Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Gần đây, một văn kiện đựơc dư luận trong ngoài nước quan tâm tìm đọc là bản ‘Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới’ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong văn kiện ấy, ông Kiệt đã nêu lên những vấn đề mà ông cho là căn bản phải thực hiện, để Việt Nam có thể nắm bắt đựơc những vận hội mới.

Ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện các cuộc trao đổi với một số nhân vật từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản, hiểu rõ nội tình cũng như những vấn đề của Đảng trong vai trò lãnh đạo đất nước.
Những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả ý kiến của cựu đại tá Bùi Tín, và nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Thanh Giang. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý vị ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần. Ông Cần nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu. Hiện ông đang sinh sống tại Nga. Trước hết, ông Cần nói lên cảm tưởng đầu tiên của ông về bản văn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Vẫn còn dè dặt
Nguyễn Minh Cần: Đây là một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt chính trị của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một người từng nắm giữ một chức vụ lãnh đạo hàng cao nhất trong Đảng và Nhà nước nói lên những điều mà ngay bây giờ các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chưa dám nói. Đó là điểm tích cực của sự kiện này.
Tuy nhiên, ông Kiệt, mặc dù dùng những từ ngữ rất to lớn như bứt phá mạnh mẽ…, nhưng ông lại vẫn rất dè dặt, vẫn đứng yên một chỗ thôi.
Nguyễn An: Thưa ông NMC, ông Kiệt cho là cần phải có những bứt phá mạnh dạn về tư duy để từ đó đưa đến những thay đổi cơ bản…
Đây là một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt chính trị của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một người từng nắm giữ một chức vụ lãnh đạo hàng cao nhất trong Đảng và Nhà nước nói lên những điều mà ngay bây giờ các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chưa dám nói. Đó là điểm tích cực của sự kiện này.
Nguyễn Minh Cần: Nhưng ông Kiệt nói như vậy thì ông đã mâu thuẫn với vấn đề mà ông đặt ra với chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin
Nguyễn An: Về chủ nghĩa Mác Lê Nin thì ông Kiệt cho là phải xác định cho rõ nội hàm của chủ nghĩa ấy, chứ không thể nói chung chung. Là một người từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản Việt Nam, ông nghĩ sao về yêu cầu này?
Nguyễn Minh Cần: Nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, hay nôm na là nội dung cơ bản của chủ nghĩa ấy đã nằm sờ sờ ra từ bao nhiêu năm rồi, trong văn bản của các ông thừơng đựơc gọi là kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Nội dung ấy gồm bốn điểm, đựơc coi là bốn trụ cột. Thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.
Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản. Thứ ba là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai, và điểm thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ
Với cái nội hàm ấy, áp dụng những điều đó trong các nước xã hội chủ nghĩa trong 80 năm nay rồi, từ nước XHCN đầu tiên là Liên Xô, đến các nước XHCN còn lại là Việt Nam, Triều Tiên, Trung quốc và Cuba, thì kết quả thế nào?
Tám mươi năm qua, bao nhiêu đầu rơi máu chảy, đau thương tang tóc, ở các nước xã hội chủ nghĩa đó, đã xác lập nên một chế độ toàn trị, độc ác không kém gì chế độ Phát xít. Ông Kiệt vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng nói một cách mập mờ, là phải xác định nội hàm của những khái niệm đó.
Có thể thay đổi hay không?
Nguyễn An: Như vậy, thì có thể thay đổi các nội hàm này, hay ít nhất, thay đổi cách nhìn về những nội hàm ấy hay không?
Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Nguyễn Minh Cần: Không có thể nào thay đổi. Nếu thay đổi thì sẽ không còn chủ nghĩa Mác Lênin nữa.
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, như thế, có vẻ như ông có cái nhìn tích cực hơn, mạnh dạn hơn và cách mạng hơn ông Kiệt nữa!
Nguyễn Minh Cần: Vấn đề đặt ra, theo tôi, muốn có một bứt phá về mặt tư duy, thì phải dứt khoát là từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin. Đó mới là điều căn bản. Nói như vậy, là thế nào?
Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm: Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội. Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước. Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.
Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định dưới luật đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.
Đó là những điểm cơ bản để xoá bỏ chuyên chính vô sản, chế độ toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.
Điều đó rất rõ ràng nhưng ông Kiệt không dám đụng đến, vì đụng đến là đụng vào giai cấp quan liêu đang thống trị đất nước. Cho nên, ông Kiệt cứ phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.
Nguyễn An: Xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Cần.
Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần, nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kỳ tới, ông Cần sẽ nói về vấn đề tả khuynh trong đảng, cũng là một nội dung quan trọng trong bản góp ý của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Những bài liên quan:
- Ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần về vấn đề tả khuynh trong đảng CSVN
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trao đổi về thư góp ý của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị
- Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư góp ý với Ban chấp hành trung ương Ðảng CSVN