Những tiệm Nail Shop ở Hà Nội
2006.07.10
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Trước nay ở Việt Nam làm móng tay là một nghề phổ biến, hành nghề này phần đông là chị em phụ nữ trong giới bình dân. Thế nhưng có thể nói từ ba năm trở lại đây, đặc biệt ở Hà Nội, nghề làm móng nghệ thuật coi như được du nhập từ bên ngoài với cung cách phục vụ chuyên môn bài bản hơn, đáp ứng được tiêu chuẩn mà các bà các cô ở thủ đô cũng như khách nước ngoài trông đợi khi ghé đến những nơi gọi là Nail Shop như thế.
Vì sao nhiều Nail Shop thay nhau mọc ra ở Hà Nội thời gian gần đây, chị Tuyết, một cư dân thủ đô, giải thích: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tại những tiệm móng tay nghệ thuật với cung cách phục vụ như ở nước ngoài, với nhiều kiểu trau chuốt móng khác lạ như dưỡng móng, đắp bột, nối móng, xịt màu, vẽ hình trên móng, bên cạnh tiêu chuẩn vệ sinh và sát trùng, chi Châu, một Việt kiều từ California thường về nghĩ hè ở Hà Nội, cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Hai tiệm Nail Shop điển hình ở trung tâm Hà Nội có nhiều khách ngọai quốc lui tới hiện nay là Ever Beauty Club ở đường Nguyễn Hữu Huân và Nail Quý ở đường Lê Thánh Tông.
Cô Phương Anh, chủ nhân Ever Beauty Club, theo nghề làm móng tay đã 15 năm. Ba năm trước, khi qua Canada thăm người nhà có tiệm làm móng tay ở quốc gia này, cô ở lại một thời gian để học nghề và thực tập rồi trở về mở Ever Beauty Club: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Khác với Phương Anh ở Ever Beauty Club học nghề từ người nhà có tiệm ở Canada, trường hợp của cô thợ chính Vân trong tiệm Nail Quý ở đường Lê Thánh Tông thì khác hơn.
Năm 2000, Vân Linh vào Saigon học làm móng tay ở Nhà Văn Hóa Phụ Nữ nằm trên đường Lý Chiến Thắng. Đây là một trường của chính phủ chuyên đào tạo kỹ thuật viên làm móng tay móng chân: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Được biết hiện nay Saigon có ba bốn trường dạy nghề làm móng tay theo tiêu chuẩn cao. Tại TP Hồ Chí Minh, ngoài Nhà Văn Hóa Phụ Nữ đường Lý Chiến Thắng là của nhà nước, thì Kim Quyên là một trường tư nhân trên đường Lê Hồng Phong chẳng hạn.
Theo đà này các tiệm cung cấp vật liệu làm móng tay như dụng cụ cắt dũa, nước sơn, thuốc chùi nứiơc sơn và chất thúôc đắp bột cũng đã xuất hiện tại Hà Nội và Saigon.
Qui mô thì có tiệm Nghĩa ở Saigon, nhỏ hơn thì như Tùng Linh ở đường Tôn Đức Thắng, Hà Nội, tiệm Lâm Xuân ở Hàng Đường, Hoàng Giang ở hàng Chiếu.
Nghề làm móng tay ở Việt Nam là một nghề tự do. Chính phủ chưa có quí định và không bắt buộc người làm nghề này phải có bằng cấp hay chứng chỉ học nghề như các nước Tây Phương.
Những bài liên quan
- Buồn vui gia đình nhân mùa bóng đá 2006
- Nhiều khu vực trên cả nước nhiễm chất độc hại
- Cảnh sát Đài Loan bắt giữ 18 người Việt Nam làm việc bất hợp pháp
- Các xí nghiệp dùng acid chế biến đầu và vỏ tôm làm ô nhiễm nguồn nước
- Giá thuốc Tây trong nước vẫn tiếp tục tăng nhưng không đồng loạt như trước
- Khi kinh tế suy trầm
- Bà Aung San Suu Kyi - lãnh tụ của Liên Minh Cho Dân Chủ ở Miến Điện
- Hàng triệu người Việt Nam bị ngộ độc thạch tín từ các nguồn nước bị ô nhiễm
- Suy trầm Toàn cầu 2007 ?
- Chị Phạm Thị Huệ và nhóm Hoa Phượng Đỏ ở Hải Phòng
- 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được bầu chọn danh hiệu Tin Và Dùng Việt Nam 2006
- Bà Nguyễn Ngọc Xuân và dự án “Ngày Mới” ở Mũi Né – Phan Thiết
- Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
- Tổng trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Việt Nam và APEC
- Nữ nghệ sĩ Kim Cương
- Ngân hàng Phát triển Á châu khuyến cáo chất thải phải được xử lý ngay từ gốc
- Mỹ kim sụt giá
- Ý kiến của người dân về dự thảo thu nhập cá nhân
- Tin tức cập nhật về hoạt động đấu tranh của công nhân tại Việt Nam
- Việt Nam vào WTO
- Phí bảo hiểm y tế Việt Nam sẽ tăng 30% trong thời gian tới
- Dịch lan rộng: Việt Nam nhập khẩu gấp 2 triệu liều vaccine ngừa Lở Mồm Long Móng