Vì sao nhiều người tự ứng cử rút lui sau vài vòng hiệp thương?

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên RFA

Chỉ còn không đầy một tháng nữa, kỳ bầu cử quốc hội khóa 12 sẽ diễn ra. Tuy nhiên, có ý kiến trong dư luận cho rằng cần phải có những cải tổ cơ bản thì quốc hội mới có thể là cơ quan đại diện thực sự của người dân.

PhanDinhDieu200.jpg
Giáo sư Phan Đình Diệu. Photo courtesy of VietnamNet

Các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam trong suốt thời gian qua dành nhiều trang bài để nói đến cuộc bầu cử quốc hội khóa 12 sắp đến. Về phía nhà nước thì cho rằng cuộc bầu cử lần này được tiến hành trong tinh thần dân chủ.

Tuy nhiên theo một số người thì lần bầu cử này cũng tương như như các lần bầu cử trước mà thôi. Một người dân tại Hà Nội nói về kỳ bầu cử đang được tuyên truyền rộng rãi hiện nay ở Việt Nam: "Chỉ có mấy ông tranh cử với nhau và bầu cho nhau, còn dân thì mất lòng tin."

Hồi cuối tháng hai và đầu tháng ba vừa qua, tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, có một bầu không khí hết sức sôi nổi về việc có nhiều ứng viên tuyên bố tự ra ứng cử vào quốc hội khóa 12 này.

Tuy nhiên đến vòng hiệp thương thứ ba thì số lượng người tuyên bố tự ứng cử chỉ còn lại chừng một phần tám số ban đầu. Dư luận lấy làm thắc mắc cho rằng đó là một hiện tượng không được bình thường.

Lý do quan trọng

Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội đưa ra giải thích về nguyên nhân có nhiều ứng viên rút lui sau vài vòng hiệp thương:

Do có những qui định về hiệp thương. Những người tự ứng cử thường là có cá tính hay có những ý kiến làm phật ý cấp trên nên không được ủng hộ. Người tự ứng cử lại không vận động. Rồi những người già đi dự hội nghị cử tri có tư tuởng không thỏai mái với việc tự ứng cử. Qui định về số người ứng cử tại một cơ quan.

“Do có những qui định về hiệp thương. Những người tự ứng cử thường là có cá tính hay có những ý kiến làm phật ý cấp trên nên không được ủng hộ. Người tự ứng cử lại không vận động. Rồi những người già đi dự hội nghị cử tri có tư tuởng không thỏai mái với việc tự ứng cử. Qui định về số người ứng cử tại một cơ quan.

Lý do quan trọng nhất là giới lãnh đạo Đảng và nhà nước vẫn chưa thực sự thỏai mái cho những người tự ra ứng cử vào quốc hội. Lãnh đạo chưa có lời kêu gọi, trong đó lại có những lo ngại như của ông Nông Đức Mạnh về ‘trò chơi dân chủ’…”

Giáo sư Phan Đình Diệu, một trí thức có tiếng trong nước, vừa qua cũng có bài viết nêu ra rằng việc hiệp thương để phân phối số đại biểu quốc hội cho các cơ quan và tổ chức thuộc hệ thống chính trị trước khi tiến hành bầu cử là phủ định quyền tối cao quyết định của cử tri trong việc lựa chọn đại biểu quốc hội thông qua bầu cử.

Cũng theo giáo sư Phan Đình Diệu thì cần xóa bỏ một vài qui định tuy có tính chất luật pháp nhưng lại vi hiến, đi ngược lại các quyền tự do ứng cử và bầu cử của người công dân, được qui định trong hiến pháp. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự Do, giáo sư Phan Đình Diệu nói:

“Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do bầu cử và ứng cử, nhưng tôi lấy làm lạ là có những qui định luật pháp trái ngược lại với hiến pháp như những bước hiệp thương.”

Tin tức cho hay vào khỏang ngày 25 tháng 4 này sẽ có danh sách chính thức các ứng viên cho kỳ bầu cử quốc hội khóa 12 sẽ được diễn ra vào ngay 20 tháng 5 tới đây. Tuy nhiên danh sách chừng 880 người vừa được Mặt Trận Tổ quốc đưa ra sau vòng hiệp thương thứ ba vừa qua có thể sẽ không có mấy thay đổi. Và dư luận vẫn trăn trở là cuộc bầu cử sắp đến có thực sự dân chủ như mong đợi hay không.