Du học sinh Việt Nam học được những gì ở nước ngoài? (phần 4)

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong mấy tuần gần đây, chúng ta đã nghe hai bạn sinh viên trong nước là Dung và Thuý thảo luận với các bạn Sơn, Tuấn, và Minh hiện là du sinh ở Pháp, Mỹ, và Đài Loan về những điều thú vị, mới lạ mà người trẻ học được khi ra nước ngoài học tập.

NguyenVanLyCourt200.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên toà án xét xử ở Thừa Thiên Huế. hôm 30-3-2007. AFP PHOTO

Qua đó, các bạn có dịp so sánh về những điểm tương đồng và khác biệt, những điều hay cái dở giữa tình hình Việt Nam với các nước dân chủ, tiên tiến trên thế giới. Những lĩnh vực mà các bạn trao đổi không giới hạn trong vấn đề giáo dục, mà còn mở rộng ra cả đời sống xã hội, thông tin, báo chí, luật pháp, chính trị, và dân chủ.

Trong buổi nói chuyện kỳ trước, khi trao đổi ý kiến về thực trạng ở Việt Nam những bức xúc, bất bình của người dân không được quan tâm, giải quýêt thích đáng, các bạn sinh viên ở Việt Nam cho rằng nguyên nhân là do giới thẩm quyền tắc trách. Bạn Sơn du sinh ở Pháp thì nói rằng đó là do áp lực xã hội đối với người công quyền quá nhẹ.

Theo ý kiến của bạn Minh du học ở Đài Loan thì nguyên nhân là do chế độ độc đảng cai trị, không có tiếng nói đối lập để giám sát trong khi tiếng nói của người dân là báo chí thì bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Trong khi đó, bạn Tuấn du sinh tại Mỹ thì lại quả quyết đó là Việt Nam thiếu dân chủ khi mà đảng vẫn tự cho phép mình nằm trên luật pháp không chịu sự khống chế của luật. Cuộc hội luận diễn tiến thế nào khi bàn đến khía cạnh luật pháp của Việt Nam so với các nước?

Luật pháp Việt Nam?

Mời quý vị và các bạn tiếp theo dõi phần trao đổi tiếp theo hôm nay:

Trà Mi: Thúy và Dung ở Việt Nam, các bạn còn câu hỏi nào muốn đặt ra với các bạn du sinh?

Dung: Cho em hỏi các anh có nghĩ luật pháp ở Việt Nam quá "nhân đạo" hay không? Em thấy có nhiều ý kíên nói vậy đó.

Trà Mi: Mời ý kiến của Tuấn, Sơn, hoặc Minh.

Sơn: Không biết bạn nói luật nào nhân đạo?

Dung: Nói chung về toàn bộ hệ thống luật pháp ở Việt Nam, ví dụ như cách xử lý sai phạm của...

Sơn: Của cán bộ phải không?

Dung: Dạ.

Mình nghĩ không nên dùng từ “nhân đạo”, vì nhân đạo là giúp đỡ những người yếu thế, yếu kém. Làm sao có thể gọi là nhân đạo với những người trị dân mà làm sai. Đó phải gọi là không tôn trọng pháp luật, không công bằng trong pháp luật, chứ không phải “nhân đạo”.

“Tàn bạo”?

Sơn: Mình nghĩ không nên dùng từ "nhân đạo", vì nhân đạo là giúp đỡ những người yếu thế, yếu kém. Làm sao có thể gọi là nhân đạo với những người trị dân mà làm sai. Đó phải gọi là không tôn trọng pháp luật, không công bằng trong pháp luật, chứ không phải "nhân đạo".

Minh: Khi bạn hỏi, mình nghĩ ra một từ khác, hợp lý hơn. Luật pháp Việt Nam có thể nói là "tàn bạo" thì đúng hơn. Ở Việt Nam chắc các bạn khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin báo chí, nhưng chắc chắn là hai bạn du sinh Sơn và Tuấn biết rất nhiều về vụ xử một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam vừa rồi.

Ví dụ như cha Lý, người ta chỉ nói lên điều người ta suy nghĩ thôi, chứ chưa làm gì cả, đã xử người ta 8 năm tù rồi. Thế thì luật pháp nào gọi là “nhân đạo” ở đây? Chẳng hạn như tôi và bạn đang nói chuyện ở đây, một đồng chí công an nào đó ở Việt Nam nghe được thì tôi về Việt Nam bị tù 8 năm.

Bạn nghĩ thế là luật pháp à? Đó là “nhân đạo” hay “tàn bạo”? Mà không chỉ trường hợp của cha Lý không thôi. Đây cũng là cơ hội chia sẻ cho các bạn biết và nhắc nhở đến các bạn khác là chính phủ Việt Nam vừa rồi đã xử tù những người chỉ nói lên những điều người ta nghĩ.

Và những cái người ta nói rất có lợi cho dân tộc Việt Nam, nhưng không có lợi cho đảng cộng sản Việt Nam, là bị tù ngay, như luật sư Nguyễn Văn Đài hay Lê Thị Công Nhân chẳng hạn. Rất nhiều nhà bất đồng chính kiến chỉ nói lên suy nghĩ chứ chưa làm gì cả, chính phủ đã quy kết họ 1 loạt các tội danh.

Các bạn không biết thôi, chứ phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý là một vết nhơ không thể xóa nhoà cho dân tộc Việt Nam. Cha Lý trước toà, đến quyền nói chính quyền cũng không cho nói. Họ bịt mồm ông ta lại. Cái hình ảnh ấy các bạn trong nước chưa nhìn thấy nhưng công luận quốc tế người ta nhìn thấy rất nhiều rồi. Tôi nghĩ đó là vết nhơ của chính phủ không bao giờ có thể gột sạch được.

Báo chí Việt Nam

Trà Mi: Câu chuyện Minh vừa kể, Thúy và Dung ở Việt Nam, các bạn có nghe đến không?

Thúy: Dạ có.

Trà Mi: Thúy biết đến qua phương tiện nào?

Thúy: Em có xem trên báo.

Minh: Bạn xem trên báo chí Việt Nam á?

Thúy: Sao bạn hỏi như vậy?

Chắc chắn những việc này người dân rất nên được biết vì nó liên quan trực tiếp đến luật pháp, đến quyền lợi của rất nhiều người. Việt Nam, như mình đã biết, chính phủ đã chính thức ngăn cấm báo chí thì chuyện bưng bít thông tin ở Việt Nam là chuyện rất bình thường. Họ đã làm cả chục năm nay rồi. Chuyện các bạn trong nước không biết cũng là điều bình thường thôi.

Dung: Báo Việt Nam chỉ nói về Nguyễn Văn Đài với Lê Thị Công Nhân thôi. Còn vụ việc về cha Lý gì đó mà các anh nói, thì vẫn chưa có.

Minh: Vâng, tôi cũng có đọc được ở trên VNExpress, VNN thì cũng chỉ đăng những dòng cơ bản là luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân phạm tội chống đối chính phủ, gây mất ổn định cho nhà nước Việt Nam và bị xử án thế này thế kia, mà không nêu rõ họ đã làm cái gì để bị gọi là tội cả, họ chống đối như thế nào thì người dân không thể biết.

Tại vì chính phủ sợ khi nói cho mọi người biết anh Đài và chị Nhân đã làm gì thì người dân lúc ấy sẽ hiểu rõ thế nào là “chống đối”.

Trà Mi: Các bạn ở Việt Nam khi nghe đến những điều mà Minh vừa chia sẻ, các bạn có tin là chuyện đó có thật?

Dung: Em nghĩ có nhưng họ không cho quần chúng biết rộng rãi thôi. Trà Mi: Khi nghe những chuyện này,cảm nghĩ của các bạn ra sao?

Dung: Em nghĩ còn nhiều chuyện ghê gớm nhưng chẳng qua là tụi em chưa được biết đó thôi. Nó không được phổ biến cho tụi em biết.

Trà Mi: Các bạn không được biết, các bạn có cảm thấy đó là một điều thiệt thòi cho người dân hay không? Tại sao người dân không được biết những điều đó? Các bạn du sinh ra nước ngoài có cái nhìn cởi mở hơn, câu trả lời của các bạn sẽ như thế nào?

Tuấn: Ở nước ngoài, những sự việc như vậy là không thể chấp nhận được, thuộc loại vi phạm nghiêm trọng.

Quyền được biết

Trà Mi: Nhưng nói về quyền được biết của người dân, các bạn nghĩ sao? Những điều này người dân nên có quyền được biết hay không? Lợi hại của nó như thế nào?

Tuấn: Chắc chắn những việc này người dân rất nên được biết vì nó liên quan trực tiếp đến luật pháp, đến quyền lợi của rất nhiều người. Việt Nam, như mình đã biết, chính phủ đã chính thức ngăn cấm báo chí thì chuyện bưng bít thông tin ở Việt Nam là chuyện rất bình thường. Họ đã làm cả chục năm nay rồi. Chuyện các bạn trong nước không biết cũng là điều bình thường thôi.

Minh: Chị Trà Mi, chị có biết là nếu ở Việt Nam, chị có thể đã bị một cái tội nào đó rồi không? Tại sao chị lại muốn biết, muốn mọi người biết những thông tin có tính chất "nhạy cảm" như thế nhỉ? Những thông tin có thể "gây bất ổn xã hội như thế" phải được giữ kín.

Trà Mi: Vì lý do gì?

Minh: Đó là quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam. Theo đảng, người dân Việt Nam không được biết những thông tin như thế.

Trà Mi: Thúy và Dung, các bạn có thắc mắc tại sao những người bạn trạc tuổi với mình khi đi ra nước ngoài, họ lại hiểu biết được những điều mà ở ngay trong đất nước mình lại không được biết? Các bạn có đặt ra câu hỏi đó không?

Thúy: Theo em, có một số sự việc chính phủ Việt Nam cấm không cho đăng trên báo đài vì những chuyện đó "không được tốt" để phát ra cho người dân nghe. Ở nước ngoài, sự việc gì chính phủ họ cũng công khai trên báo, trên mạng cho mọi người biết. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chuyện gì càng dấu diếm, người ta càng thích tìm hiểu xem như thế nào.

Trà Mi: Đó là sự khác biệt mà bạn cảm nhận được, nhưng bạn có đặt ra câu hỏi vì sao những người bạn du sinh khi ra nước ngoài hiểu biết về Việt Nam nhiều hơn sự hiểu biết của chính bạn đang ở ngay trong nước hay không? Vì bản thân mình không chịu tìm tòi tìm hiểu hay vì một thế lực nào đó cản trở không cho mình được tìm hiểu?

Thúy: Điều chị nói đúng. Có nhiều bạn thích tìm hiểu nhưng không có tư liệu, tài liệu nào để có thể tìm hiểu những việc đó cả.

Sơn: Có internet cơ mà, các bạn có lên internet hay không?

Bản thân em cũng rất muốn được ra nước ngoài để học hỏi nhiều hơn. Trước khi em nghe các anh chia sẻ, em chỉ muốn ra ngoài để tiếp xúc với nhiều người, được giao lưu văn hoá và thu thập kiến thức phục vụ cho học tập thôi.

Thúy: Có, mình có lên internet, nhưng ở Việt Nam có nhiều chuyện không cho người dân biết, có khi để lâu sau bao nhiêu năm mới lật lại.

Trà Mi: Nhưng bây giờ được chia sẻ những điều mà các bạn du sinh khám phá được khi ra nước ngoài, cảm nghĩ của các bạn như thế nào? Các bạn có mong muốn gì cho thế hệ trẻ ở Việt Nam, cho tình hình đất nước sau này?

Thúy: Em cũng giống như các bạn vậy đó, rất muốn biết sự thật để mình có thể đánh giá được về con người, về xã hội, về đất nước mình. Chính phủ Việt Nam làm vậy, khiến cho các bạn trẻ hiểu không đúng sự thật. Sách vở nhà trường nói một đằng ở xã hội lại khác, mâu thuẫn với nhau.

Trà Mi: Ý kiến của Dung?

Muốn được hiểu biết thêm

Dung: Bản thân em cũng rất muốn được ra nước ngoài để học hỏi nhiều hơn. Trước khi em nghe các anh chia sẻ, em chỉ muốn ra ngoài để tiếp xúc với nhiều người, được giao lưu văn hoá và thu thập kiến thức phục vụ cho học tập thôi.

Nhưng sau khi nghe những chuyện các anh chia sẻ, em lại muốn được ra ngoài để hiểu biết thêm về chính trị nhiều hơn. Có thể ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khi ra nước ngoài trở về, mình sẽ hiểu biết hơn về hệ thống chính trị ở Việt Nam và có thể làm điều gì đó giúp cải thiện tình hình.

Trà Mi: Thế còn các bạn du sinh? Sau khi được ra nước ngoài, học hỏi, tìm hiểu, các bạn có nghĩ rằng những điều đó có thể giúp ích các bạn khi các bạn trở về nước hay không? Và nó sẽ giúp ích trong hướng như thế nào ? Các bạn sẽ ứng dụng ra sao ?

Chúng ta sẽ nghe ý kiến của chính những người trong cuộc trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần sau, cũng vào giờ này. Mời quý thính giả đón theo dõi.

(Xin mời theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org. Trà Mi kính chào.