World Cup: ngày hội thể thao cuồng nhiệt dưới nhiều góc độ khác nhau
2006.06.08
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 sắp khai diễn vào thứ Sáu này trong sự nôn nóng đợi chờ của hàng chục, hàng trăm triệu người trên tòan thế giới. Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những người nhìn giải World Cup với cặp mắt nghiêm khắc hơn. Lê Dân tổng hợp một số thông tin liên quan và trình bày sự kiện như sau.
Lễ hội thể thao của hàng tỷ người
Giải Vô địch Bóng đá Thế giới đáng ra là lễ hội của hàng tỷ người hâm mộ bộ môn thể thao này. Hiện nay nó cũng còn là lễ hội lớn, nếu ta xem sự cuồng nhiệt mù quáng và tình liên kết phi lý của đám đông là một loại lễ hội.
Vòng tranh tài của 32 đội tuyển quốc gia khai diễn vào thứ Sáu tại Đức là một cuộc đấu tranh mà kẻ thắng giành được tất cả cho mình. Còn 31 đội kia đều là kẻ bại. Do đó mỗi trận bóng là một trận chiến, một chiến cuộc với đầy đủ mọi ý nghĩa của chiến tranh với sức mạnh tâm lý của cả một nước.
Cả tháng qua, đội tuyển bóng đá của các nước đều đã là anh hùng quốc gia đó. Tại Brazil, Argentina, Đức, Italy, Anh, dân chúng không chỉ nín thở trông chờ, mà họ hầu như kết đoàn lại dưới lá cờ tổ quốc. Và đó là những cảm tưởng hết sức nguy hiểm, theo nhận xét của nhiều nhà phân tích xã hội.
Dĩ nhiên đó không nằm trong dự kiến của các nhà tổ chức. FIFA, liên đoàn bóng đá quốc tế, muốn giải vô địch 4 năm một lần mang tất cả những quốc gia sát lại gần nhau trong tinh thần thể thao cao thượng, trong tình hữu nghị thắm thiết, nói gọn hơn, là đóng góp phần nào cho hòa bình thế giới.
Mặt trái của các cuộc vui
Nhưng nếu đúng như vậy thì giải World Cup không còn gì là gay cấn, hấp dẫn hơn những trận so giày giao hữu bình thường. Điều thu hút của giải lại nằm giữa hai cực là tình huynh đệ quốc tế và tinh thần quốc gia cực đoan.
Các hệ thống truyền hình sẽ làm tất cả những điều cần thiết để thuyết phục khán giả là họ đang xem một lễ hội thể thao cao quý, nhưng thực tế thì lợi nhuận thu được tùy thuộc vào cao trào của những cảm giác cực đoan mà họ cố vận động, nhưng lại không để những phóng viên tường thuật thể thao để lộ ra, ngoại trừ việc lên án đôi kẻ hâm mộ quá khích, côn đồ.
Những năm gần đây, do dụng ý ngầm đó mà ngày càng có nhiều những vụ tập thể phấn khích hay phẫn nộ sau mỗi trận bóng đá.
Hồi năm 1998 các ủng hộ viên bóng đá Anh đã đập phá một số thị trấn của Pháp. Năm 2002 các ủng hộ viên bóng đá Nga sau khi thấy trên các màn ảnh rộng công cộng cảnh đội nhà bị thất trận trước đội Nhật Bản đã đổ ra cướp phá. Họ đập phá các nhà hàng Nhật ở Mátxcơva và tấn công mọi người Á châu nào mà họ gặp. Do đó, quan tâm hàng đầu của ban tổ chức giải World Cup năm nay là làm sao gìn giữ được trật tự và ổn định.
Một số nhân vật trách nhiệm đã dự báo nhiều điều đáng suy gẫm, như đại sứ Hoa Kỳ John Miller, đặc trách về chống tệ buôn người, tuyên bố rằng giải World Cup gây quan ngại là nạn buôn bán phụ nữ vào mại dâm ở Đức sẽ gia tăng gấp bội.
Nhiều nhà quan sát đưa ra câu hỏi là những tình cảm phấn khích kèm theo bộ môn bóng đá hiện nay có làm cho nó xứng đáng là "môn thể thao vua" như người ta xưng tụng hay không ?
Phấn khích thể thao & tệ nạn xã hội
Những "fans" bóng đá vẫn tôn thờ đội của mình, bất chấp là đội đó có sử dụng những thủ thuật kém thể thao như mua chuộc trọng tài, cầu thủ. Khi những vụ tai tiếng về bóng đá bị phát hiện tại Italy hồi gần đây, nhiều "fans" tỏ ra không ngạc nhiên khi họ hay biết đội tuyển hàng đầu Juventus liên tục nhiều năm sắp xếp các trọng tài "nhà" cho các trận đấu then chốt.
Các tệ nạn thay vì khiến người hâm mộ chán nản, xa lánh, lại làm họ trở nên cuồng nhiệt hơn. Họ ủng hộ đội nhà chống lại cả hệ thống quy tắc thể thao, cảm giác cùng thất trận chỉ khiến họ kết đoàn hơn, bất chấp lý lẽ.
Được tổ chức mỗi 4 năm một lần, World Cup đã mang sự phấn khích ở cấp quốc gia lên cấp quốc tế và kéo theo một số đông ủng hộ viên chưa bao giờ đặt chân đến sân vận động xem bóng đá, ít khi theo dõi những trận bóng được truyền hình, và do đó chưa hề quen cách chế ngự những cảm giác mạnh bạo mà trận bóng đem đến.
Thiếu kinh nghiệm và khả năng phán đoán về những gì xảy ra trên sân cỏ, họ dễ dàng bị sa vào những lời lẽ khích động khéo léo của các bình luận gia thể thao chuyên nghiệp. Giải World Cup chỉ tạo được một kẻ chiến thắng, và 31 đội thua kia ra về cùng hàng vạn ủng hộ viên trong tinh thần bại trận. Bất cứ một con chó vô phúc, hay còn mèo kém may mắn, hoặc bất kỳ một chuyện đụng chạm nho nhỏ nào cũng sẽ phải trả giá đắt cho sự bại trận của "đội nhà".
Rồi hàng chục triệu, hàng tỷ người hâm mộ bóng đá lại tiếp tục chờ thêm 4 năm sau. Bộ môn bóng đá có còn là môn thể thao vua trong bối cảnh toàn cầu hóa và thị trường hóa ngày nay nữa không ?
Các tin, bài liên quan
- Party vĩ đại chào mừng World Cup ở thành phố Frankfurt - nước Đức
- Các đội tuyển bóng đá bắt đầu tề tựu đến Ðức chuẩn bị cho World Cup 2006
- Liệu Việt Nam có hợp pháp hóa cá cược bóng đá ?
- Bóng đá Việt Nam tiếp tục bị sụt trong bảng xếp hạng của FIFA
- Việt Nam hoà U23 Uzbekistan 2-2 trong trận ra quân tại Cup Mùa Xuân 2006
- Ý kiến Luật sư Nguyễn Văn Đại về việc hợp thức hoá cá cược bóng đá
- Nên hay chăng hợp pháp hóa cá cược bóng đá?
- Câu chuyện vụ cá độ bóng đá 1 triệu 800 ngàn đôla
- Thêm 3 cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam bị truy tố
- Nền bóng đá Việt Nam cần có một cuộc ‘đại phẫu thuật’
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về sự phát triển của làng thể thao nước nhà? (phần 3)
- Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An sa thải huấn luyện viên Hữu Thắng
- Câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng sa thải huấn luyện viên Lê Thụy Hải
- Nhiều cầu thủ bị bắt trong vụ cá độ bóng đá kỳ SEA GAMES 23
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 29-12-2005)
- Thêm 2 cầu thủ U23 Việt Nam bị bắt trong đường dây bán độ ở SEA Games
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về tình trạng tiêu cực trong làng thể thao? (phần 2)
- Văn Quyến và Quốc Vượng có thể sẽ bị lãnh án phạt của FIFA
- Ông Lê Thế Thọ rời khỏi chức Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam
- Luật sư Phạm Liêm Chính muốn bào chữa miễn phí cho cầu thủ Văn Quyến
- Danh hài Bảo Quốc: Rất buồn trước tin các cầu thủ đã bán độ
- Quốc Vượng viết thư xin lỗi mọi người, mong được tha thứ
- Báo chí quốc tế nói về vụ bán độ của các tuyển thủ U23 Việt Nam