Những thay đổi lớn về nhân sự trong hội nghị Trung Ương 14
2006.04.14
Việt Long, phóng viên đài RFA
Việt Nam đang ở trong một thời điểm quan trọng về chính sách và nhân sự, trước khi họp Đại Hội 10 đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong lúc chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lên đường đi Việt Nam, thì từ Hà Nội có những tin tức về việc nhân sự thay đổi lớn so với những gì đã được quyết định trong hội nghị Trung Ương 14.
Đài Á Châu Tự Do tìm hiểu thêm về tình hình này, qua cuộc phỏng vấn một nhân vật đang làm việc trong nước, thuộc giới thông thạo tin tức, và là một người phân tích thời cuộc Việt Nam có uy tín, ông Hoàng Thanh Phong.
Tiếp theo là cuộc phỏng vấn nhá báo Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân, cựu tổng biên tâp báo Quân đội Nhân dân chủ nhật và là phó tổng biên tập báo Nhân dân. Việt Long thực hiện cuộc trao đổi này.
Nhận xét của ông Hoàng Thanh Phong
Việt Long: Thưa ông Hoàng Thanh Phong. Các giới chức cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã và đang đến Việt Nam, trong thời gian vừa qua, lúc đang họp Hội nghị Trung Ương 14, và nay, trước khi họp Đại hội 10, thì giữa áp lực từ hai phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, ông thấy rằng Việt Nam sẽ phải làm gì?
Hoàng Thanh Phong: Có một thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam đã luôn luôn chứng tỏ là họ có quan hệ cân bằng với cả hai đối tác lớn là Trung Quốc và Mỹ. Lúc này hay lúc khác, thì có vẻ là họ đang gần bên này hay xa bên kia, nhưng cho đến nay thì dư luận trong nước vẫn cho rằng đường lối đối ngoại của Nhà nước có sự cân bằng.
Bạn nghĩ gì về những nhận xét này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào cả hai thị trường kia, với Mỹ chiếm 20% và Trung Quốc 9.5% trong cán cân thương mại của Việt Nam, cho nên xây dựng các quan hệ cân bằng là hết sức quan trọng cho Việt Nam thưa ông.
Việt Long: Đó là về đối ngoại, còn về đối nội, thì công tác chuẩn bị cho đại hội tiến triển ra sao?
Hoàng Thanh Phong: Việc chuẩn bị cho đại hội Đảng đã coi như gần hoàn tất. Các cơ quan lo về những việc như an ninh, giao thông, điện, khách sạn thì đã ráo riết chuẩn bị từ nhiều tuần nay. Theo tinh thần chỉ thị của chính phủ thì công tác chuẩn bị này cũng được coi là một cuôc tập dượt quan trọng, chuẩn bị cho hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra cuối năm nay.
Việt Long: Điều chúng tôi muốn hỏi thêm là công tác chuẩn bị nhân sự. Kỳ trước ông đã cho biết về danh sách tứ trụ triều đình sẽ được đưa ra Đại Hội Đảng là các ông Mạnh, Triết, Dũng, Trọng, nhưng ông nói rằng các cấp Bộ truởng chưa được quyết định. Bây giờ ông đã có thêm thông tin nào chưa?
Hoàng Thanh Phong: Cho đến lúc này vẫn chưa có một danh sách hoàn chỉnh cho các vị trí bộ trưởng, tuy rằng có một số vị trí đã được dàn xếp, thí dụ như bộ tài chính sẽ do ông Vũ văn Ninh, 51 tuổi, về nắm. Ông Ninh trước đây là thứ trưởng tài chính, đã luân chuyển về làm phó chủ tịch thành phố Hà Nội trong ba năm vừa qua và nay trở lại bộ Tài chính.
Bộ thương mại sẽ do bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 52 tuổi, đảm nhận. Ông Nguyễn quốc Triệu, 55 tuổi, sẽ rời vị trí Chủ tịch Hà Nội đế nắm Bộ Y tế. Ông Trần văn Tuấn sẽ thôi bí thư tỉnh Nam Định lên làm bộ trưởng Lao Động, ông Nguyễn việt Thắng sẽ làm bộ trưởng Thuỷ sản.
Còn các vị trí về an ninh quốc phòng thì ông Nguyễn văn Hưởng dự kiến sẽ làm Bộ trưởng An ninh, ông Lê thế Tiệm sẽ là bộ trưởng Công an, ông Phùng Quang Thanh là bộ trưởng Quốc phòng. Các ông Hoàng Trung Hải, Võ Hồng Phúc, Cao Đức Phát sẽ vẫn tiếp tục giữ các vị trí bộ trưởng các Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Nông Nghiệp. Đây là những thông tin mà đến lúc này tôi được biết, còn thì tới giờ chót vẫn có thể có thay đổi, vì nhiều lý do.
Việt Long: Cứ theo những điều ông đã nói thì hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ phải thay đổi lãnh đạo. Sự thay đổi tại hai nơi này sẽ như thế nào, theo những thông tin mà ông có?
Hoàng Thanh Phong: Ông Tấn Dũng làm thủ tướng, nên ông ta đã quyết định kéo ông Nguyễn Thiện Nhân, 53 tuổi, ra làm chủ tịch thành phố Hà Nội. Vị trí bí thư thành uỷ Hà Nội có thể sẽ do ông Phùng Hữu Phú đảm nhận, nhưng cũng có thể có thay đổi. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Lê Thanh Hải, nay 56 tuổi, vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân Dân. Người thay ông Nguyễn Minh Triết sẽ là ông Lê Hoàng Quân bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai chuyển về.
Việt Long: Thế các vị trí trong Đảng thì được xếp đặt ra sao, và còn ông Lê Hồng Anh sẽ làm gì trong bộ máy Nhà nước?
Hoàng Thanh Phong: Theo chỗ tôi được biết thì Ông Lê Hồng Anh sẽ nắm giữ vị trí chủ tịch uỷ ban an ninh nhà nước, một cơ cấu hiện vẫn còn trong bí mật, mà sẽ bao trùm lên ba bộ quốc phòng, an ninh và công an. Trong Đảng thì cũng mới có sự nhất trí là ông Phạm Quang Nghị sẽ trở thành trưởng ban văn hoá tư tưởng trung ương.
Tôi xin nhắc lại, đây là những thông tin tôi có được tính đến giờ này. Luôn luôn có thể có thay đổi vào những giờ phút chót. Vì hiện nay vụ PMU 18 bùng nổ rất lớn, ở Hà Nội đang nói tới việc có thể còn một số nhân vật rất cao cấp bị cáo giác thêm, kể cả con cái của những vị đó.
Việt Long: Là một nhà phân tích thời cuộc trong nước, ông đánh giá thế nào về các thành phần nhân sự như ông vừa trình bày?
Hoàng Thanh Phong: Không chỉ riêng tôi, mà có nhiều người cùng chia sẻ quan điểm với tôi là các thành phần chủ chốt của bộ máy Đảng và nhà nước trong nhiệm kỳ 5 năm tới chủ yếu được xếp đặt thông qua các dàn xếp mang nặng tính cá nhân, và họ rất thiếu khả năng chuyên môn.
Đây là một nhược điểm rất nghiêm trọng của bộ máy tổ chức Đảng. Có một nguyên tắc trong Đảng là nếu ai đã là uỷ viên trung ương thì người đó có thể giữ bất cứ vị trí nào cũng được – đây chính là nguồn gốc của trì trệ, tham nhũng và không hiệu quả mà bộ máy Nhà nước không thể vượt qua được. Việt Nam sẽ có một tương lai trắc trở.
Nhận xét của nhà báo Bùi Tín
Việt Long: Thưa quý thính giả, sau khi chúng tôi phỏng vấn ông Hoàng Thanh Phong không bao lâu thì đã có tin từ những nguồn tin đáng tin cậy khác nữa cho bíêt có nhiêu diễn biến bất ngở và sôi động, là nguyên nhân khiến phải họp thêm hội nghị 15 Trung Ương Đảng khoá 9, cùng nhiều thay đổi quan trọng khác ngay trong Đại Hội 10 sắp tới.
Cựu Đại tá Quân đội Nhân dân, nhà báo Bùi Tín, trả lời về những việc đó trong cuộc phỏng vấn sau đây. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là:
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Quý thính giả vừa nghe những thông tin được gửi đến quý vị để tường lãm và lượng định về tình hình chính trị trong nước. Việt Long kính chào quý vị và các bạn.
Những bài liên quan
- Ông Nông Ðức Mạnh có thể sẽ phải rời khỏi chức Tổng bí thư đảng CSVN?
- Một số vấn đề về nhân sự cho Đại hội 10
- Bài viết của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp về “Kiểm điểm vụ PMU 18 và báo cáo Ðại hội X”
- Nhiều quan chức cao cấp bị phanh phui trong vụ tham nhũng, chạy án PMU 18
- Cải tổ hệ thống chính trị tại VN theo quan điểm của một nhà báo trong nước
- Cảm tưởng của Giáo sư Hoàng Minh Chính sau khi được vinh danh tại Đại hội Dân Chủ Thế Giới
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc từ chức của ông Đào Đình Bình (phần 2)
- Chiến dịch phê phán những quan điểm khác với Bộ chính trị trước khi Hội nghị 14 diễn ra
- Từ chức là một vấn đề thuộc về văn hóa hơn là chuyện pháp lý
- Phỏng vấn Cựu trung tá Trần Anh Kim về bức thư góp ý gửi Bộ Chính trị
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc từ chức của ông Đào Đình Bình (phần 1)
- Phản ứng của người dân trước tin Bộ trưởng Đào Đình Bình từ chức
- Những thay đổi trong thành phần nhân sự lãnh đạo Việt Nam tại Ðại hội 10
- Báo chí ở Việt Nam trước thềm Đại hội ÐCSVN lần thứ 10
- Người dân trong nước nghĩ gì về đại hội đảng sắp diễn ra?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 30-3-2006)
- Thành phần nhân sự lãnh đạo tại Việt Nam cho 5 năm tới?
- Chế độ pháp trị tại Việt Nam
- Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với Việt Nam
- Tiến sĩ Phan Đình Diệu ghi nhận xung quanh diễn tiến Hội nghị Trung ương 14