Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh vực chính trị
2006.10.01
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Trong một bài trước nhân bà Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice khuyến khích phụ nữ thế giới tham gia vào xã hội; chúng tôi đã tóm lược sự góp mặt của nữ giới ở các địa hạt xưa nay vốn ít phổ biến đối với họ như giáo dục và việc cộng đồng. Trong bài này Nhã Trân trình bày về hiện diện của phụ nữ trong lãnh vực chính trị, cùng tâm tư và nguyện vọng của những người tiên phong.
Trong lời kêu gọi phụ nữ nên được trao quyền chủ đạo về nhiều mặt nhằm mưu ích cho xã hội được đưa ra ít ngày trước, nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh nữ giới nên tham gia nhiều hơn vào lãnh vực chính trị, và nói điều này mang lại lợi ích về nhiều mặt. Nữ giới nghĩ gì về vấn đề này, và sự tham dự của họ vào địa hạt này hiện nay ra sao?
Thiên kiến
Từ xa xưa tại hầu hết mọi nơi trên trái đất chính trị được xem là địa hạt của nam giới. Tuy không chính thức công bố quan điểm, nhiều xã hội mặc nhiên cho là các hoạt động chính trị hoặc liên quan đến chính trị chỉ thích hợp với phái nam, đồng thời có khuynh hướng đánh giá thấp khả năng của nữ giới trong lãnh vực này.
Thiên kiến ấy đã là một trong những nguyên nhân làm nữ giới có xu hướng không muốn tham gia vào chính trị, tuy một số không nhỏ phụ nữ từng góp mặt trong chính quyền nhiều quốc gia.
Và nhiều người nắm giữ các chức vị then chốt như Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo ở Phillipines và Vaira Vike-Freiberga tại Latvia, Phó Tổng thống Megawati Sukarnoputri của Indonesia, Thủ tướng Ngô Nghi ở Trung Quốc, Helen Clark tại New Zealand, Benazir Bhutto của Pakistan, Khaleda Zia ở Bangladesh, Kumaratunga tại Sri Lanka, Indira Ganhdi của Ấn độ, Golda Meir ở Israel và Margaret Thatcher của Anh Quốc…
Qua các hoạt động và thành quả đạt được, những người phụ nữ này đã chứng minh một cách hùng hồn là khả năng và tài trí của họ đủ đáp ứng yêu cầu của vai trò được giao phó.
Vào thế kỷ thứ 21, nếu hoàn cảnh cũng như thời điểm cho phép thì chúng tôi nghĩ rằng đây là một điều bình thường. Việc người phụ nữ ra làm việc trong những lãnh vực xưa nay được phần đông phái nam chiếm như lãnh vực luật pháp và chính trị là một điều tốt nếu hoàn cảnh cá nhân và gia đình cho phép, bởi vì nhiều đồng nghiệp của chúng tôi là phái nữ, và họ đã rất thành công vì sự kiên nhẫn, cần cù của họ.
Lịch sử hiện đại cho thấy đa phần phụ nữ trong chính giới là công dân tại các quốc gia tiên tiến. Ở những nước đang phát triển nữ giới không được khuyến khích tham dự vào chính trường. Riêng tại Việt Nam, xưa nay người phụ nữ thường không nghĩ đến việc nắm các cương vị lãnh đạo.
Ngày càng thay đổi
Tuy nhiên trong những năm sau này dường như có sự thay đổi trong quan niệm của phái nữ, khi nhiều phụ nữ thuộc thế hệ hiện tại đã bắt đầu tham gia vào địa hạt này sau khi nhận thức được khả năng và vai trò của họ trong xã hội. Điều đó được chứng minh qua số nữ đại diện, đại biểu các hội đồng trong cũng như ngoài nước tăng một cách đều đặn tuy chưa đáng kể.
Các phụ nữ này có ý kiến gì về việc tham gia vào chính trường? Một phụ nữ Nghị viên Hội đồng Thành phố cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Sau khi đã có mặt trong hàng ngũ chỉ đạo, người phụ nữ Việt có gặp trở ngại hoặc thử thách gì hay không? Nữ Nghị viên này nói: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ảnh hưởng luân lý Khổng Mạnh khiến xã hội Việt Nam lúc trước không tán thành sự hiện diện của phái nữ trong chính giới. Vào thiên niên kỷ này, khi toàn cầu đang chuyển mình với nhiều đổi thay quan trọng, người Việt nghĩ gì về hiện tượng phụ nữ tham gia vào lãnh vực này?
Một bà mẹ Nam Bộ cho rằng đã đến lúc người đàn bà nên mạnh dạn đảm đương những vai trò có tiếng nói vì: “Mình có khả năng chớ. Nhưng bây giờ ra nghị sĩ thì chưa. Hồi xưa đã có mấy bà cũng tham gia chính trị đó.”
Cảm nghĩ của nam giới
Trước tình trạng nữ giới bước vào khu vực xưa nay được xem là độc quyền của người khác phái, chia bớt chức vị và quyền hạn, nam giới cảm thấy thế nào? Một nam Dân biểu nói ông không phản đối và nghĩ đó là một điều hay vì: “Vào thế kỷ thứ 21, nếu hoàn cảnh cũng như thời điểm cho phép thì chúng tôi nghĩ rằng đây là một điều bình thường.
Việc người phụ nữ ra làm việc trong những lãnh vực xưa nay được phần đông phái nam chiếm như lãnh vực luật pháp và chính trị là một điều tốt nếu hoàn cảnh cá nhân và gia đình cho phép, bởi vì nhiều đồng nghiệp của chúng tôi là phái nữ, và họ đã rất thành công vì sự kiên nhẫn, cần cù của họ”.
Thành quả đóng góp cho xã hội của người phụ nữ đã khiến dư luận thời này cho rằng việc nữ giới bước ra ngoài phạm vi gia đình để góp mặt trong các hoạt động quần chúng là một điều khả thi và không nên bị cấm đoán.
Theo dòng câu chuyện:
- Vai trò của phụ nữ trong thời đại mới
Những bài liên quan
- Vai trò của phụ nữ trong thời đại mới
- Chị Phạm Thị Huệ và quán ca trù đầu tiên ở Việt Nam
- Sarah Martin, người phụ nữ can đảm chống tội ác tình dục
- Tình trạng của phụ nữ di dân trên toàn cầu
- Cuộc thi hoa hậu Việt Nam Hoàn Vũ 2006
- Những điều các bà mẹ trẻ cần biết sau khi sanh con
- Sư cô Minh Tú, người nuôi dưỡng các em mồ côi ở chùa Đức Sơn – Huế
- Cô Jacquelyn Trần và công ty nước hoa Perfume Bay
- Bà Janice Ferebee, người sáng lập tổ chức quốc tế nâng cao giá trị tinh thần của phụ nữ