Cô Mukhtar Mai, người phụ nữ chiến thắng trong cuộc tranh đấu chống lại hủ tục
2005.11.07
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Do quyết định của các trưởng lão trong làng ở Pakistan, Mukhtar Mai bị hiếp dâm tập thể để khôi phục danh dự cho gia đình cô sau khi người em út của cô bị buộc tội là đã đi lại với một cô gái thuộc một bộ tộc thù nghịch.
Mukhtar Mai đã lên tiếng chống lại hủ tục này và đã chiến thắng. Tạp chí Glamor đã trao tặng cô danh hiệu “Người đàn bà trong năm”.
Xin mời thính giả theo dõi câu chuyện của cô Mukhtar Mai dựa trên bài viết của ký giả CNN Andrea Koppel.
Pakistan là một quốc gia Hồi Giáo mà theo nhận xét của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, phần lớn các tội phạm đối với phụ nữ như hiếp dâm và các loại tội phạm bạo hành khác không bị trừng trị.
Thực ra tại Pakistan, mối liên hệ hai phái có hai điểm chính yếu: thứ nhất, phụ nữ được xếp loại thứ yếu, lệ thuộc vào nam giới. Và thứ hai là danh dự của phái nam tùy thuộc vào hành vi, cách cư xử của những người phụ nữ trong gia đình.
Những tập tục cổ xưa
Trong những quốc gia theo hồi giáo chính thống, người phụ nữ chịu trách nhiệm gìn giữ danh dự của gia đình. Để đảm bảo là không có hành vi gì có thể làm mất danh dự của gia đình, họ bị hạn chế đi lại. Các hành vi, cách cư xử của họ cũng bị hạn chế và việc tiếp xúc với người khác phái lại càng bị hạn chế tối đa.
Tôi có một thông điệp gởi cho tất cả phụ nữ trên thế giới và, nhất là cho những người bị hiếp dâm, bị bạo hành các loại. Thông điệp ấy là, dù thế nào đi nữa, họ phải nói điều này ra và phải đứng lên chiến đấu cho công lý.
Do đó hầu hết phụ nữ tại Pakistan ở quanh quẩn trong nhà, chỉ được phép ra ngòai đường nếu có lý do chính đáng và phải được sự chấp thuận của người đàn ông chủ gia đình.
Tại những nơi vẫn còn giữ những tập tục khắt khe cổ xưa, người phụ nữ chỉ rời khởi nhà khi lấy chồng và hầu như không gặp những người khác phái không có mối liên hệ với họ.
Ngay cả những người phái nam là bà con bên ngoại họ cũng không được tiếp xúc, bởi vì trong một xã hội phụ hệ, những liên hệ huyết thống bên phía người mẹ không được xem như là bà con. Họ chỉ được gặp những bà con bên chồng như là cha chồng, chú bác chồng hoặc anh em bên chồng.
Trong một xã hội như thế người phụ nữ phải cam chịu những bất công về giới tính đè nặng trên số phận của mình.
Gương cam đảm hiếm có
Sau khi Pakistan dành được độc lập, nhiều phong trào phụ nữ được thành lập nhằm dành cho phái nữ nhiều quyền hơn về xã hội cũng như chính trị. Tuy nhiên tại những vùng nông thôn hẻo lánh, số phận của phái nữ vẫn bị chi phối bởi những tập tục cổ xưa của các bộ tộc.
Trường hợp của cô Mukktar Mai là một tấm gương phấn đấu và can đảm hiếm có. Là một thiếu phụ 36 tuổi, ít nói, e lệ và không biết chữ, cô Mukhtar Mai với ý chí sắt đá của mình đã cố gắng thay đổi số phận của người đàn bà Pakistan. Cô muốn thay đổi hẳn cách thức xã hội đối xử với người phụ nữ.
Cô tuyên bố: "Tôi có một thông điệp gởi cho tất cả phụ nữ trên thế giới và, nhất là cho những người bị hiếp dâm, bị bạo hành các loại. Thông điệp ấy là, dù thế nào đi nữa, họ phải nói điều này ra và phải đứng lên chiến đấu cho công lý."
Cô Mukhtar Mai đã kiện những người hiếp dâm cô lên tới tối cao pháp viện Pakistan. Vụ kiện của cô đã tạo nên một làn sóng xúc động trên tòan cõi Pakistan.
Tôi có cảm giác là nếu tôi ngừng lại nơi đây và thối lui, Tôi sẽ làm hại rất nhiều chị em. Do đó tôi phải tiến bước phía trước và tiếp tục gíup đỡ những người khác.
Ủy ban Nhân quyền Pakistan cho biết trong vòng năm năm qua, tại Pakistan có khoảng 5000 phụ nữ bị hãm hiếp, trong số đó có hơn 2000 người bị hãm hiếp tập thể.
Kết quả cô Mukhtar Mai thắng kiện. Cô đã dùng số tiền 2500 đôla được bồi thường để xây trường học trong làng của cô.
Từ đó cô thành biểu tượng cho cuộc tranh đấu về nhân quyền tương tự như bà Rosa Park của Hoa Kỳ vừa mới qua đời cách đây ít lâu, người phụ nữ da đen kiên quyết không chịu đứng lên nhường chổ cho người da trắng trên xe búyt mấy chục năm trước đây, mở đầu cho phong trào tranh đấu cho nhân quyền của người da đen.
Giải thưởng “Người đàn bà trong năm”
Trường hợp của cô Mukhtar Mai đã khiến chính quyền Pakistan bối rối. Tổng Thống Musharraf Pervez không cho phép cô Mukhatar Mai đến Hoa Kỳ vào mùa Xuân vừa qua.
Tuy nhiên với sự giúp đỡ của bà Amna Buttar, người sáng lập nhóm đấu tranh cho nhân quyền của người châu Á, trường hợp của cô Mukhtar Mai được tòan thế giới biết đến. Bà nói: "Cô Mukhtar Mai đã phát động phong trào nhân quyền cho phụ nữ Pakistan. Cô không muốn tự cho mình là người tranh đấu cho nhân quyền. Cô chỉ làm việc của cô."
Tuy nhiên do áp lực của dư luận quốc tế, cô Mukhtar đã đến New York cuối tháng 10 để vinh dự nhận giải “Người đàn bà trong năm” do tạp chí Glamor trao tặng.
Kể chuyện của cô, Mukhtar cho biết lúc đầu cô rất giận giữ và xấu hổ, cô chỉ muốn chết nhưng Thượng đế đã cứu cô.
Với phần thưởng 20 ngàn đôla, cô Mukhtar dự trù tặng năm ngàn đôla cho những người đàn bà nạn nhân của trận động đất vừa qua tại Pakistan. Số tiền còn lại cô dùng để xây dựng một nơi trú ngụ cho những người phụ nữ muốn thoát khỏi bạo hành trong gia đình hoặc muốn được phục hồi về vật chất cũng như tinh thần sau khi bị hãm hiếp.
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, bà Laura Bush ca ngợi sự can đảm của cô Mukhtar Mai và tuyên bố là cô Mukhtar Mai đã chứng tỏ rằng một người phụ nữ có thể thay đổi thế giới.
Đối với cô Mukhtar Mai, nhiệm vụ của cô không phải chấm dứt ở đây. Cô còn có gánh nặng ở trước mặt. Cô nói: "Tôi có cảm giác là nếu tôi ngừng lại nơi đây và thối lui, Tôi sẽ làm hại rất nhiều chị em. Do đó tôi phải tiến bước phía trước và tiếp tục gíup đỡ những người khác."
Những bài liên quan
- LHQ kêu gọi thế giới gia tăng nỗ lực cứu trợ nạn nhân động đất Pakistan
- Pakistan kêu gọi thế giới tiếp tục trợ giúp các nạn nhân động đất
- Số nạn nhân chết vì động đất tại Pakistan tăng cao
- Sự lựa chọn của phụ nữ ngày nay
- Sinh bao nhiêu con trong một gia đình là đủ?
- Lãnh đạo Ấn Độ và Pakistan cam kết tiếp tục theo đuổi tiến trình hòa bình
- Nguyên nhân và kết quả của việc đi học thêm
- Cha mẹ và chuyện học thêm, thi cử của con em
- Vai trò người phụ nữ trong việc đóng góp và quản lý ngân sách gia đình (II)
- Ông Aaron Cohen: "Việt Nam chừng như quên rằng thiếu nhi là tương lai của đất nước"
- Vai trò của người phụ nữ trong việc đóng góp và quản lý ngân sách gia đình
- ASEAN sẽ thành lập cơ chế bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em
- Hội luận về tình hình tự do tôn giáo trong nước
- Thư góp ý của bạn đọc về cuộc thảo luận giữa một số trí thức trẻ trong nước
- Các thiện nguyện viên của USIM gặp khó khăn trong việc thu thập bằng chứng về nạn buôn người ở Cambodia
- Hội luận về tình hình tự do ngôn luận và dân chủ ở trong nước (III)
- "Sau chuyến công du Hoa Kỳ trở về, Thủ tướng nên làm gì giúp ích cho sự phát triển của Việt Nam?" (II)
- "Sau chuyến công du Hoa Kỳ trở về, Thủ tướng nên làm gì giúp ích cho sự phát triển của Việt Nam?"
- Ý kiến của một nữ kỹ sư trẻ về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải
- Nổ bom trong vùng Kashmir thuộc Ấn giết chết 12 người