RFS: Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt tự do báo chí và ngăn cấm thông tin internet


2006.05.03

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ngày mồng 3 tháng 5 năm 2006, RSF tức Tổ Chức Nhà Báo Không Biên Giới cử hành trọng thể năm thứ 16 ngày tự do ngôn luận quốc tế tại thủ đô Paris, Pháp.

InternetPolice150.jpg

Nhân dịp này, RSF cho công bố bản phúc trình thường niên năm 2006 tổng kết về hoạt động báo chí trên thế giới. Những trường hợp bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, bắt bớ, ám hại các nhà báo, dưới các chế độ cầm quyền toàn trị, độc đoán cũng được liệt kê trước công luận quốc tế với đầy đủ chi tiết và hình ảnh.

Trở lại với sinh hoạt làng báo tại Việt Nam, ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do liên lạc với RSF tại Paris và được ông Julien Pain, giám đốc văn phòng Internet dành cho cuộc trao đổi sau đây.

Vẫn còn nhiều giới hạn

Đỗ Hiếu: Trước hết xin ông sơ lược về báo cáo do RSF thiết lập và đúc kết liên quan đến sinh hoạt báo chí tại Việt Nam trong năm nay?

Julien Pain: Theo đánh gía của RSF chúng tôi thì sinh hoạt báo chí tại Việt Nam trong thời gian gần đây có một số điểm có thể xem là những dấu hiệu tích cực, khả quan nhưng bên cạnh đó thì vẫn có rất nhiều mặt giới hạn.

Xin được đưa ra một thí dụ cụ thể là nhà cầm quyền Hà Nội đã trả tự do cho một số các nhân vật bất đồng chính kiến bị kêu án, bị giam cầm, bị ghép tội làm gián điệp, chỉ vì họ phổ biến tài liệu dân chủ trên mạng Internet, bị chế độ xem là gây phương hại cho an ninh quốc gia, hoặc tiết lộ bí mật quốc phòng.

Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu mà dư luận cho là có thay đổi tích cực về tự do ngôn luận tại Việt Nam thì, Hà Nội lại gia tăng kiểm soát việc truy cặp Internet và bắt giam những người tham gia diễn đàn dân chủ Paltalk. Ba người nói chuyện trên Paltlak bị bắt từ tháng 10 năm ngoái, đến nay người ta chưa biết số phận họ ra sao và bị giam cầm nơi đâu.

Với hành động bắt bớ không lý do chính đáng những người tham gia diễn đàn Paltalk, RSF chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng can thiệp bằng nhiều phương thức khác nhau, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào. Theo RSF thì đây là những hành động chứng tỏ Hà Nội ngại những ai muốn nói lên sự thật và mạnh mẽ bênh vực cho dân chủ và nhân quyền.

Xét một cách tổng quát thì RSF chúng tôi không thấy có một sự đổi mới, một sự cải tiến nào trong sinh hoạt truyền thông báo chí tại Việt Nam trong năm 2005 , bước qua 2006, mặc dù Hà Nội luôn cỗ võ cho việc phát huy dân chủ và cải thiện nhân quyền.

Mặt khác, nhà nước Việt Nam cũng cho phổ biến “Sách Trắng” về dân chủ, tuy nhiên theo những bằng chứng hiễn nhiên mà công luận từng chứng kiến, thì không hề có một dấu hiệu khả quan nào cho thấy lời nói và việc làm từ phía Hà Nội đi đôi với nhau.

Đối với dư luận quốc tế và dưới cái nhìn của RSF thì tại Việt Nam, nếu so sánh hiện tại với thời gian 5, hay 10 năm trước đây, sinh hoạt tự do ngôn luận, tự do báo chí vẫn dậm chân tại chỗ.

Hung thần của làng báo

Đỗ Hiếu: Thưa ông, qua những điều vừa trình bày thì tại Việt Nam chưa thể nói là có tự do báo chí, chưa có tự do ngôn luận, lúc thì thả lỏng đôi chút, khi bóp chặt , khóa miệng nhà báo, giam cầm những ai hô hào dân chủ, vậy ông có suy nghĩ gì, sau khi đại hội đảng cộng sản Việt Nam khóa 10 mới kết thúc và với thành phần nhân sự đổi mới, người dân Việt có hy vọng gì vào một thay đổi thuận lợi hơn, trong hoạt động báo chí, truyền thông hay không?

Julien Pain: Xin nói ngay là cho dù Hà Nội vừa mới sắp xếp lại thành phần nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước trong lần đại hội khóa 10 vừa rồi, nhưng họ vẫn theo đuổi chính sách độc đảng, mà không hề có tiếng nói độc lập hay khuynh hướng chính trị nào khác.

Hơn nữa, tại Việt Nam không hề có bầu cử tự do, không có phổ thông đầu phiếu để người dân được quyền chọn người lãnh đạo mà mình cho là xứng đáng. Qua kỳ đại hội đảng mới đây thì mọi người đều rõ, ai ngồi vào vị trí nào thì đã có sự chia ghế hay sắp đặt sẵn từ trước trong hậu trường chính trị.

Và như chúng tôi nhấn mạnh vừa rồi với quý vị, Việt Nam không hy vọng và không thể có được tự do báo chí , ngày nào mà đảng cộng sản còn tiếp tục cầm quyền và nắm mọi quyền sinh sát trong tay họ.

Theo báo cáo và đúc kết của RSF thì hiện nay trên thế giới có 37 cấp lãnh đạo trong đó có những quốc trưởng, tổng thống, nhà vua , chủ tịch nước, hàng bộ trưởng, tướng lãnh, bị xem là hung thần của các nhà báo. Những người cầm bút xét thấy bất lợi cho họ thì sớm muộng gì cũng bị bắt bớ, ám hại, tra tấn.

Trong số những hung thần của làng báo thế giới, RSF chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến tên của ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa Ngày tự do ngôn luận

Đỗ Hiếu: Trước khi chia tay, xin ông chia sẽ với quý vị thính gỉa đang theo dõi Đài Á Châu Tự Do chúng tôi về ý nghĩa của Ngày Tự Do ngôn luận quốc tế lần thứ 16 được tổ chức tại Paris hôm nay?

Julien Pain: Tổ chức phóng viên không biên giới RSF hàng ngày vận động, theo dõi các sinh hoạt báo chí trên khắp thế giới, đây là một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ, chưa có hồi kết cuộc, vì tự do ngôn luận là quyền thiêng liêng của con người trên hành tinh này.

Ngày nào mà người dân chưa được tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, lập trường, nguyện vọng chân chính của mình, ngày đó tất cả chúng ta những người yêu chuộng công lý, tôn trọng sự thật còn phải sát cánh bên nhau để vinh danh dân chủ, nhân quyền và tự do báo chí.

Hiện nay vẫn còn vô số quốc gia khắp năm châu, nơi tự do ngôn luận còn là chuyện xa vời, mà người ta phải kể đến đó là Trung Quốc, Việt Nam, nhiều nước Châu Phi , một số quốc gia Châu Mỹ La Tinh, và Khối Đông Âu cũ.

Đỗ Hiếu: Cám ơn ông Julien Pain đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.