Thanh niên miền quê trở thành Tổng Giám Đốc Thương Hiệu Thời Trang Nam


2007.06.28

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Ðà phát triển với mức sống càng ngày càng cao ở các thành phố lớn đã lôi kéo không biết bao bao thanh thiếu niên vùng quê tìm về ánh sáng của đô thị. Từ năm 1989, Võ Văn Nhị, vừa tốt nghiệp trung học tại thị xã Bến Tre, đã nuôi mộng lên thành phố làm giàu. Anh chỉ đạt tới ước mơ thực tiễn sau nhiều năm thất bại, thua lỗ và trắng tay với nợ nần chồng chất.

VoVanNhiLanoman150.jpg
Anh Võ Văn Nhị. Hình của Tuoi Tre Online.

Hiện tại Võ Văn Nhị đã là tổng giám đốc công ty may mặc thời trang LaNo, với tám chi nhánh, sáu ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Bà Rịa Vũng Tàu và một ở Hải Phòng.

Đây là một trong những trường hợp điển hình của giới thương nhân trẻ và gan dạ, vốn xuất thân từ cảnh đời nghèo ở tỉnh nhỏ, biết vươn lên, tự vực mình vực dậy qua bao thất bại đắng cay trong cuộc sống bon chen ở thị thành. Mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi hân hạnh giới thiệu anh Võ Văn Nhị đến quí vị hôm nay:

Võ Văn Nhị: Năm 89 em hoc xong trường Công Nông ở Bến Tre, em lên thành phố tại vì lúc đó bà xã em cũng quê ở Bến Tre mà lên thành phố trứơc. Lên đây thì tụi em lập gia đình.

Trong quá trình lên thành phố sống thì đâu có nghĩ đến chuyện kinh doanh thế này thế nọ, chủ yếu làm công để kiếm sống, có nhiều việc mình phải vượt qua, rồi từ cái chổ đi làm cho người ta, mình gia công.. rồi có nhiều cái mình đã thất bại.

Thanh Trúc: Thế rồi ý tưởng tự đứng ra kinh doanh đến với Võ Văn Nhị như thế nào? Anh cho biết:

Võ Văn Nhị: Nếu mình gia công hòai thì tất cả mọi công việc mình đều lệ thuộc người ta. Người ta xuất hàng ra, ngừơi ta cắt hàng ra thì mình mới có việc mới có tiền. Cả cuộc sống của mình lệ thuộc và rất là hạn chế. Mình muốn phát triển cũng không được thì em có cái hướng là tương lai sau này mình có cái thương hiệu cho riêng mình, nhưng mà trong thời điểm đó thì khả năng kinh tế, khả năng ngọai giao và nhiều điều kiện khác chưa cho phép.

Thanh Trúc: Từ chổ đi làm công, Võ Văn Nhị cùng vợ chuyển sang tự gia công xấut khẩu cho một số đại lý trong nứơc. Anh tự học hỏi về thiết kế mẫu mã, mua vải về tự cắt, tự may ráp rồi đóng hàng và giao hàng. Có bao nhiêu vốn Võ Văn Nhị dồn hết vào máy móc, thuê xưởng may, mướn thợ. Thiếu tiền thì đi vay mượn bạn bè. Không may, đầu năm 1990, hàng đi thì có mà tiền về thì không. Võ Văn Nhị bị thua lỗ hơn 280 triệu đồng :

Võ Văn Nhị: Vốn liếng đều tập trung vô đó hết. Có nhiều nguyên nhân thua lổ, như hồi ban đầu là em gia công cho một thương hiệu sản xuất quần áo thời trang nam ở trong nứơc. Bước đầu đó em chú tâm gia công để học hỏi kinh nghiệm, học hỏi cái nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Nói chung khi bước vô tự gia công thì mình nghĩ cũng không đến đổi mà phải thua lỗ lắm. Tại những lần thua lỗ trứơc là do cái cách mình mua bán kinh doanh qua lại thì nó mật. Còn ngược lại bây giờ gia công mình cứ nghĩ lượng tiền gia công không đến dỗi. Nhưng mà khi đầu tư vào máy móc và tuyển thợ vô thì mình cần cái lượng hàng ổn định để nuôi công nhân.

Nhưng càng may càng nhiều thì tiền may gia công thay vì mỗi tháng em được năm chục triệu thì em chỉ lấy được khỏang năm mười phần trăm tức nhiên là năm triệu hay mười triệu thôi. Ngược lại công nhân ở nhà thì em phải thanh tóan tiền tháng đầy đủ, rồi thuế má thành tóan cho nhà nứơc đầy đủ, rồi tất cả mọi khỏan chi phí đều trả hết thành ra những cái phần may như vậy gối đầu dần dần thì nó lên một khỏan tiền lớn.

Khi mà phát hiện ra khỏan tiền lớn đó mà tiền gia công thu không được thì em mới ngưng, tức nhiên là em không may gia công cho thương hiệu đó nữa mà em mở một cái cửa hàng.

Thanh Trúc: Theo lời Võ Văn Nhị, số tiền hơn 280 triệu đồng vào thời điểm đầu thập niên 1990 tương đương bảy mươi lượng vàng, chưa kể phí tổn máy móc và thuê hang xưởng khỏang hai mươi lượng nữa.

Võ Văn Nhị: Như vậy lúc đó Nhị trở thành nợ như chúa chổm … Khi mà khỏang tiền lên như vậy thì nói chung là với tinh thần hổ trợ của gia đình san sẻ những khỏan tiền đó rồi mình có kế họach để mình trả lại từ từ.

Thanh Trúc: Không nản chí Võ Văn Nhị gom góp số tiền ít ỏi còn lại, đi về miền Tây, đến những trường học trong vùng xin hợp đồng may gia công đồng phục cho học sinh :

Võ Văn Nhị: Thì máy móc mình vẫn còn nguyên đó, tại công nhân mình tuyển ngòai miền Trung vô, mình nuôi họ trong đây mà giờ không tìm được công ăn việc làm cho họ thì họ sẽ bỏ đi. Bứơc đầu chỉ nghĩ làm hàng đồng phục học sinh để cho công nhân có việc làm trước đã.

Thanh Trúc: Anh chào hàng với mẫu mã đẹp và giá rrẻe do anh vẽ kiểu, cam kết giao hàng xong thì mới nhận tiền. Năm đầu mọi chuyện tiến triển tốt đẹp. Nhị tiếp tục đi chào hàng ở những vùng xa hơn. Năm tiếp theo, anh nhận hợp đồng gần một trăm ngàn bộ đồng phục trong đó có cả quần áo thể dục. Đến đây thì khó khăn lại xảy ra:

Võ Văn Nhị: Tại nhà trường như chị biết tất cả con em nhà lao động là nhiều. Chủ yếu của em là tạo công ăn việc làm cho thợ thành ra cái giá thành của em là trừ chi phí làm sao để còn một cái sản phẩm lời được chừng một ngàn hai ngàn đồng thôi.

Nhưng chắc ăn một điều là tiền ở trường học mình sẽ gom được tại khi nhập học thì phụ huymh đóng tiền cho trường,, mình giao hàng thì trường học có trách nhiệm thu tiền trả lạ icho mình. Thì có một số trường làm việc rất là tốt, cũng có một số trường do hòan cảnh địa phương khó khăn, gia đình khó khăn mà phụ huynh không mua được bộ đồ đồng phục cho con đi học.

Tại vì cái hòan cảnh của em cũng xuất phát từ vùng nông thôn nghèo khó thì mình biết thành ra em quyết định cho các em mua thiếu hàng tháng gia đình có nhiêu trả nhiêu thì mình chịu khó mình đi gom. Nói chung có gia đình trả được có gia đình không trả nỗi thì em cho không luôn.

Trong năm đầu tiên thì cũng có thuận lợi, năm thứ hai thì do điều kiện phụ huynh khó khăn mình không thu tiền được nên lãi không có bao nhiêu. Lúc đó là vướng vào thất bại thứ hai vì tiền mình gom không đủ..

Thanh Trúc: Và nguyên nhân chính yếu của lần trắng tay hay thất bại thừ nhì là trận lụt lớn ở miền Tây năm ấy:

Võ Văn Nhị: Cái năm đó là năm miền Tây bị lũ lụt rất nặng. đường xá hư hao, khi mình chuyển đồ xuống thì vận chuyển khó khăn, học sinh nghĩ học hết chứ đừng nói tới cái chuyện mua đồ của mình. Thế là mình ôm lại số hàng đó trong khi vải vóc trên đây mình đã thanh tóan rồi.

Mình sản xuất hàng là để giao cho các trường mà trường học người ta chạy lụt rồi thì thôi chứ người ta đâu có nghĩ tới chuyện bảo quản hàng hóa cho mình. Thì do thất thóat, do bán không được, do điều kiện học sinh, điều kiện gia đình khó khăn thì những cái đó là cái thất bại.

Thanh Trúc: Vẫn không nản chí, với sự hổ trợ của mọi người trong gia đình, đến năm 2004 Võ Văn Nhị lần hồi trả hết nợ:

Võ Văn Nhị: Tức là có vốn bao nhiêu để vô thì nó ra hết. Nhưng được cái là do anh em gia đình hổ trợ. Gọi là nợ nhưng mà thực tế do trong gia đình giúp trả lần lần. Thực sự nếu mình vay mượn ở phía ngòai thì khó khăn gấp bội rồi.

Thanh Trúc: Sau đó, Võ Văn Nhị tiến lên thành lập công ty may mặc thời trang Lano. Được hỏi ý nghĩa của thương hiệu Lano, anh giải thích:

Võ Văn Nhị: Để dể nghe dể nhớ mà cảm thấy gần gũi, nói chung là do ý thích và đam mê thời trang như báo Tuổi Trẻ nói là Nhị rất thích thời trang, “ thời trang là nó, nó là thời trang”, cái thương hiệu cuối cùng là LaNo, tức Là Nó bỏ dấu thành LaNo.

Thanh Trúc: Hiện tại tổng vốn của công ty LaNo là năm tỷ đồng Việt Nam, công lao làm việc cật lực trong ba năm:

Võ Văn Nhị: Nhưng mà năm tỷ đồng tụi em chỉ gây dựng trong vòng ba năm nay thôi, đó là điều tụi em rất phấn khởi.

Thanh Trúc: Tất cả sản phẩm của Lano đều do Võ Văn Nhị chọn lọc và thiết kế. Với câu hỏi liệu anh có muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường nứơc ngòai không, Võ Văn Nhị cho hay đó là điểm nhắm của anh trong ba năm tới:

Võ Văn Nhị: Kế họach của em là tới 2010 thì phát triển ở thành phố và các tỉnh lân cận. Ngược lại nếu có điều kiện thì em rất muốn sang những nước Đông Nam Á. Tất nhiên những nứơc lân cận thì ngành thời trang nó cũng phát triển tương đương với mình.

Nhưng mình được cái mặt mạnh là mình tự sản xuất, tự thiết kế rồi tự nhập vải về thành ra cái giá thành của mình có khả năng cạnh tranh được với những thương hiệu nước ngòai. Thí dụ ở thị trường Việt Nam thì một sản phẩm thời trang có thể là năm sáu triệu bảy tám triệu đồng, trong lúc những sản phẩm của em sản xuất ra mặc dù thương hiệu chưa bằng nhưng giá rẻ, khỏang từ một trăm năm chục ngàn đến một trăm bảy chục ngàn một sản phẩm.

Nó rẻ hơn rất là nhiều nhưng mà cái tầm ảnh hưởng thì dĩ nhiên là mình chưa, nhưng về chất lượng hàng hóa thì nói chung cũng đạt được tám chin chục phần trăm. Do đó em nghĩ sản phẩm của em có khả năng cạnh tranh được.

Thanh Trúc: Quí vị vừa nghe tự thuật của Võ Văn Nhị, xuất than từ Bến Tre, chỉ qua hêt bậc trung học ở tỉnh lẻ chứ không vào đại học mà nay đã là chủ nhân một công ty thời trang có tiếng trong nước. Về bí quyết thành công, Võ Văn Nhị chia sẻ:

Võ Văn Nhị: Sự thất bại cũng như là mình đi mà mình té. Mỗi lần té như vậy thì em rút tkinh nghiệm tại sao mình té. Để lần sau có té thì trong cái thế nào cho đỡ đau hơn. Em nghĩ rằng chuyện là do ý chí của bạn trẻ thôi, đứng lên làm được hay không là do ý chí của mình thôi.

Chứ giờ mỗi lần té mà mình nằm luôn thì đâu c1o ai đỡ cho mình được, người ta chỉ đỡ một hai lần chứ lần thứ ba thì đâu có ai đỡ cho mình nữa. Tự bản thân mình phải cố gắng bằng mọi cách, nếu muốn sống phải đứng lên, đứng lên thì nói chung cuộc sống sẽ không phụ bạc mình.

Thanh Trúc: Trở thành một doanh nhân giàu có, bận rộn nhưng không bao giờ quên nguồn gốc nghèo khó của mình. Võ Văn Nhị cho biết ngòai công việc thì anh dành thì giờ vào một công tác từ thiện để giúp trẻ nghèo và trẻ khuyết tật bao năm nay:

Võ Văn Nhị: Như là bây giờ để giúp cho các em khuyết tật các em nghèo thì em tham gia vào một hội từ thiện. Hầu như lúc nào và ít nhiều gì em cũng tham gia vào những việc từ thiện để giúp đỡ những em nghèo. Tại vì mình xuất thân từ những người nghèo mà.

Thanh Trúc: Qúi thính giả vừa theo dõi mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi với gương phấn đầu trong kinh doanh của một con dân xứ dừa Bến Tre, anh Võ Văn Nhị. Giám đốc công ty may mặc thời trang LaNo.

Thanh Trúc xin tạm biệt ở đây và sẽ trở lại cùng quí vị tối thư Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.