Trà Mi, phóng viên đài RFA
Báo chí trong nước vừa đăng tải kết quả khảo sát của Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Trung Ương ước tính ở Việt Nam có khoảng 60 triệu người bị nhiễm giun đũa. Những người mắc phải những loại giun ký sinh khác cũng lên đến con số hàng chục triệu.

Các bệnh về giun đường ruột gây ra những tác hại như thế nào đối với sức khoẻ con người? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Qua cuộc trao đổi với Trà Mi, bác sĩ Đăng, chuyên môn tiêu hoá và ký sinh trùng trong nước cho biết.
Bác sĩ Đăng: Các bệnh về giun đường ruột rất phổ biến ở Việt Nam, chui vào cơ thể qua con đường tiêu hoá, từ miệng hoặc hậu môn. Đường lây chính là từ các thức ăn không được nấu chín hay trước khi ăn không rửa tay sạch. Đường lây thứ hai là qua da.
Trà Mi: Những triệu chứng giúp có thể nhận biết bị nhiễm giun ra sao?
Bác sĩ Đăng: Đôi lúc người ta không có triệu chứng gì cả, phát hiện tình cờ thấy giun trong phân khi đi tiêu, hoặc xét nghiệm phân thấy ký sinh trùng. Biểu hiện thứ hai hay gặp nhất là bị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, hay biểu hiện giống dị ứng ngứa nổi mề đay.
Khi giun đi lạc vào những cơ quan nội tạng khác của bệnh nhân, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội gây tắc đường mật, vàng da, hoặc viêm ruột, thủng ruột…
Hay gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em, khi ăn thức ăn vào, giun sẽ ăn hết, gây ra trường hợp trẻ bị suy dinh dữơng. Ở người lớn đa số hay gặp triệu chứng đau bụng. Nếu bị nhiễm nhiều giun sẽ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như giun chui ống mật, tắc mật do giun, hoặc tạo ra sỏi mật, hoặc viêm túi mật do giun. Các ấu trùng của giun di chuyển có thể lên não, lên mắt, tuy trường hợp này ít hơn.
Trà Mi: Xin bác sĩ trình bày rõ hơn về mức độ tổn thương khi bệnh nhân nhiễm phải các loại giun ký sinh này, chúng gây ra những tác hại như thế nào đối với người bệnh?
Bác sĩ Đăng: Hay gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em, khi ăn thức ăn vào, giun sẽ ăn hết, gây ra trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng. Ở người lớn đa số hay gặp triệu chứng đau bụng. Nếu bị nhiễm nhiều giun sẽ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như giun chui ống mật, tắc mật do giun, hoặc tạo ra sỏi mật, hoặc viêm túi mật do giun. Các ấu trùng của giun di chuyển có thể lên não, lên mắt, tuy trường hợp này ít hơn.
Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ hiện nay ở Việt Nam có khu vực nào đặc biệt ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun ký sinh cao?
Bác sĩ Đăng: Người dân khu vực nông thôn chiếm đa số, gần 90% vì các điều kiện vệ sinh kém, người dân chưa hiểu biết nhận thức về bệnh nhiều. Hơn nữa, bà con nông dân làm ruộng đi chân đất nhiều dễ bị giun móc . Cho nên chúng tôi khuyên là mỗi ba đến saú tháng bà con nên sổ giun định kỳ….
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết các phương pháp điều trị bệnh giun đường ruột hiện nay ở Việt Nam? Có cách chữa trị hữu hiệu hay không?
Bác sĩ Đăng: Trước đây ở Việt Nam bệnh giun đũa gây biến chứng như sỏi mật, tắc mật …rất nhiều, nhưng 10 trở lại đây, dân chúng được tuyên truyền về phương cách phòng bệnh sổ giun định kỳ mỗi 3-6 tháng nên biến chứng này hiện giờ mặc dù vẫn còn nhưng ít gặp hơn.
Thông thường phương pháp điều trị những loại giun đường ruột rất đơn giản. Đó là sử dụng các loại thuốc giun để trị. Hiện nay có một số thuốc giun sán đang được sử dụng phổ biến có hiệu quả trong điều trị những loại giun tóc, giun đũa, giun móc cùng một lúc, ví dụ như mebendazole liều 0,5g, mỗi ngày một viên; hoặc là albedazole 0,4g một ngày một viên đều diệt tất cả các loại giun này cùng một lúc. Sau đó 2 tuần nên sổ lại để diệt những ấu trùng của chúng. Như vậy, trong một chu kỳ hầu như diệt được các loại giun ký sinh này hoàn toàn.
Vấn đề tái phát bệnh hay không là tuỳ thuộc mỗi người. Ở Việt Nam người ta hay bị tái lại sau khi điều trị là do chế độ ăn rau sống không được rửa sạch hay khử vô trùng thì dễ bị nhiễm trứng giun nằm trong rau, hoặc trước khi ăn uống không rửa tay sạch sẽ. Ruồi muỗi cũng là một con đường truyền bệnh, khiến bệnh tái phát nhiều.
Trà Mi: Hai loại thuốc bác sĩ vừa nhắc tới, bệnh nhân có thể tự ra nhà thuốc mua về điều trị hay cần có toa bác sĩ?
Bác sĩ Đăng: Bệnh nhân có thể tự mua điều trị, cứ 6 tháng sổ một lần.
Đặc biệt lưu ý là các đối tượng bị tiền căn sỏi mật. Những người này phải sổ giun mỗi ba tháng để tránh các biến chứng của bệnh giun đường ruột như nguy cơ giun đường ruột có thể chui lên đường mật.
Trà Mi: Những đối tượng nào đặc biệt lưu ý nên sổ giun theo định kỳ, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Đăng: Đặc biệt lưu ý là các đối tượng bị tiền căn sỏi mật. Những người này phải sổ giun mỗi ba tháng để tránh các biến chứng của bệnh giun đường ruột như nguy cơ giun đường ruột có thể chui lên đường mật.
Đối với những người bình thường kể cả người lớn và trẻ em thì mỗi 6 tháng nên sổ, nhất là ở các nước đang phát triển chưa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh như Việt Nam mình. Trẻ em trên 2 tuổi uống liều giống người lớn.
Trà Mi: Xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng ngừa các bệnh về giun ký sinh?
Bác sĩ Đăng: Phải lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, không nên đi chân đất. Những người bị sỏi mật nên sổ giun định kỳ mỗi 3 tháng. Người khoẻ mạnh cũng nên sổ giun mỗi 6 tháng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện triệu chứng khác thường nên đến bác sĩ vì các loại thuốc sổ giun thông thường chỉ nên được sử dụng cho những bệnh nhân chưa có triệu chứng. Đối với những người đã có những triệu chứng thì không thể tự điều trị mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trà Mi: Uống thuốc sổ giun trong một thời gian lâu dài có gây ra những tác dụng phụ nào không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Đăng: Tác dụng phụ rất ít và không đáng kể mà trên thuốc cũng có ghi rõ ví dụ như loại thuốc albedazole có thể gây buồn nôn, chóng mặt, ít khi gặp sốc phản vệ. Đối với thuốc mebendazole thì ảnh hưởng đến men gan một ít.
Một điều quan trọng là đa số người Việt Nam hiểu rằng bệnh giun sán là chỉ trong đường ruột. Còn các loại bệnh giun sán trong các cơ quan nội tạng như giun đũa chói, sán lá phổi, sán lá gan chẳng hạn, những bệnh này rất hay gặp, rất nguy hiểm, nhưng người dân lại rất ít để ý, nên dẫn đến các biến chứng hết sức nặng nề. Và đường lây truyền chính của tất cả các loại giun sán là qua đường tiêu hoá, bởi những thực phẩm bị nhiễm ấu trùng giun, các loại thức ăn không được nấu chính hoặc rau sống.
Các loại thuốc trị giun thông dụng ở Việt Nam thường không mắc lắm, trung bình từ 1-2 ngàn đồng/viên.
Trà Mi: Nhiều người ở vùng nông thôn không có điều kiện mua thuốc sổ giun định kỳ, xin hỏi bác sĩ ở Việt Nam có những chương trình sức khoẻ cộng đồng phát thuốc miễn phí cho bà con nghèo hay không?
Bác sĩ Đăng: Thỉnh thoảng có, nhưng không đồng bộ. Đó là những chương trình mang tính từ thiện do các tổ chức từ thiện tài trợ, chứ hoàn toàn không có một chương trình đồng loạt cho tất cả mọi nơi. Vì vậy, ai có kiến thức hiểu biết thì tự mua thuốc, còn ai không biết thì nhiều khi chịu hậu quả khôn lường.
Một điều quan trọng là đa số người Việt Nam hiểu rằng bệnh giun sán là chỉ trong đường ruột. Còn các loại bệnh giun sán trong các cơ quan nội tạng như giun đũa chói, sán lá phổi, sán lá gan chẳng hạn, những bệnh này rất hay gặp, rất nguy hiểm, nhưng người dân lại rất ít để ý, nên dẫn đến các biến chứng hết sức nặng nề. Và đường lây truyền chính của tất cả các loại giun sán là qua đường tiêu hoá, bởi những thực phẩm bị nhiễm ấu trùng giun, các loại thức ăn không được nấu chính hoặc rau sống.
Đối với các trường hợp như sán lá gan hay các loại sán khác, việc người dân tự mua thuốc tự điều trị sẽ không mang lại hiệu quả vì những bệnh này đòi hỏi liều thuốc rất cao.
Ví như dịch sán lá gan lớn đang diễn ra tại miền Trung, hiện nay Việt Nam mình chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phải dùng thuốc nhập do Tổ chức y tế thế giới viện trợ với số lượng có hạn. Những loại thuốc này phải được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn, theo dõi điều trị.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.
Thông tin trên mạng:
- Nhiễm giun đường ruột - Phòng chống thế nào?