Hội nghị thường niên WHO chú trọng đến vấn đề sức khoẻ bà mẹ và trẻ em
2005.05.17
Trà Mi, phóng viên RFA
Tháng 5 hàng năm là thời gian diễn ra phiên họp thừơng niên của Tổ chức Y Tế thế giới, tổ chức ở Thuỵ Sĩ, để bàn bạc và quyết định các chính sách sắp tới của tổ chức. Đầu tuần này, kỳ họp lần thứ 58 của WHO đã khai mạc tại Geneva, quy tụ đại diện của 192 quốc gia thành viên. Trà Mi từơng trình chi tiết:
Các biện pháp toàn cầu
Kỳ họp năm nay diễn ra từ ngày 16 và sẽ kết thúc vào ngày 25 tháng này để thảo luận các vấn đề y tế cấp thiết của thế giới. Dịp này, các đại biểu sẽ xem xét lại ngân sách và các chương trình đề nghị cho năm tới, cũng như cùng nhau bàn bạc hơn một chục dự thảo nghị quýêt bao gồm các vấn đề từ kiểm soát - phòng ngừa căn bệnh ung thư, tới công tác chuẩn bị đối phó với dịch cúm, chiến lựơc tiêm chủng toàn cầu, và bảo hiểm sức khỏe xã hội.
Bên cạnh đó, đại diện các quốc gia cũng sẽ đề cập đến các biện pháp phối hợp toàn cầu để đối phó với các dịch bệnh như lao, sốt rét, bại liệt , tăng cừơng săn sóc điều trị HIV/AIDS, và quảng bá nâng cao nếp sống khoẻ mạnh trong cộng đồng.
Trong vài năm gần đây, WHO đã không ngừng kêu gọi các nứơc thành viên cập nhật các quy định y tế thế giới bằng cách tăng cừơng và mở rộng tầm quan sát các bệnh dịch nguy hiểm như cúm gà hay bệnh dịch do virus Ebola gây ra.
Vấn đề Đài Loan
Ngoài ra, dự kiến vấn đề Đài Loan xin gia nhập WHO với tư cách quan sát viên cũng sẽ được đưa ra bàn luận . Đây là lần thứ 9 đảo quốc yêu cầu được hiện diện trong Tổ chức y tế thế giới với tư cách quan sát viên.
Tất cả những lần trứơc đều bị từ chối, do Bắc Kinh vẫn kịch liệt phản đối bất cứ hành xử nào của Đài Loan với tư cách là một quốc gia độc lập, cũng như khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng trứơc nỗ lực gia nhập các tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc từ phía Đài Loan.
Trọng tâm của hội nghị
Các diễn giả được mời năm nay là tổng thống nứơc cộng hoà Maldives, Maumoon Abdul Gayoom, và ông trùm tỷ phú Bill Gates.
Tuy nhiên, trọng tâm hàng đầu của phiên họp kỳ 58 của Tổ chức Y tế Thế giới lần này nhấn mạnh đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Nguyên nhân, theo lời bà Liya Kebede, đại sứ thiện chí về sức khoẻ sinh sản, trẻ sơ sinh, và nhi đồng của WHO, là do: rõ ràng những bà mẹ và những đứa trẻ khoẻ mạnh là nền tảng của một cộng đồng hay một quốc gia thịnh vựơng.
Thế nhưng, điều đau lòng là hằng năm, thế giới có hơn nửa triệu bà mẹ chết trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, hoặc sau đó không lâu. Còn số trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì các bệnh tật có thể ngăn chặn được là 11 triệu em. 4 triệu em trong số này lìa đời khi chưa đầy 1 tháng tuổi. Đại sứ thiện chí của WHO nhận xét: Hầu hết những trừơng hợp tử vong này xảy ra ở các quốc gia đang phát triển, nhưng đáng buồn thay thực trạng này thừơng bị né tránh. Thật thiếu sót khi ở đầu thế kỷ 21 như hiện nay mà chúng ta lại để cho con số tử vong ở các bà mẹ và trẻ em tiếp tục leo thang, trong khi không phải là không có giải pháp.
Báo cáo Y tế Thế giới năm 2005 đã nhấn mạnh đến công tác giảm thiểu các con số đáng sợ này để bảo đảm Mục tiêu Phát triển của Thiên niên kỷ. Tổ chức này cho rằng nỗ lực ấy phụ thuộc phần lớn vào cơ hội mỗi bà mẹ và trẻ em đựơc tiếp cận với các điều kiện chăm sóc y tế từ khi thai nghén đến lúc sinh nở.
Các tin, bài liên quan
- Quốc tế khuyến cáo Việt Nam nên thận trọng với cúm gia cầm
- Jane Fonda: Bức ảnh chụp chung với bộ đội Bắc Việt là một sai lầm
- Câu chuyện của một người phụ nữ mất chồng trong cuộc chiến Việt Nam
- Cô gái mang hai dòng máu Việt–Mỹ gặp lại cha sau 30 năm tìm kiếm
- Câu chuyện của Trung tá Hạnh Nhơn, cựu nữ quân nhân VNCH
- Trung tâm Linh Tâm, đường dây tư vấn miễn phí chống bạo hành
- Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng