Quan điểm Truyền thông Quốc tế (ngày 8-4-2005)

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Ðối với thế giới, tin lớn nhất trong tuần là tin Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị băng hà, sau 26 năm ở ngôi vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã. Sáng hôm nay tại Roma, lễ an táng đã được cử hành với sự tham dự của hàng trăm ngàn người, chưa kể cả tỷ người khác theo dõi qua màn ảnh truyền hình.

0:00 / 0:00
PopeInternet200.jpg

Không chỉ là vị Giáo Hoàng đầu tiên từ trần ở thiên niên kỷ thứ Ba, Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị còn là vị Giáo Hoàng đầu tiên mà mọi người dùng hệ thống điện toán toàn cầu internet để chia sẻ cảm nghĩ của họ trước mất mát mà hầu hết đều nói là quá lớn lao cho nhân loại.

Trong khuôn khổ tạp chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này, chúng tôi xin ghi nhận cảm nghĩ của một số nhà bình luận quốc tế và của những người dân bình thường trước tin Ðức Thánh Cha băng hà. Chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng tất cả các điều được ghi lại ở đây đều được phổ biến qua Internet.

Những di sản quý báu

Tạp chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này xin được mở đầu mở đầu với nhận định của nhà báo Gregg Easterbrook của tạp chí The New Republic về những thành quả mà Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị đã làm, những di sản quý báu mà Ngài để lại cho mọi người.

“Sẽ không ai ngạc nhiên nếu lịch sử đánh giá Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị là một vị giáo hoàng lỗi lạc, và việc Ngài xuất thân từ Ba Lan hay Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Ý trong gần 500 năm chẳng quan trọng gì so với vị trí của Ngài trong lịch sử.

Lịch sử sẽ ngợi khen Ðức Thánh Cha về 3 điều vĩ đại mà Ngài đã làm: thứ nhất là vai trò của Ngài trong việc làm sụp đổ chế độ độc tài Cộng Sản, thứ nhì là việc ngài đã khôi phục được đời sống của Giáo Hội, và thứ ba là Ngài đã mở rộng Giáo Hội Công Giáo La Mã và khiến mọi người kính trọng Giáo Hội hơn.

Lịch sử sẽ ngợi khen Ðức Thánh Cha về 3 điều vĩ đại mà Ngài đã làm: thứ nhất là vai trò của Ngài trong việc làm sụp đổ chế độ độc tài Cộng Sản, thứ nhì là việc ngài đã khôi phục được đời sống của Giáo Hội, và thứ ba là Ngài đã mở rộng Giáo Hội Công Giáo La Mã và khiến mọi người kính trọng Giáo Hội hơn.

Lịch sử cũng sẽ phê phán về những quyết định sai lầm của Ngài đối với vai trò của phụ nữ trong giáo hội và quyền của phụ nữ trong xã hội, nhưng phải nhìn nhận rằng chẳng có mấy thời đại được hưởng nhiều ở phước nhờ một vị Giáo Hoàng tài ba như Ngài.”

Khó có thể kiếm được người thay thế

Nhà báo Shannen Coffin của tờ National Review thì cho rằng khó có thể kiếm được một vị Giáo Hoàng thay thế cho người mới từ trần.

“Sự kiện Ngài dâng hiến cả cuộc đời cho niềm tin đã khiến cho cả triệu người kính phục, và việc Ngài dành cả cuộc đời để bảo vệ đời sống con người là điều không phải ai cũng có thể làm được. Cho nhân loại và cho Giáo Hội, chúng ta cầu nguyện tân Giáo Hoàng cũng là một vĩ nhân như Ngài.”

Cũng trên internet, bài viết ngắn của nhà bỉnh bút William Kistol của tạp chí Weekly Standard cho rằng những lời kêu gọi phải tôn trọng sự thật, phải tranh đấu cho tự do và phải chống lại mọi đàn áp mà Ðức Thánh Cha đã đưa ra trong 26 năm trời ở ngôi Giáo Hoàng chính là những món quà vô giá mà Ngài để lại cho nhân loại.

Bài viết có đoạn như sau: "Ảnh hưởng chính trị của Ðức Thánh Cha trở thành vô giá vì Ngài không hề có ý định làm chính trị, cũng chẳng bao giờ Ngài nghĩ là sẽ đưa ra những lời tuyên bố hay có những hành động mạng tính chính trị. Ngài chỉ nhấn mạnh đến điểm phải phân biệt thiện ác.

Những người thuộc thành phần cấp tiến Tây Phương có thể nghĩ rằng chính họ và các phương tiện sẵn có đã góp phần làm kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, nhưng không thể nào triệt hạ được chủ thuyết cộng sản nếu không có sự yểm trợ và trực tiếp nhúng tay của Giáo Hội Công Giáo. Lời kêu gọi “đừng sợ hãi” được đưa ra ở ngay thời gian đầu của triều đại giáo hoàng của Ngài đã xây dựng niềm tin và hy vọng của dân chúng Ba Lan, và dân chúng toàn cầu.”

Người công chính

Cũng trên internet, một tổ chức cấp tiến mang tên “Dân Chủ Thầm Lặng” chia sẻ quan điểm với người đọc như sau:

“Dù không đồng ý với hầu hết quan điểm của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị, nhưng chúng ta phải công nhận Ngài là người công chính. Những từ như cấp tiến hay bảo thủ không thể đưa ra để gán cho Ngài, vì Ngài có tư tưởng bảo thủ ở một số vấn đề như phá thai, quyền của người đồng tính luyến ái, nhưng lại rất cấp tiến khi nói đến những vấn đề khác, như tranh đấu cho người nghèo khổi, phản đối án tử hình,chỉ trích sự quá độ của chủ thuyết tư bản, của cuộc chiến Iraq và chính Ngài đã mở rộng liên kết với các tôn giáo khác.”

Sự kiện Ngài dâng hiến cả cuộc đời cho niềm tin đã khiến cho cả triệu người kính phục, và việc Ngài dành cả cuộc đời để bảo vệ đời sống con người là điều không phải ai cũng có thể làm được. Cho nhân loại và cho Giáo Hội, chúng ta cầu nguyện tân Giáo Hoàng cũng là một vĩ nhân như Ngài.

Trang nhà của Ánh Sáng Công Giáo, một tổ chức do Giáo Dân Công Giáo Hoa Kỳ thành lập thì nói đến vai trò của truyền thông trong việc phổ biến tin tức liên quan đến những ngày, những giờ cuối cùng của Ðức Thánh Cha, viết rằng:

“Hình ảnh, tin tức liên tục được phổ biến trên truyền hình đã giúp người dân khắp nơi cơ hội để chia sẻ những giờ phút cuối cùng với Ðức Thánh Cha, và đó là điều cũng chưa hề xảy ra trong lịch sử truyền thông thế giới.”

Ðối thoại và hợp tác

Riêng trang nhà của bản tin Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam nhắc lại rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiếp tục mời gọi mọi người đào sâu tình huynh đệ, đối thoại và hợp tác cho một Việt Nam mới bằng thông điệp gửi Dân Tộc Việt Nam, qua sự hiện diện của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và 13 Đức Giám Mục Việt Nam tại Vatican ngày 14 tháng12 năm 1996, với những tâm tình sâu đậm sau đây:

“Nếu suốt bao thế kỷ, đôi khi đã có những hiểu lầm giữa Giáo hội và cộng đồng dân sự, thì cũng phải tái xác nhận rằng người Công giáo đã là những phần tử trung thành với dân với nước; ngày nay cũng như trong qúa khứ, người Công giáo đón góp vào sự thăng tiến xã hội của xứ sở và tỏ bày một niềm gắn bó với công ích, không kém gì những công dân khác.

Mặc dù là số nhỏ, Giáo hội muốn trọn vẹn trong các thực tại của Đất nước, theo ơn gọi riêng của mình. Giáo hội cùng đồng hành với tất cả mọi thành phần của Dân Tộc, bởi vì Giáo hội cùng chia sẻ một lịch sử, bước tiến và những thử thách chung. Giáo hội không hành động trong chiều hướng cạnh tranh hay mưu tìm lợi ích riêng, nhưng Giáo hội muốn sống tinh thần hiệp thông và hài hòa với tất cả.

Tác vụ của Giáo hội là chuyển thông sứ điệp sự sống và tình thương qua những hoạt động cụ thể để thăng tiến nhân phẩm, để làm cho đời sống tốt đẹp hơn, và thực hiện tất cả trong tinh thần cảm thông với những người nghèo khổ và những người túng thiếu nhất.

Tác vụ của Giáo hội là chuyển thông sứ điệp sự sống và tình thương qua những hoạt động cụ thể để thăng tiến nhân phẩm, để làm cho đời sống tốt đẹp hơn, và thực hiện tất cả trong tinh thần cảm thông với những người nghèo khổ và những người túng thiếu nhất.

Trong thái độ khiêm nhường và trong tinh thần cộng tác với tất cả anh chị em của cộng đồng Dân Tộc, người Công giáo tham gia vào việc đổi mới và biến hóa các thực tại con người. Sống ơn gọi của mình đối với Đất nước, Giáo hội nhận ra và chia sẻ kho tàng phong phú của văn hóa Việt Nam, chia sẻ những giá trị nhân bản và thiêng liêng Việt Nam; Giáo hội mong ước được đào sâu các liên hệ huynh đệ, đối thoại và hợp tác với mọi người..”

Chúng tôi xin được kết thúc Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này với quan điểm của bogspot.com, một diễn đàn chính trị trên mạng lưới internet, nơi tất cả mọi người đều có thể bầy tỏ quan điểm của mình về mọi vấn đề, mọi lãnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội cho đến tôn giáo.

Cầu nguyện cho Ngài

Trong số những bài viết do bogspot.com phổ biến nhân cái chết của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị mà chúng tôi đọc được có bài sau đây: "Trước cái chết của những người thánh thiện như Ðức Thánh Cha Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị, chúng ta không biết phải làm gì. Phải cầu nguyện cho Ngài sớm được về Thiên Ðàng hay xin Ngài cầu nguyện cho chúng ta???

Chúng ta biết rất rõ đời sống của Ngài, biết rất rõ những gì Ngài đã làm, biết những gì Ngài đã cầu nguyện, biết những khổ đau mà Ngài đã chịu đựng, trong khi Ngài không thể biết hết mọi người chúng ta.

Nhưng điều hạnh phúc là Ngài nghe được tất tất cả những gì chúng ta cầu xin, nghe được tất cả những lời nguyện cầu của chúng ta. Chính cái chết của Ngài đã khiến chúng ta xích lại gần với nhau hơn.”