Hội thảo về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam tổ chức tại Canada
2007.09.13
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Tự do tôn giáo tại Việt Nam là mối quan tâm của nhiều người trong và ngòai nước. Vào thứ bảy 15 tháng 9 tới đây một số hội đòan tại thành phố Calgary, bang Alterta, Canada tổ chức hội thảo về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Gia Minh hỏi chuyện ông Phạm Ngũ Giáo, chủ tịch Ủy ban Canada Tự do Tôn giáo cho Việt Nam tại đó, về sinh họat sắp đến. Trước hết ông cho biết:
Ông Phạm Ngũ Giáo: Thưa ông, tại địa phương Calgary (Canada) này cộng đồng chúng tôi có 3 hội đoàn chính là Hội Người Việt tại Calgary, Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Calgary, và Uỷ Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Ba tổ chức này mở cuộc họi thảo chung cho cộng đồng người Việt ở Canada vào ngày Thứ Bảy 15 tháng 9 này. Chúng tôi có mời ông Nguyễn Chính Kết đến nói chuyện.
Ông Nguyễn Chính Kết với tư cách là một thành viên của Khối 8406 và là người đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ở trong nước. Đồng thời trong buổi hội thảo sắp tới đây chúng tôi đã liên lạc và có mời được Linh mục Phan Văn Lợi, Mục sư Nguyễn Công Chính và Thượng toạ Thích Không Tánh sẽ phát biểu từ Việt Nam sang cho bà con có thể nghe được tiếng nói của những người đang tích cực tranh đấu cho tự do – dân chủ - nhân quyền tại quê nhà.
Chỉ nhìn thấy vấn đề bề ngoài
Gia Minh: Thưa ông, trong giai đoạn hiện nay có internet, có việc giao lưu thì đồng bào gốc Việt ở Canada có người cũng đã từng về Việt Nam, họ cũng thấy tình hình sinh hoạt thực tế. Có ý kiến cho rằng sinh hoạt vẫn dường như là được tự do. Khi họ có nhận xét đó thì ông giải thích vớí họ ra sao?
Ông Phạm Ngũ Giáo: Tôi đang hoạt động trong Uỷ Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam cho nên vấn đề này chúng tôi có thể hiểu khá thấu đáo. Đồng bào hải ngoại về Việt Nam thấy chùa chiền lúc nào cũng đông đảo, thấy nhà thờ lúc nào cũng đông đúc. Nhiều ngôi chùa, nhiều thánh đường được mọc lên. Và có người trở về nói có lẽ chúng ta nên có ý nghĩ xét lại vấn đề chính quyền cộng sản vi phạm tự do tôn giáo.
Tôi xin thưa với quý vị như thế này. Những người đó chỉ nhìn thấy vấn đề bề ngoài, nghĩa là bây giờ ở tất cả những nơi thị tứ (chúng tôi không nói tới những nơi xa xôi) họ cho tự do hành đạo. Tôi không nói tự do tôn giáo. Họ cho tự do hành đạo. Nhưng quyền tự do hành đạo này ở những vùng quê xa xôi, vùng núi có nhiều chỗ bị hạn chế, chưa có đâu, tức là không phải chỗ nào cũng giống như Sài Gòn, Hà Nội.
Tôi xin thưa với quý vị như thế này. Những người đó chỉ nhìn thấy vấn đề bề ngoài, nghĩa là bây giờ ở tất cả những nơi thị tứ (chúng tôi không nói tới những nơi xa xôi) họ cho tự do hành đạo. Tôi không nói tự do tôn giáo. Họ cho tự do hành đạo. Nhưng quyền tự do hành đạo này ở những vùng quê xa xôi, vùng núi có nhiều chỗ bị hạn chế, chưa có đâu, tức là không phải chỗ nào cũng giống như Sài Gòn, Hà Nội.
Họ cho tự do hành đạo, nhưng họ nắm từ gốc ở đàng sau. Ở đây tôi nói riêng về Phật Giáo mà thôi. Bây giờ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mà người ta gọi là giáo hội quốc doanh, do cộng sản chấp thuận, do cộng sản kiểm soát và rất nhiều cán bộ đội lốt nhà sư nằm trong chùa chiền.
Và có rất nhiều tăng ni là những cán bộ cộng sản kiểm soát sinh hoạt, nhất là kiểm soát những thùng công đức do bà con cúng dường. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh đó bây giờ có thể nói là họ chiếm đến 90% chùa chiền trong nước. Dân vẫn đi chùa nhưng không biết gì hết.
Còn lại chừng 10% chùa chiền thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Hoà thượng Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo. Giáo hội đó gặp biết bao khó khăn, chèn ép. Đi cứu trợ đồng bào cũng không được nữa mà.
Về Công Giáo, những chủng sinh muốn đi tu vào chủng viện phải được cộng sản chấp nhận lý lịch. Những người học xong rồi muốn được thụ chức linh mục phải đựơc cộng sản xét lý lịch. Và ngay cả giám mục, hồng y Việt Nam do Toà Thánh Vatican đề nghị mà cộng sản không đồng ý thì cũng không được. Như vậy là đã có tự do chưa? Họ nắm gốc và họ cho ngọn.
Người Việt ở Canada cũng như ở nhiều nơi khác cũng đã về Việt Nam nhiều rồi. Nhưng chúng ta phải nên phân biệt hai chuyện. Một là họ về thăm quê hương, thăm bà con anh em, về như một du khách lại là chuyện khác. Còn vấn đề họ có thời giờ để nhận định thực sự vấn đề Việt Nam hay không thì người nào chú ý tìm hỉểu thì may ra mới hiểu được một phần.
Nhưng có điều này là dù về hay không về, tôi không dám nói tất cả, nhưng đại đa số đều thấy rằng ở Việt Nam còn có nhiều thiếu sót, cần phải cải thiện , cần phải thực hiện. Một cách rất là cụ thể, một đảng duy nhất cầm quyền, người dân chưa có hoàn toàn đầy đủ các quyền tự do căn bản.
Vấn đề thưa hai có thể nói rằng tuy về Việt Nam nhưng họ cũng không có dịp gặp gỡ những người đấu tranh cho tự do – dân chủ- nhân quyền, bởi vì trước hết là họ không có quen biết, thứ nữa là việc gặp gỡ những người đó không phải là chuyện dễ dàng.
Thành ra nếu có cơ hội gặp những người đó – như ông Nguyễn Chính Kết ở đây, hay là được dịp nghe trực tiếp tiếng nói của thầy Không Tánh, của Mục sư Chính hay của Linh mục Lợi thì đó cũng là điều mà bà con mong muốn rất nhiều.
Nhưng thời thế bây giờ đã khác. Dù chính quyền cộng sản Việt Nam bây giờ không muốn thay đổi để tiếp tục giữ quyền hành, giữ quyền lợi của họ nhưng họ không thể tiếp tục công việc đóng cửa rút cầu. Họ đã bung ra làm ăn với thế giới bên ngoài. Họ đã bắt đầu tôn trọng quyền tư hữu, không phải toàn thể mà phần lớn quyền tư hữu của người dân, đã để cho người dân làm ăn tự do, cho nên họ cần tới dư luận quốc tế.
Tác động đến nhà cầm quyền
Gia Minh: Ông có nghĩ rằng tiếng nói qua cuộc hội thoại như thế này, ngoài việc giúp cho những người tham dự trực tiếp thì còn có những tác động gì đến nhà cầm quyền Việt Nam hay không?
Ông Phạm Ngũ Giáo: Chúng tôi phải xin thưa như thế này. Một khi mà chế độ độc tài toàn trị dóng cửa, rút cầu, không chơi với ai, thì chính quyền đó không thèm để ý gì tới dư luận quốc tế cũng như dư luận của 3 triệu người Việt Nam ở ngoại quốc.
Nếu một chế độ không cần chuyện đó, đóng cửa, rút cầu không chơi với ai, không cần tiền của Việt kiều, không cần sự giúp đỡ hay hợp tác với quốc tế, thì cuộc vận động to lớn gấp trăm ngàn lần hơn chúng tôi cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cái chính quyền đó, cái chính phủ đó.
Nhưng thời thế bây giờ đã khác. Dù chính quyền cộng sản Việt Nam bây giờ không muốn thay đổi để tiếp tục giữ quyền hành, giữ quyền lợi của họ nhưng họ không thể tiếp tục công việc đóng cửa rút cầu. Họ đã bung ra làm ăn với thế giới bên ngoài. Họ đã bắt đầu tôn trọng quyền tư hữu, không phải toàn thể mà phần lớn quyền tư hữu của người dân, đã để cho người dân làm ăn tự do, cho nên họ cần tới dư luận quốc tế.
Họ phải cần tới sự tiêp sức về tài chánh của quốc tế, của cộng đồng người Việt hải ngoại. Vì vậy mà họ cần phải cởi mở. Chúng ta đã nhìn thấy sư cởi mở đó từ năm 1986 nhưng chưa được như ý chíng ta mong muốn, nhưng nó đã khác với thời trứơc rất nhiều.
Gia Minh: Và đối với chính quyền Canada thì theo ông nghĩ là những hoạt động của các tổ chức của người Việt tại Canada ở vùng ông – như ông vừa nói – thì sẽ giúp cho chính quyền Canada trong vấn đề có những sách lược đối với chính quyền Hà Nội ra sao ạ?
Ông Phạm Ngũ Giáo: Chúng tôi cũng làm không khác gì đồng hương ở các quốc gia khác. Chúng tôi liên tục vận động Quốc Hội và Chính Phủ Canada hiểu rõ vấn đề Việt Nam và sự cần phải thay đổi chính sách đường lối để giúp người dân Việt Nam được hưởng tự do – dân chủ và các nhân quyền căn bản. Chúng tôi vận động bằng nhiều hình thức như các cuộc biểu tình phản đối mặc dù có người cho đó là chuyện quá khích là chuyện vô ích.
Nhưng theo tôi thì mỗi việc làm đều có ích lợi riêng của nó. Chẳng hạn như để cho các chính khách Canada, chính giới Canada, dân chúng Canada quan tâm tới vấn đề. Thứ hai nữa là để cho chính quyền Hà Nội biết là đồng bào vẫn tiếp tục kiên trì đòi hỏi chứ không phải là xuôi tay hết đâu, và để cho những người đấu tranh cho dân chủ ở trong nước biết họ không bị cô đơn trong cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của mình.
Gia Minh: Xin cảm ơn ông Phạm Ngũ Giáo.
Ông Phạm Ngũ Giáo: Xin cảm ơn quý Đài.
Những bài liên quan
- Đức cha William Skylstad nói về việc xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý
- Phỏng vấn Linh Mục Đinh Xuân Minh về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam
- Đại hội Phật Giáo quốc tế bàn về vai trò của nữ giới trong Phật Giáo
- Tranh chấp đất đai giữa Dòng Thánh Giuse và chính quyền TP Nha Trang vẫn còn tiếp diễn
- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo kêu gọi quan tâm đến những người đồng đạo còn đang bị cầm tù
- Nguyên văn bức thư Hòa thượng Thích Thiện Hạnh gửi nhà cầm quyền Huế
- Nhà cầm quyền Việt Nam đe dọa, sách nhiễu và cấm GHPGVNTN tổ chức Đại lễ Phật Đản
- Tìm hiểu về việc 4 tín đồ PGHH bị tuyên án tù vì gây rối trật tự công cộng
- Việt Nam gia tăng đàn áp Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý