Trường Văn, phóng viên đài RFA
Vào mùa khô năm nay giá nước sinh họat cũng như nước uống tại huyện Nhà Bè cũng như quận 7 và các huyện ngọai thành khác tăng cao gấp năm đến 7 lần so với nội thành.

Vì thế cho nên một số công nhân ngụ tại các nhà trọ thuộc các quận huyện này để làm việc tại các khu công nghiệp Hiệp Phước và khu chế xuất Tân Thuận phải bỏ việc tìm các nơi khác vì không chịu nổi với giá nước quá cao.
Theo tin tức của báo chí xuất bản tại thành phố Hồ Chí Minh thì một số công nhân cư ngụ tại khu nhà trọ ấp 1, xã Hiệp Phước, cũng như ấp 3 xã Phước Kiểng huyện Nhà Bè để làm việc tại khu công nghiệp Hiệp Phước và khu chế xuất Tân Thụân có ý định bỏ đi nơi khác kiếm việc làm.
Giá nước quá cao
Lý do là giá nước sinh họat cũng như giá nước uống tại khu vực này quá đắt. Theo tính toán của công nhân thì mỗi tháng tiền thuê phòng là 200 ngàn đồng, tiền điện chủ nhà trọ bao nhưng tiền nước công nhân phải chịu.
Từ trước Tết cho đến nay, giá nước quá cao, từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng một khối nước sinh họat. Còn nước uống thì giá cũng từ 1000 đến 2000 một bình 30 lít.
Gói ghém tiết kiệm cách mấy thì tiền nước cũng vào khỏang 400 ngàn đồng một tháng. Tiền lương hàng tháng lãnh ra trả cho chủ nhà trọ và xài cho tiền nước coi như là gần hết, không còn gì để gởi về cho cha mẹ, vợ con.
Với đồng lương của công nhân mà nếu tình hình nước nôi khó khăn mà đổi một khối mấy chục ngàn như thế thì lương công nhân như vậy thì làm sao có dư để gởi về cho người thân.
Nhiều công nhân dự trù là chờ đến khi công ty trả nốt tiền thưởng Tết và tiền lì xì đầu năm thì giả từ nhà máy xí nghiệp ở đây để kiếm việc làm nơi khác.
Một cư dân ở khu vực này phát biểu: "Ở nhà mướn nhưng mà tiền điện tiền nước vô đó hết luôn. Đủ ăn, đủ xài, đủ say."
Khó khăn
Một người khác cư ngụ lâu năm ở khu vực ấp 6, nơi có một đối quân chở nước bán dạo rong ruổi trên các nẻo đường, ngỏ phố trong vùng cũng xác nhận:
“ Với đồng lương của công nhân mà nếu tình hình nước nôi khó khăn mà đổi một khối mấy chục ngàn như thế thì lương công nhân như vậy thì làm sao có dư để gởi về cho người thân.
Có nhiều cái mình cảm thấy khó khăn nhưng mình cũng cố quên đi để tạo niềm vui cho bộ mặt xã hội. Thực chất là có khó khăn nhưng mình tạm nén để tạo cái vui nên ngoài thôi, dùng chén rượu để giải sầu.”
Hỏi thăm về tình hình các công nhân làm việc tại khu công nghiệp Hiệp Phước, một người dân ở xóm nhà trọ ấp một xã Hiệp Phước cho biết.
Tình hình bây giờ khu Hiệp Phước ít ai xuống làm vì nước mắc quá mà, hai chục ngàn một khối, người xài năm chục ngàn mà nó đổi lại hai ba lần. Họ cũng ít xuống, ai lỡ xuống thì nằm đó. Ai xuống cũng lưng chừng, họ đăng ký nhưng họ không làm.
“Tình hình bây giờ khu Hiệp Phước ít ai xuống làm vì nước mắc quá mà, hai chục ngàn một khối, người xài năm chục ngàn mà nó đổi lại hai ba lần. Họ cũng ít xuống, ai lỡ xuống thì nằm đó. Ai xuống cũng lưng chừng, họ đăng ký nhưng họ không làm.”
Ông giải thích thêm về tình trạng khan hiếm nước tại Nhà Bè: "Hồi xưa tới giờ là vậy. Nước sông thì sáu tháng mặn, sáu tháng ngọt, đâu có xài được. Chỉ mùa lúa thì xài được mấy tháng thôi. Mà lúa lúc này cũng hư rồi, vùng đó không ai làm hết. Nhiễm hết. Mấy nhà máy xuống đó ô nhiễm."
Tại huyện Nhà Bè đối với những khu vực có được ống nước chuyền đến thì chỉ về đêm mới có nước:
“Vào những thời cao điểm như mùa nắng từ tháng giêng đến tháng hai nước ban ngày hầu như khó khăn, không có đến. Về đêm khỏang chừng từ 12 giờ trở đi nước mới chảy được. Nhưng những nhà ở mặt lộ người ta phải dùng mô tô người ta hút xài được. Còn tôi ở trong hẽm thì hút có lúc có, lúc không.”
Tình trạng thiếu nước tại huyện Nhà Bè và các huyện ngọai thành khác tại thành phố Hồ Chí Minh đã có từ mấy chục năm nay.
Theo phản ánh của người dân thì các cơ quan chức năng ngành cấp thủy cũng có đến khảo sát và người dân cũng kiến nghị sao cho mau sớm có được nước để sinh họat cũng như để dùng cho việc nấu nướng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy có sự cải thiện gì cho vấn đề nước uống và nước dùng cho người dân trong những khu vực này.