5 năm sau vụ 11/9, thế giới biết gì về Osama Bin Laden?


2006.09.11

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Quả là thiếu sót nếu nói đến biến cố 11 tháng 9, 2001 mà không nhắc tới nhân vật chủ chốt Osama Bin Laden, kẻ thù không đội trời chung của người Mỹ.

OsamaBinLaden150.jpg
Bức hình không rõ ngày tháng chụp Osama bin Laden khi còn ở Afghanistan. AFP PHOtO

Trong chương trình đặc biệt tưởng niệm 5 năm ngày biến cố 11 tháng 9 xảy ra của Ban Việt Ngữ chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhà báo Judy Miller, cựu Trưởng Phân Xã Trung Ðông của nhật báo The New York Times, tác giả 4 quyển sách viết về Osama Bin Laden và các lực lượng dân quân Hồi Giáo.

Năm 2002, Bà đoạt giải thưởng Pulitzer về những bài viết báo động sự đe dọa của các tổ chức khủng bố toàn cầu. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

Nguyễn Khanh: Cám ơn Bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt hôm nay. Thưa Bà, Osama Bin Laden là ai?

Bà Judy Miller: Osama Bin Laden là con của một người giàu có ở Ả Rập Saudi. Cha ông ta có rất nhiều con, và ngay từ thủa bé Osama đã là một con người trầm lặng, dành rất nhiều thì giờ học hỏi về đạo Hồi. Con người của ông ta hoàn toàn thay đổi từ thập kỷ 1980 khi ông ta đến Afghanistan, cùng lực lượng kháng chiến chống lại quân đội xâm lăng Liên Xô.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ông ta tin rằng đất Hồi Giáo chỉ dành riêng cho người theo đạo Hồi, chính quyền nước ngoài không được quyền can thiệp. Quy định này được áp dụng cho cả quê hương Ả Rập Saudi của ông ta, là nơi có rất đông binh sĩ Mỹ trú đóng.

Osama Bin Laden là con của một người giàu có ở Ả Rập Saudi. Cha ông ta có rất nhiều con, và ngay từ thủa bé Osama đã là một con người trầm lặng, dành rất nhiều thì giờ học hỏi về đạo Hồi. Con người của ông ta hoàn toàn thay đổi từ thập kỷ 1980 khi ông ta đến Afghanistan, cùng lực lượng kháng chiến chống lại quân đội xâm lăng Liên Xô.

Cũng từ đó, ông ta trở thành lãnh tụ của một tổ chức khủng bố bề thế nhất, quan trọng nhất trong lịch sử. Tổ chức của ông ta hoạt động nghiêm nhặt, có quy luật hẳn hòi, và có rất nhiều tiền để hoạt động.

Từ đồng minh…

Nguyễn Khanh: Lúc cuộc chiến Afghanistan xảy ra, Hoa Kỳ yểm trợ cho thành phần kháng chiến chống Liên Xô. Có phải lúc đó Bin Laden là đồng minh của Mỹ không?

Bà Judy Miller: Đúng. Lúc đó, ông ta đứng về phía Hoa Kỳ. Cùng với các lãnh tụ kháng chiến khác, chẳng hạn như lãnh tụ Amed Shah Masud ở miền Bắc hay các thủ lĩnh của những bộ tộc, tất cả đều dốc hết sức lực để đánh đuổi Liên Xô ra khỏi Afghanistan.

Cũng cần phải nói rõ là Osama Bin Laden không hề trực tiếp nhận trợ giúp từ Hoa Kỳ, vì ông ta có tiền để tự lo cho các hoạt động của mình và của tổ chức. Nhưng ông ta có làm việc với Mỹ cho mục tiêu chung mà tôi vừa nói.

Nguyễn Khanh: Lúc nãy Bà nói là Osama Bin Laden dành nhiều thì giờ để học hỏi, tìm hiểu về đạo Hồi. Thế ông ta có quyền ban hành lệnh thánh chiến không?

Bà Judy Miller: Không.

Nguyễn Khanh: Tại sao vậy?

Bà Judy Miller: Osama không phải là một giáo sĩ, hoặc là một học giả xuất thân từ các trường của Hồi Giáo, nên ông ta không có quyền ban hành chỉ thị này hoặc chỉ thị khác. Ðó là lý do tại sao ngay từ những ngày đầu hoạt động, Osama đã liên kết với những Giáo Sĩ Hồi Giáo có tư tưởng cực đoan khác, để họ lên tiếng ủng hộ những ý kiến mà ông ta đưa ra.

Bây giờ thì chúng ta thấy ông ta tự ý quyết định mọi chuyện, kể cả những chỉ dẫn người theo đạo Hồi phải làm thế này, thế khác, dù theo nguyên tắc của đạo ông ta không được quyền làm việc này.

JudithMiller150.jpg
Nhà báo Judy Miller, cựu Trưởng Phân Xã Trung Ðông của nhật báo The New York Times. AFP PHOTO/COURTESY OF THE NEW YORK TIMES

… trở thành kẻ thù

Nguyễn Khanh: Osama Bin Laden từng có thời làm việc, đứng chung phe với Mỹ. Thế tại sao ông ta lại trở thành người thù ghét Mỹ đến thế?

Bà Judy Miller: Osama nói thù ghét Hoa Kỳ vì binh sĩ Mỹ hiện diện ở quê hương Ả Rập Saudi của ông ta, vì sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Afghanistan và bây giờ, ở Iraq.

Ông ta cũng đã nhiều lần nói rằng ông ta không thù ghét nước Mỹ cho bằng thù ghét chính sách của Mỹ, và nhắc lại rằng các nước không theo Hồi Giáo chẳng có lý do gì để can thiệp hay hiện diện ở vùng đất Trung Ðông cả, và cũng theo ông ta thì chính Hoa Kỳ đang tìm đủ mọi cách để cản trở sự phát triển vững mạnh của cộng đồng Hồi Giáo.

Nguyễn Khanh: Có bao giờ Osama Bin Laden tuyên chiến với Hoa Kỳ hay không ạ?

Bà Judy Miller: Ông ta đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố với nội dung tuyên chiến thẳng với nước Mỹ. Lần đầu tiên ông ta làm điều này là hồi 1998, và bản tuyên bố đó không được những viên chức đặc trách về tình báo đáng giá là cần phải chú ý đúng mức.

Riêng cá nhân tôi, tôi nghiên cứu rất kỹ những điểm Osama Bin Laden đưa ra, và qua loạt bài viết trên tờ The New York Times, tôi đã cảnh báo mọi người về nguy cơ nước Mỹ có thể bị Al-queda tấn công.

Phản ứng của chính quyền Mỹ

Lúc ông Clinton còn ở Nhà Trắng, nhiều vị phụ tá của ông ta cũng đã nói với tôi như thế. Như tôi đã nói, rất tiếc là lúc đó Chính Phủ Mỹ không có đủ tin tức tình báo để làm điều muốn làm. Những ai bảo rằng Chính Quyền Clinton để yên, không quan tâm đến khủng bố, không quan tâm đến Al-queda, Osama Bin Laden, là những người muốn bóp méo lịch sử.

Nguyễn Khanh: Theo Bà vừa nói thì chuyện Osama tuyên chiến với Hoa Kỳ xảy ra từ thời Tổng Thống Bill Clinton, thế Hoa Kỳ đã làm những gì để ngăn chận âm mưu của Al-queda?

Bà Judy Miller: Chỉ có một số ít viên chức Mỹ quan tâm đến chuyện này, trong đó có người làm việc ở Nhà Trắng, có người làm việc cho Cơ Quan CIA, và có người người giữ trách nhiệm chống khủng bố. Nhưng rất tiếc là vào thời điểm đó, Hoa Kỳ không có đủ tin tức về tình báo để biết rõ Osama Bin Laden đang ở đâu, thành ra tất cả mọi ý định muốn tiêu diệt ông ta đều không thể thực hiện được.

Mãi đến năm 2002, sau khi khủng bố tấn công vào chiếc tầu chiến USS Cole của hải quân Mỹ đang đậu ở bến cảng bên Yemen, lúc đó mới có những cuộc tranh luận xem Osama có chủ mưu vụ này hay không. Tranh luận vì tin tức vào thời đó liên quan đến Al-queda không được rõ rệt như tin tức mà chúng ta có sau này.

Tôi còn nhớ trong số những viên chức tin tưởng chắc chắn Osama Bin Laden nhúng tay vào những vụ khủng bố đặt bom phá hoại các cơ sở của Hoa Kỳ, có ông Dick Clark ở Nhà Trắng, ông Michael Scheuer của CIA. Ông Dick Clark là người lên tiếng bảo bằng mọi giá, ngay lập tức phải diệt cho bằng được Osama.

Nguyễn Khanh: Phản ứng của Tổng Thống Clinton thì sao?

Bà Judy Miller: Tổng Thống Clinton đồng ý ngay nhưng rất tiếc không thành công vì Hoa Kỳ không có đầy đủ tin tình báo về chỗ ở của Osama Bin Laden, nên giết Bin Laden cũng không được, bắt hắn ta cũng không xong.

Nguyễn Khanh: Nói cách khác, thì từ thời Tổng Thống Clinton, Hoa Kỳ đã tìm cách triệt hạ Osama Bin Laden?

Bà Judy Miller: Chắn chắn như thế. Ngay trong quyển hồi ký, Tổng Thống Clinton có nói về chuyện này. Lúc ông Clinton còn ở Nhà Trắng, nhiều vị phụ tá của ông ta cũng đã nói với tôi như thế. Như tôi đã nói, rất tiếc là lúc đó Chính Phủ Mỹ không có đủ tin tức tình báo để làm điều muốn làm.

Những ai bảo rằng Chính Quyền Clinton để yên, không quan tâm đến khủng bố, không quan tâm đến Al-queda, Osama Bin Laden, là những người muốn bóp méo lịch sử.

Ngay sau khi biến cố 11 tháng 9 xảy ra, chúng ta biết rõ kẻ phá hoại chính là Al-queda, một tổ chức khủng bố rất quy mô, có cả chục ngàn quân trẻ tuổi, những người này từ khắp nơi đổ về Afghanistan để được huấn luyện và Osma Bin Laden là người đài thọ mọi phí tổn. Một số chương trình huấn luyện do chính hắn ta điều khiển, và điều đáng tiếc là nước Mỹ đã coi thường kẻ thù của mình.

Kẻ chủ mưu

Nguyễn Khanh: Rốt cuộc, chuyện không may đã xảy đến với nước Mỹ hôm 11 tháng năm 2001, và Osama Bin Laden là kẻ chủ mưu?

Bà Judy Miller: Đúng. Ngay sau khi biến cố 11 tháng 9 xảy ra, chúng ta biết rõ kẻ phá hoại chính là Al-queda, một tổ chức khủng bố rất quy mô, có cả chục ngàn quân trẻ tuổi, những người này từ khắp nơi đổ về Afghanistan để được huấn luyện và Osma Bin Laden là người đài thọ mọi phí tổn. Một số chương trình huấn luyện do chính hắn ta điều khiển, và điều đáng tiếc là nước Mỹ đã coi thường kẻ thù của mình.

Nguyễn Khanh: Lúc nãy Bà có nói đến việc Osama Bin Laden thù ghét nước Mỹ vì chuyện Iraq. Muốn hỏi Bà là ông ta có liên hệ gì với Iraq, với Saddam Hussein?

Bà Judy Miller: Ông ta không có liên hệ trực tiếp nào với Iraq cả, và cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng nào để buộc tội Al-queda hoạt động chung với Saddam Hussein.

Ngay những bản phúc trình của Hoa Kỳ đều nói Al Queda có liên lạc với Saddam Hussein, nhưng không tìm được bằng chứng để kết án Saddam Hussein dính líu đến các hoạt động phá hoại nhắm vào nước Mỹ mà Al-queda đã làm. Trở lại câu hỏi của ông, Osama Bin Laden thù ghét Mỹ vì sự hiện diện của Mỹ ở Trung Ðông, kể cả hiện diện ở Iraq.

Nguyễn Khanh: Theo Bà, hiện giờ Osama Bin Laden đang ở đâu? Còn sống hay đã chết?

Bà Judy Miller: Không ai biết ông ta ở đâu cả. Hầu hết đều tin rằng Osama Bin Laden đang lẫn trốn ở vùng rừng núi ngăn chia Pakistan và Afghanistan, và đương nhiên ông ta không ở yên một chỗ.

Ông cũng biết là trong mấy năm qua, chúng ta chỉ nghe tiếng của ông ta qua những cuốn băng bí mật gửi cho báo chí, chẳng ai thấy hình ảnh của ông ta cả. Ngay sau ngày biến cố 11 tháng 9. 2001 xảy ra, có tin nói Osama Bin Laden bị bệnh nặng, rồi cũng có tin nói ông ta bị thương vì bom của Hoa Kỳ.

Sau khi nhà báo Daniel Pearls của tờ The Wall Street Journal tìm cách tiếp xúc với một lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan và bị giết ở Pakistan hồi đầu năm 2002, tôi thấy rất nguy hiểm cho các nhà báo Tây Phương, nguy hiểm cho cả những người đi cùng như là người nhiếp ảnh chẳng hạn. Nguy hiểm lắm ông ạ.

Nhưng bây giờ thì hình như là ông ta vẫn còn sống, nhưng chúng ta chỉ nghe thấy tiếng nói chứ không thấy hình. Tôi cũng được biết là các chuyên viên tình báo Mỹ xác nhận tiếng nói của các đoạn băng mới được phổ biến đúng là tiếng của Osama Bin Laden. Có một vài đoạn video được Al-queda gửi ra bên ngoài, nhưng hình của Osama Bin Laden đều là những hình ảnh cũ.

Tổ chức khủng bố quy mô

Nguyễn Khanh: Bà có viết sách nói về Osama Bin Laden. Lúc còn làm việc bên Trung Ðông, có khi nào người của Al-queda tìm cách liên lạc với Bà không?

Bà Judy Miller: Có chứ. Có lần tôi còn được dàn xếp để phỏng vấn ông ta nữa. Chuyện xảy ra lúc tôi đang viết quyển sách nói về nhân vật này và những tổ chức dân quân Hồi Giáo chuyên hoạt động khủng bố ở nhiều nước bên Trung Ðông.

Tôi có tìm cách phỏng vấn Osama Bin Laden, vì ngay từ thời đó tôi đã được tin ông ta cầm đầu một tổ chức khủng bố hoạt động quy mô, có cả một hệ thống tài chánh để hoạt động. Nhưng mãi sau khi quyển sách được xuất bản hồi 1998, người của Osama ở Luân Ðôn mới báo cho tôi hay là đã dàn xếp xong để tôi gặp ông ta. Theo kế hoạch họ đưa ra thì tôi đến Afghanistan gặp họ, và họ sẽ đưa tôi lên núi gặp Osama.

Nguyễn Khanh: Thế Bà có nhận lời không?

Bà Judy Miller: Không. Lúc đó, quyển sách của tôi đã xuất bản rồi, trong đó tôi có viết những điều không thuận lợi cho những tổ chức dân quân Hồi Giáo, và đặc biệt là những tổ chức hoạt động khủng bố như Al-queda. Thành ra, rất nguy hiểm cho cá nhân tôi khi một mình đi gặp ông ta.

Nguyễn Khanh: Nếu có cơ hội lần nữa, liệu Bà có gặp ông ta không?

Bà Judy Miller: Câu trả lời của tôi là không. Sau khi nhà báo Daniel Pearls của tờ The Wall Street Journal tìm cách tiếp xúc với một lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan và bị giết ở Pakistan hồi đầu năm 2002, tôi thấy rất nguy hiểm cho các nhà báo Tây Phương, nguy hiểm cho cả những người đi cùng như là người nhiếp ảnh chẳng hạn. Nguy hiểm lắm ông ạ.

Một lý do khác nữa là bây giờ, ai cũng thấy bàn tay của Osama dính quá nhiều máu, không chỉ máu của những người Mỹ chết vì biến cố 11 tháng 9 năm 2001, mà cả máu của chính những người theo đạo Hồi là nạn nhân của các vụ khủng bố mà hắn ta chủ mưu. Ngoài ra, hắn ta đã cho mọi người biết rõ những gì hắn muốn làm, nên chẳng còn gì đặc biệt để các nhà báo phải cất công tìm hiểu thêm.

Nguyễn Khanh: Thay mặt cho thính giả, xin cám ơn Bà Judy Miller.

Những bài liên quan

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.