Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chuyến du hành không gian thành công mỹ mãn của tầu con thoi Discovery, những biến chuyển mới nhất ở Baghdad, tình hình Á Châu, đặc biệt là chuyện công ty Công Ty Dầu Khí Trung Quốc phải nhượng bộ để công ty Chevron mua lại công ty UNOCAL là những điểm được báo chí thế giới nói đến trong 7 ngày qua.

Như thường lệ, Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Quan Ðiểm Truyền Thông Quốc Tế Hàng Tuần.
Thành công của tầu con thoi Discovery
Chúng tôi xin được mở đầu với chuyến thám hiểm không gian của tầu con thoi Discovery. Sau 14 ngày trên không gian, con tầu đã trở về mặt đất an toàn hồi sáng sớm hôm Thứ Ba tuần này.
Cuộc hành trình mà cả thế giới đều đánh giá cao được NASA, Cơ Quan Quản trị Không Gian Hoa Kỳ cho thực thiện sau thảm họa xảy ra hôm mùng 1 tháng Hai năm 2003, khiến cả 7 phi hành gia trên chiếc Columbia đều tử nạn.
Sau hơn 2 năm trời nghiên cứu, sửa chữa và tốn cả chục triệu dollars, chuyến đi lần này cũng gặp vài trở ngại về kỹ thuật, khi một vài mảnh cách nhiệt bọc ở thân phi thuyền bung ra lúc tầu con thoi Discovery mới rời dàn phóng, dẫn đến việc NASA phải quyết định tạm hoãn các chuyến bay kế tiếp.
Dù vậy, theo nhật báo The New York Times: "Trong 2 tuần lễ có mặt trên không gian, các phi hành gia của tầu con thoi Discovery đã hoàn thành trách nhiệm một cách mỹ mãn và dưới những góc nhìn khác nhau, con tầu trông cũng thật vững chắc hơn nhiều.
Cho dù hàng ngày nào cũng phải tìm cách giải quyết các trở ngại về kỹ thuật, nhưng chính các viên chức của Cơ Quan Quản Trị Không Gian Hoa Kỳ cũng đánh giá chuyến đi là thành công mỹ mãn. Rõ ràng, chuyến bay đã hoàn thành những trách nhiệm được trao phó.”
Bài học đầu tiên mà các kỹ sư phải học là phải nhìn nhận sơ sót và làm lại từ đầu. Phần lớn các kỹ sư mà tôi được biết đều muốn ngưng sử dụng các tầu con thoi đang có và chế tạo những chiếc an toàn hơn cho nước Mỹ.
Nhưng vẫn theo tờ báo, bên cạnh thành công vừa đạt được là những lo âu lớn hơn vì: "Dường như NASA vẫn chưa biết rõ về những trở ngại liên quan đến chiếc tầu con thoi mà chung ta đã sử dụng trong một phần tư thế kỷ qua."
Nhận xét của tờ The New York Times được ông Homer Hickam, một cựu kỹ sư của NASA, chia sẻ trong bài nhận định đăng trên tờ The Wall Street Journal. Trong bài viết, ông cựu kỹ sư của NASA nói rằng những chiếc tầu con thoi mà Hoa Kỳ chế tạo chẳng bao giờ an toàn cả.
“Bài học đầu tiên mà các kỹ sư phải học là phải nhìn nhận sơ sót và làm lại từ đầu. Phần lớn các kỹ sư mà tôi được biết đều muốn ngưng sử dụng các tầu con thoi đang có và chế tạo những chiếc an toàn hơn cho nước Mỹ. Ðã đến lúc phải bỏ những chiếc tầu con thoi này vào nhà kho, và cho các kỹ sư cơ hội vẽ kiểu, chế tạo những chiếc phi thuyền mới để đưa người lên không gian.”
Dịch cúm gia cầm tại Châu Á
Nếu chuyến đi và trở về của tầu con thoi Discovery được coi là thành công và tạo tranh cãi, thì tờ Boston Globe trong bài nhận định mới đăng tải ngày hôm qua nhắc nhở cho Chính Phủ Hoa Kỳ biết trách nhiệm phải làm ở ngay mặt đất hiện giờ là phải yểm trợ cho những quốc gia Châu Á đang gặp dịch cúm gia cầm. Tờ Boston Globe viết:
“Các chuyên gia y tế của thế giới đang e ngại khả năng trận dịch cúm gia cầm có thể xảy ra giết chết hàng triệu người trên mặt đất. Mặc dù công tác nghiên cứu tìm thuộc chủng ngừa đã gần hoàn tất, nhưng dù có thuốc chủng ngừa đi chăng nữa thì vẫn phải mất thời gian mới có thể sản xuất được và phải mất nhiều năm mới có đủ lượng thuốc để mọi người sử dụng.
Trong khi những nước công nghiệp tân tiến bỏ ra hàng tỷ bạc để trữ các loại thuốc ngừa vi-rút thì tại Ðông Nam Á, những nước đang bị cúm gia cầm đe dọa phải đối phó với hiểm họa bằng ngân khoản rất nhỏ nhoi. Ðừng quên vi-rút chẳng để ý gì đến chuyện biên giới, và một khi đã lan tràn ở Châu Á, lúc đó có bỏ ra bao nhiêu tiền để ngăn chặn chúng cũng không xuể.
Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là chú tâm vào những công tác ngăn chận vi rút ngay từ đầu. Nếu tình theo tỷ lệ GDP thì bây giờ, Hoa Kỳ đang đứng cuối danh sách những nước công nghiệp tân tiến viện trợ cho các nước khác. Ðừng quên là sự thịnh vượng của nước Mỹ luôn luôn gắn liền với nhân loại.”
Cuộc chiến tại Iraq
Tôi được nghe kể lại quan điểm của Bà Sheehan là rút quân ra khỏi Iraq ngay tức khắc. Thật là sai lầm nếu làm điều đó vì sẽ ảnh hưởng tới an ninh của nước Mỹ và ảnh hưởng đến những khả năng xây dựng nền tảng cho hòa bình cho tương lai mà chúng ta đang thực hiện.
Cuộc chiến tại Iraq cũng là một đề tài được báo chí nói đến, đặc biệt trong giai đoạn các nhà lãnh đạo Iraq đang bị áp lực của Hoa Kỳ buộc phải thông qua bản dự thảo hiến pháp vào ngày 15 tháng 8 tới đây và tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 10 sắp đến. Cùng lúc đó ngay trước nông trại của Tổng Thống George W. Bush ở thành phố Crawford, bang Texas, một cuộc biểu tình đòi rút quân về nước cũng đang diễn ra.
Cuộc biểu tình này được hướng dẫn bởi Bà Cindy Sheehan, mẹ của một binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Iraq, và vào đúng thời điểm cuộc thăm dò công luận mới nhất cho thấy chỉ có 38% nhân dân Mỹ ủng hộ đường lối mà Tổng Thống George W. Bush đang cho thực hiện với Iraq.
Dù phải đối phó với những khó khăn trước mặt, nhưng Tổng Thống Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định không rút quân cho đến khi hoàn tất các kế hoạch đã đặt ra.
“Tôi được nghe kể lại quan điểm của Bà Sheehan là rút quân ra khỏi Iraq ngay tức khắc. Thật là sai lầm nếu làm điều đó vì sẽ ảnh hưởng tới an ninh của nước Mỹ và ảnh hưởng đến những khả năng xây dựng nền tảng cho hòa bình cho tương lai mà chúng ta đang thực hiện.”
Nhưng liệu các kế hoạch và thời điểm mà Washington đặt ra với Chính Phủ lâm thời Iraq có thể thực hiện được hay không? Ngay tại Baghdad, báo chí cũng đưa ra câu hỏi tương tự, cho rằng ngay cả trường hợp bản dự thảo hiến pháp thành hình vào đầu tuần tới, bất ổn vẫn tiếp diễn và Chính Quyền vẫn không thực hiện hiện được những gì đã hứa. Bình luận của tờ Azzaman viết:
“Nhân dân Iraq đang nóng lòng chờ đợi một thỏa hiệp chính trị sẽ đem lại ổn định cho quốc gia của mình. Nhưng hơn bao giờ hết, hiện nay, người dân Iraq đang phải chịu đựng những đớn đau chỉ vì sự chia rẽ của giới lãnh đạo.”
Vụ mua bán công ty dầu khí UNOCAL
Giữa tuần này và sau rất nhiều tranh cãi, cuối cung, cổ đông của đại công ty dầu khí UNOCAL đã bỏ phiếu đồng ý bán công ty cho tổ hợp CHEVRON. Phiên họp diễn ra chỉ ít ngày sau khi Công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc quyết định rút lui khỏi cuộc chạy đua mà mức đến là làm chủ một công ty dầu khí của Mỹ. Cuộc đua này gặp khó khăn ngay từ đầu, khi một số đại biểu Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về mặt an ninh quốc gia, nếu một công ty dầu khí của Mỹ lọt vào tay của Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi đầy sôi nổi và được mọi người chú ý đến chứng tỏ cho thế giới thấy nước Mỹ không phải là một nước kinh tế tự do như Washington thường rêu rao. Vụ buôn bán công ty dầu khí UNOCAL của Mỹ đã kết thúc với kết quả là công ty trả giá rẻ hơn lại được chọn, chỉ vì những lo sợ không đúng với sự thật và vì những quyền lợi riêng tư mà không ai dám nói ra.
Mặc dù Công Ty Dầu Khí Quốc Doanh Trung Quốc bỏ cuộc, nhưng dư luận Bắc Kinh không ngừng ở đó. Trên tờ Trung Quốc Nhật Báo có đăng tải một bài bình luận, trong đó chỉ trích thẳng nước Mỹ.
“Cuộc tranh cãi đầy sôi nổi và được mọi người chú ý đến chứng tỏ cho thế giới thấy nước Mỹ không phải là một nước kinh tế tự do như Washington thường rêu rao. Vụ buôn bán công ty dầu khí UNOCAL của Mỹ đã kết thúc với kết quả là công ty trả giá rẻ hơn lại được chọn, chỉ vì những lo sợ không đúng với sự thật và vì những quyền lợi riêng tư mà không ai dám nói ra.”
Cuộc tranh cãi xung quanh quyển Sách Trắng của Nhật Bản
Riêng ở Châu Á, quyển Sách Trắng mà Chính Phủ Nhật Bản mới cho phổ biến nói về tiềm năng quân sự của Trung Quốc vẫn là đề tài được nói tới. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả một đoạn trong bài bình luận của tờ Bussiness Times xuất bản ở Singapore.
“Thật mỉa mai khi quyển Sách Trắng của Nhật Bản đặt vấn đề phải duyệt xét lại xem kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có vượt quá mức cần thiết để bảo vệ an ninh quốc phòng hay không, trong khi chính lực lượng tự vệ của Nhật là một lực lượng được đánh giá là có kích thức vượt quá mức cần có để bảo vệ an ninh cho nước Nhật.
Quyển Sách Trắng của Nhật Bản cũng nói là Trung Quốc toan tính chuyện tấn công những nước láng giềng, nhưng không đưa ra lời giải thích tại sao Bắc Kinh phải nghĩ đến điều này.”
Bài bình luận cũng nói đến những dư luận ở Nhật Bản cho rằng trong quá khứ, Trung Quốc từng đưa quân xâm chiếm các nước khác và đó là điều cần phải đề phòng, vì lịch sử có thể tái diễn. Nhưng theo quan điểm của tờ Bussiness Times:
“Thật là khó để thấy tại sao một Trung Quốc đang nỗ lực đưa cả khối dân vĩ đại của mình hội nhập vào nền kinh tế hiện đại, lại tham gia vào những cuộc thám hiểm như họ đã từng làm cách đây 6 thế kỷ.”