Internet, phương tiện trợ lực cho các nhà dân chủ Việt Nam
2006.10.07
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày nay đã phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, giúp thông tin vượt qua các giới hạn về thời gian và không gian, đến được với mọi người bất kể là ở nơi nào trên thế giới. Internet đối với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước được xem là cánh cửa duy nhất giúp những tư tưởng tiến bộ vượt thoát hàng rào cản trở và sự đàn áp khắc nghiệt của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là phương tiện này hiện cũng đang bị cơ quan an ninh dùng mọi biện pháp để theo dõi, kiểm soát, và từ đó, sách nhiễu những người có ý kiến bất đồng. Tổng hợp thông tin liên hệ của tờ báo Time, Trà Mi tường trình chi tiết.
Điện thoại Internet, tức VoIP, hay còn được gọi nôm na là các chương trình voice chat cho phép người sử dụng có thể thực hiện những cuộc điện thoại kỹ thuật số qua mạng lưới toàn cầu. Ngày nay, VoIP đã khá quen thuộc với mọi người không chỉ nhờ vào chức năng tiện dụng của nó mà còn do cước phí rẻ. Người sử dụng các chương trình voice chat như Paltalk, Yahoo!Messenger, hay Skype thì không phải trả thêm chi phí gì ngoại trừ tiền kết nối mạng internet cho máy tính hàng tháng.
Lợi điểm của voice chat
Tại Việt Nam, vào khi chính quyền có khả năng ngăn chặn hiệu quả các trang blog, trang web dân chủ cũng như truy mở email cá nhân để kiểm soát thì voice chat đã trở thành phương tiện thông tin và bày tỏ quan điểm tương đối an toàn hơn đối với các nhà bất đồng chính kiến trong nước. Họ có thể dùng các chương trình voice chat để liên lạc với nhau, trò chuyện trực tiếp, hay tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi ý kiến online :
« Tôi thấy hệ thống thông tin internet toàn cầu hiện nay rất ư tiện lợi cho tiếng nói của những người bất đồng chính kiến trong nước. Nó giúp cho tiếng nói của chúng tôi được đi ra thế giới tương đối hiệu quả, nhưng đấy chỉ trên mạng internet mà thôi chứ tình hình trong nước Việt Nam hoàn toàn không được như vậy.
Tôi thấy hệ thống thông tin internet toàn cầu hiện nay rất ư tiện lợi cho tiếng nói của những người bất đồng chính kiến trong nước. Nó giúp cho tiếng nói của chúng tôi được đi ra thế giới tương đối hiệu quả, nhưng đấy chỉ trên mạng internet mà thôi chứ tình hình trong nước Việt Nam hoàn toàn không được như vậy.
Tất cả mọi thứ họ đều độc quyền ví dụ như tất cả mạng điện thoại, toàn bộ hệ thống thông tin báo, đài đều do họ độc quyền hết. Nhân dân không được cất lên tiếng nói của mình đâu. Vừa rồi có một nhóm nhà dân chủ ở Hà Nội chủ trương ra tập san “Tự do dân chủ” nhưng đã bị đàn áp khốc liệt đấy.”
Đó là phát biểu của anh Bạch Ngọc Dương, một thành viên khối dân chủ 8406, nhận xét về tính năng tiện dụng của internet đối với hoạt động dân chủ trong nước.
Các nhà bất đồng chính kiến, khi trao đổi quan điểm bằng văn bản, thư từ qua email, có nhiều rủi ro bị cơ quan an ninh truy cứu, tìm ra, và lưu lại làm bằng chứng hơn so với sự trao đổi bằng âm thanh trực tiếp qua các chương trình voice chat. Một thuận lợi khác, tại những dịch vụ internet đông người, công an khó xác định được khách hàng nào đang dùng voice chat để bàn luận về dân chủ.
Chính quyền ra sức ngăn chặn
Tuy nhiên, ngày nay, với mục tiêu ngăn chặn mọi quan điểm bất đồng chính kiến, cơ quan an ninh đã dùng nhiều thủ thuật khác nhau trong việc đàn áp những tiếng nói đối lập như theo dõi, cắt phương tiện liên lạc, hay thậm chí là cài người trà trộn vào các diễn đàn trao đổi ý kiến online để thu thập thông tin.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của ba bạn trẻ Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn, và Lisa Phạm năm ngoái bị bắt giam 9 tháng chỉ vì đã nêu lên những ý kiến bất đồng về tham nhũng và dân chủ trên diễn đàn Paltalk, sau khi họ tiết lộ thông tin cá nhân với những người bạn trên mạng mà họ tin tưởng là đồng chí hướng.
Tháng 8 vừa qua, tức là chỉ một tháng sau ngày được trả tự do, Quốc Huy lại bị bắt đưa đi biệt tích khi chat trên diễn đàn Paltalk tại một dịch vụ internet ở quận 10, TPHCM. Cho tới nay, vẫn chưa ai biết anh đang bị giam giữ ở đâu. Nhà dân chủ trẻ Ngọc Dương từ Hà Nội chia sẻ thêm:
“Hiện nay khi chúng tôi lên Paltalk phát biểu ý kiến, cơ quan an ninh họ trà trộn vào đấy và ghi âm lại nội dung. Ai thật thà tiết lộ tên tuổi thật và địa chỉ thì liền bị họ đến tận nơi mời đi làm việc để tìm cách ngăn chặn. Tức là họ không muốn cho người dân lên tiếng, thậm chí trao đổi qua điện thoại bình thường thế này cũng bị họ đặt máy ghi âm nghe trộm.
Tôi được biết là nhà nước này họ dùng tiền đóng thuế của nhân dân để nuôi 1 đội quân rất hoành tráng ở khắp nơi trên thế giới để theo dõi và bảo vệ cho thế cai trị độc tôn của họ. Họ vẫn ra sức ngăn chặn, nhưng tôi nghĩ, với phương tiện thông tin ngày một hiện đại như bây giờ thì họ cũng không thể nào ngăn chặn được tiếng nói của người dân.
Chúng tôi cũng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến của mình. Những điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp của Việt Nam chứ chúng tôi không vượt ra ngoài giới hạn này. Chúng tôi nói lên sự thật chứ chẳng có gì gọi là liên quan đến an ninh quốc gia bởi vì chúng tôi không hề khủng bố, đặt bom, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Chúng tôi chỉ phát biểu bất bình trước những điều bất bình trong xã hội mà thôi.
Chúng tôi cũng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến của mình. Những điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp của Việt Nam chứ chúng tôi không vượt ra ngoài giới hạn này. Chúng tôi nói lên sự thật chứ chẳng có gì gọi là liên quan đến an ninh quốc gia bởi vì chúng tôi không hề khủng bố, đặt bom, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Chúng tôi chỉ phát biểu bất bình trước những điều bất bình trong xã hội mà thôi.”
Ngày càng phát triển
Bất chấp những biện pháp đàn áp khốc liệt của chính quyền, rõ ràng sự phát triển và phổ biến của kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại đã trở thành một công cụ tiếp sức cho những tiếng nói yêu chuộng dân chủ trong nước.
Nếu như 5 năm trước đây, số lượng những người quan tâm đến dân chủ tại Việt Nam chỉ dừng lại ở con số vài chục, chủ yếu là những người đứng tuổi, thì hiện nay, con số này đã nhân lên gấp bội. Đặc biệt, khá nhiều trí thức trẻ đã gia nhập đội ngũ này. Các hoạt động đấu tranh ôn hoà như thu thập chữ ký ủng hộ kêu gọi dân chủ cũng không dễ dàng như hiện nay, khi người ta có thể scan chữ ký và truyền đi khắp nơi qua mạng internet toàn cầu.
Cũng nhờ vào kỹ thuật voice chat, những thành viên trong khối dân chủ 8406 có điều kiện trao đổi thông tin, thảo luận, và thu hút hàng ngàn người tham gia ủng hộ trên các diễn đàn online của Paltalk, Skype, hay Yahoo!Messenger. Trong số này, phần lớn là giới trẻ có hiểu biết về công nghệ thông tin.
Theo đánh giá của ông Julian Pain, chuyên gia về tự do ngôn luận trên internet thuộc Tổ chức Ký giả không biên giới (RSF), các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam có vẻ nhanh nhạy hơn so với những người đồng chí hướng ở các nước láng giềng trong việc sử dụng internet làm phương tiện hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh dân chủ quốc nội, đưa những tiếng nói yêu tự do dân chủ ra thế giới bên ngoài.
Đồng thời, RSF cũng lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do cá nhân, nhất là tự do ngôn luận và bày tỏ tư tưởng của công dân bằng các chính sách độc đoán, hà khắc.
Vừa rồi là bài tường trình về những lợi ích của công nghệ thông tin, đặc biệt là kỹ thuật điện thoại internet đối với hoạt động đấu tranh dân chủ trong nước. Trong số các chương trình voice chat tiện dụng hiện nay thì Skype có vẻ còn khá mới mẻ.
Chương trình kỳ tới, nhà dân chủ trẻ Bạch Ngọc Dương sẽ trình bày về các bước sử dụng cơ bản cùng những tính năng tiện dụng của Skype trong việc giúp các nhà bất đồng chính kiến trong nước trao đổi thông tin và nói lên quan điểm của mình. Mời quý vị đón theo dõi.
Theo dòng câu chuyện:
- Lợi ích và cách sử dụng chương trình Skype
Những bài liên quan
- Lợi ích và cách sử dụng chương trình Skype
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-10-206)
- Du học sinh Việt Nam nghĩ gì về tiến trình dân chủ hóa đất nước? (phần 1)
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gặp khó khăn với công an Hà Nội
- Cô Nguyễn Thu Trâm bị áp lực phải bỏ ý định đi thăm bà con khiếu kiện đất đai ở Kiên Giang
- Các nhà tranh đấu tại VN phản đối công an cưỡng đoạt tài sản và phương tiện làm việc
- Các nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam sẽ chùn bước?
- Quyền bầu cử và tự ứng cử trong xã hội dân chủ
- Thêm một tờ báo đối lập phát hành ở Việt Nam
- Phỏng vấn nữ luật sư Lê thị Công Nhân, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến