổ chính quyền, mà ý kiến của người dân có thể được thực hiện để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, tốt hơn.
Tôi tin rằng chinh phủ Việt Nam muốn xây dựng xã hội cho tốt hơn, và trách nhiệm của chúng tôi là bày tỏ cho chính phủ Việt Nam biết rằng cải tiến tình trạng nhân quyền sẽ giúp xây dựng một xã hội tốt hơn cho Việt Nam, xây dựng một đời sống tốt hơn và môi trường làm việc tốt hơn cho người dân. Tôi tin rằng chúng ta có thể đạt được mục đích đó qua các chương trình kinh tế, giáo dục, và dần dần sẽ giúp người dân Việt Nam quyền quyết định.
Tôi tin rằng chinh phủ Việt Nam muốn xây dựng xã hội cho tốt hơn, và trách nhiệm của chúng tôi là bày tỏ cho chính phủ Việt Nam biết rằng cải tiến tình trạng nhân quyền sẽ giúp xây dựng một xã hội tốt hơn cho Việt Nam, xây dựng một đời sống tốt hơn và môi trường làm việc tốt hơn cho người dân. Tôi tin rằng chúng ta có thể đạt được mục đích đó qua các chương trình kinh tế, giáo dục, và dần dần sẽ giúp người dân Việt Nam quyền quyết định.
Chính Phủ Việt Nam nói rằng chính phủ là Chính Phủ do dân, bởi dân và vì dân. Người Mỹ cũng nói y như thế. Hãy chờ xem liệu có thể trở thành sự thật hay không.
Kinh tế và nhân quyền
Nguyễn Khanh: gần đây Trung Quốc dùng quyền phủ quyết để ngăn cản không cho Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án các hành động đàn áp mà Chính Phủ Miến Ðiện làm đối với người dân, chỉ vì Bắc Kinh và Rangoon trao đổi thương mại với nhau. Liệu ông Ðại Sứ có thể đảm bảo với thính giả của chúng tôi là Hoa Kỳ sẽ không làm như thế, tức là Hoa Kỳ sẽ không coi trọng kinh tế hơn nhân quyền?
Ðại Sứ Michael Michalak: tôi không coi đó là kinh tế được coi trọng hơn nhân quyền. Cùng một lúc, chúng ta có thể có làm được nhiều việc khác nhau. Chúng ta có thể vừa đi bộ vừa nhai chewing-gum, chúng ta cũng có thể vừa vận động cho nhân quyền vừa vận động cho quyền lợi về kinh tế.
Theo quan điểm riêng của tôi, cắt đứt các quan hệ về kinh tế, thương mại có nghĩa là cắt đứt gần hết các con đường hợp tác giữa hai bên. Nếu làm điều đó, liệu có gây khó khăn cho Chính Phủ nước khác không? Không, sẽ gây khó khăn cho người dân nhiều hơn là cho Chính Quyền. Chúng ta phải cân nhắc lợi hại như thế nào.
Vẫn theo quan điểm riêng của tôi, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành quả hơn bằng cách tiếp tục hợp tác chung với Việt Nam, bằng cách thể hiện cho Việt Nam biết thế nào là một xã hội mở rộng, thế nào là một nền kinh tế mở rộng, và tại sao ở một xã hội mở rộng người dân được quyền lên tiếng nói, được quyền bày tỏ quan điểm, và thể hiện này sẽ làm lợi cho quốc gia như thế nào.
Vai trò của Cộng Đồng Người Việt
Nguyễn Khanh: trước khi đi Hà Nội, ông Ðại Sứ gặp Cộng Ðồng Người Việt ở miền Ðông Hoa Kỳ. Ðến Hà Nội mới 30 ngày, ông Ðại Sứ trở lại Mỹ tiếp xúc với Cộng Ðồng Người Việt ở miền Tây của nước Mỹ. Ðiều này xác định ông Ðại Sứ đánh giá cao Cộng Ðồng Người Việt và không ai có thể quên được việc ông Ðại Sứ làm. Theo ông Ðại Sứ, vai trò của Cộng Đồng Người Việt trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như thế nào?
Ðại Sứ Michael Michalak: tôi nghĩ rằng Cộng Ðồng Người Việt ở Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm, lại dồi dào về khả năng để có thể đóng góp cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Quan hệ giữa hai quốc gia tốt hơn, vững vàng hơn chính nhờ vào quan hệ giữa người dân hai nước với nhau. Người dân yêu mến nhau, học hỏi lẫn nhau và muốn giúp đỡ cho nhau. Về điểm này, tôi tin rằng Cônt Ðồng Người Việt ở Mỹ có thể góp một phần rất tích cực.
Người Việt ở Mỹ có thể đóng vai trò của một chiếc cầu, có thể đảm nhận vai trò của mối liên hệ đầu tiên giữa nước Mỹ với một quốc gia mà ngôn ngữ lẫn van hóa vẫn xa lạ với người Mỹ. Qua tiếp xúc với Cộng Ðồng người Việt, ngay chính những người Mỹ ở tại nước Mỹ cũng học hỏi, và hiểu biết về Việt Nam. Cũng qua Cộng Ðồng, những Người Việt đang sinh sống ở Việt Nam học hỏi, biết được về nước Mỹ.
Người Việt ở Mỹ có thể đóng vai trò của một chiếc cầu, có thể đảm nhận vai trò của mối liên hệ đầu tiên giữa nước Mỹ với một quốc gia mà ngôn ngữ lẫn van hóa vẫn xa lạ với người Mỹ. Qua tiếp xúc với Cộng Ðồng người Việt, ngay chính những người Mỹ ở tại nước Mỹ cũng học hỏi, và hiểu biết về Việt Nam. Cũng qua Cộng Ðồng, những Người Việt đang sinh sống ở Việt Nam học hỏi, biết được về nước Mỹ.
Ðó là bước liên hệ đầu tiên, thể hiện cho thấy hai bên có thể tìm hiểu về nhau, có thể tin tưởng lẫn nhau. Từ đó, quan hệ này sẽ được mở rộng cho giới hoạt động thương mại, cho các cuộc tiếp xúc giữa các vị lãnh đạo tinh thần. Quan hệ này sẽ dẫn chúng ta đến chỗ xã hội này đặt tin tưởng vào những gì họ được nghe từ một xã hội khác, và tôi tin rằng đó là một tiến trình mà Cộng Ðồng Người Việt ở Mỹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng.
Nguyễn Khanh: ông Ðại Sứ có định gặp những nhà tranh đấu ở Việt Nam không?
Ðại Sứ Michael Michalak: có.
Nguyễn Khanh: ông Ðại Sứ đã gặp người nào chưa?
Ðại Sứ Michael Michalak: chưa, nhưng tôi sẽ tiếp xúc với họ.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn ông Ðại Sứ.