Những ý kiến khác biệt của giới trẻ về “biểu tình” (phần 1)
2007.08.29
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Một trong những vấn đề đang được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm là tình trạng bùng phát các cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện đất đai, đặc biệt sau khi cuộc biểu tình kéo dài của đông đảo dân chúng miền Nam trước cửa Quốc hội 2 tại Sài Gòn bị chính quyền cưỡng chế giải tán.

“Nó lôi dân về, hai ba người kè một người, lôi lên xe hết trơn luôn. Chúng tôi cự dữ lắm, cương quyết không về, nhưng nó lôi khiêng lên xe, chở thẳng về tỉnh. Nó xô đẩy có người đập đầu xuống đất, thấy đứt ruột luôn.
Đằng này cũng nói dữ lắm, nói luật lệ nào mà lấy đất của dân, chủ tịch bao che, không xử, giấy trung ương đưa về cũng không giải quyết, luật gì kỳ vậy, luật rừng, luật cướp giật không.”
“Dân tình đói khổ, nhà cửa, đất vườn họ lấy hết, đi khiếu kiện khổ sở lắm.”
“Mình là người khiếu kiện dành lại nhân quyền, sự tự do. Chúng tôi làm suốt 7-8 năm nay, mất đất mất đai, không được hưởng tự do, nhân quyền. Chính quyền cướp đất, cướp tài sản của nhân dân, chúng tôi sống trong cuộc lầm than điêu đứng. Đến bây giờ chính quyền vẫn còn trù dập.”
Vừa rồi là một vài trích đoạn trong các cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện với bà con dân oan tham gia trong cuộc biểu tình bị giải tán tối ngày 18/7 vừa qua.
Biểu tình là gì?
Theo em, biểu tình có thể là do một nhóm người hoặc số đông tổ chức, nhằm đòi hỏi một quyền lợi thống nhất. Bạn Trường nói là “có tổ chức” thì em thấy nhiều khi chưa chắc gì họ có tổ chức, nhiều khi chỉ là biểu tình mang tính tự phát chứ không phải do một người hay một tổ chức nào đứng ra lãnh đạo.
Biểu tình là gì? Hoạt động biểu tình có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội? Diễn đàn mời quý vị và các bạn nghe ý kiến của người trẻ xung quanh đề tài này, với cuộc thảo luận của hai sinh viên thế hệ 8X vừa tốt nghiệp khoa Lịch sử đảng là Thanh và Trường với hai thanh niên thuộc thế hệ 7X đang công tác tại Sài Gòn là Tuấn và Huy:
Tuấn: Tôi tên Tuấn, gần 30 tuổi, hiện đang ở Sài Gòn.
Huy: Tôi tên Huy, tôi cũng 30 tuổi, cũng ở Sài Gòn.
Trường: Em tên Trường, mới tốt nghiệp đại học, đang sống ở Sài Gòn.
Thanh: Em tên Thanh, mới tốt nghiệp đại học. Em ở Bình Thuận.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã tham gia chương trình. Chủ đề thảo luận hôm nay nói về cảm nhận của người trẻ về hoạt động biểu tình. Câu hỏi đầu tiên xin được đặt ra với các bạn, theo sự hiểu biết của các bạn, biểu tình là gì? Các bạn định nghĩa như thế nào về biểu tình, và các bạn hiểu như thế nào về sinh hoạt biểu tình?
Trường: Em nghĩ biểu tình là một hoạt động của một số đông có tổ chức, theo đuổi một mục đích nhất định, thường thể hiện sự phản biện lại của dư luận đối với một vấn đề nào đó về kinh tế, chính trị, xã hội trong một nước.
Trà Mi: Cảm ơn Trường, ý kiến của các bạn khác?
Thanh: Theo em, biểu tình có thể là do một nhóm người hoặc số đông tổ chức, nhằm đòi hỏi một quyền lợi thống nhất.

Bạn Trường nói là “có tổ chức” thì em thấy nhiều khi chưa chắc gì họ có tổ chức, nhiều khi chỉ là biểu tình mang tính tự phát chứ không phải do một người hay một tổ chức nào đứng ra lãnh đạo.
Trà Mi: Các bạn nhận thấy sinh hoạt biểu tình là một hoạt động phạm pháp hay đúng luật pháp?
Huy: Theo hiến pháp của Việt Nam, biểu tình là hợp hiến, nhưng trên luật pháp Việt Nam lại không cho phép biểu tình. Hai điều này mâu thuẫn với nhau.
Ở Việt Nam không được phép biểu tình vì pháp luật không cho và ngay cả chính quyền cũng không muốn việc biểu tình xảy ra bởi vì họ sợ khi người dân tập họp lại biểu tình sẽ có những vấn đề bất ổn liên quan đến quyền lợi của chính quyền đang diễn ra ở Việt Nam.
Hợp pháp hay không hợp pháp?
Trà Mi: Ý kiến của Huy vừa đưa ra, các bạn khác có đồng ý hay phản đối thì xin mời cho biết ý kiến?
Tuấn: Theo ý của tôi, trước tiên biểu tình là một tập họp của đại khối quần chúng để cùng thể hiện một ý chí và mong ước là phản đối một chính sách của nhà nước. Việc biểu tình ở các nước khác thì mình không bàn tới, nhưng riêng ở Việt Nam, trong hiến pháp có quy định cho người dân biểu tình, nhưng trong luật không có.
Thêm vào đó, có một thông lệ bất thành văn, không nói ra nhưng ai cũng biết là ở Việt Nam không được phép biểu tình. Còn vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp thì không thể nói được vì hiến pháp cho, nhưng pháp luật không cho, mà ý của nhà nước từ bao lâu nay cũng ngầm khuyến cáo người dân không nên biểu tình, và bản thân người dân cũng hiểu quan điểm của nhà nước là không nói ra nhưng không cho người dân biểu tình.
Trà Mi: Trường và Thanh hai bạn có ý kiến nào khác không? Các bạn có đồng ý với ý kiến của anh Tuấn nêu ra không?
Theo ý của tôi, trước tiên biểu tình là một tập họp của đại khối quần chúng để cùng thể hiện một ý chí và mong ước là phản đối một chính sách của nhà nước. Việc biểu tình ở các nước khác thì mình không bàn tới, nhưng riêng ở Việt Nam, trong hiến pháp có quy định cho người dân biểu tình, nhưng trong luật không có.
Trường: Theo em thì như thế này, vấn đề không phải là cho phép hay không cho phép. Người ta có quyền bày tỏ nguyện vọng của mình trong những giới hạn nhất định, nếu nó đi quá, mang tính tiêu cực thì tất nhiên nó ra ngoài ranh giới pháp luật. Và lúc đó chắc chắn là chúng ta cũng không chấp thuận, và nhà nước mình chắc chắn là có những biện pháp để cưỡng chế.
Còn việc bày tỏ nguyện vọng của người dân thì có rất nhiều cách, rất nhiều hình thức, không cứ gì chúng ta làm những việc mang tính quá khích. Và nếu thực tế nó đã đi ra ngoài sự kiểm soát thì chúng ta cần phải ngăn chặn vì lợi ích của quốc gia.
Trà Mi: Ý của Trường nói là biểu tình ở Việt Nam nhà nước không cấm, miễn là không quá khích và không quá giới hạn nhà nước cho phép?
Trường: Vâng, theo em nghĩ là thế, cuộc sống thực tế hiện tại ở Việt Nam thể hiện điều đó. Còn luật pháp quy định như thế nào thì em không nắm rõ.
Trà Mi: Các bạn khác có đồng ý với Trường hay không?
Tuấn: Tôi không đồng ý với anh vừa rồi ở chỗ anh nói là “quá khích” . Tại vì thực ra tôi là người quan sát lâu nay các hoạt động biểu tình của người dân, từ lâu rồi, không phải chỉ cuộc tập họp mới đây ở 194 Hoàng Văn Thụ. Từ trước tới giờ người dân có nhiều hoạt động tập họp lại để biểu tình nhưng đều bị… nói chung họ cũng không có gì quá khích cả.
Bản thân hai từ “quá khích” bao hàm có sử dụng vũ lực, thì tôi thấy người dân biểu tình cũng chẳng rơi vào hai chữ “quá khích” đó. Cho nên tôi nghĩ nói như anh vừa rồi là không đúng, “quá khích” làm sao được, một bà già đi biểu tình có muốn “quá khích” cũng không được, nhưng mà…
Thế nào là biểu tình đúng nghĩa?
Trường: Vâng thưa anh, em chỉ nói vấn đề là vì thực tế em chưa thấy có một hoạt động biểu tình đúng nghĩa ở Việt Nam. Còn thứ hai nữa là em chưa thấy có một hành động đàn áp nào của chính quyền. Cho nên không thể nói là có một bà già nào đó phải chịu đàn áp như anh nói.
Tuấn: Tại vì anh chưa thấy, chưa thấy tại vì trong nước họ không đưa tin cho nên anh không biết.
Em học trường Xã hội-Nhân Văn và ngay bên cạnh trường em thường thấy có một số nhóm người đi khiếu kiện, khiếu nại, chứ em chưa nói đến khái niệm biểu tình, họ đăng lên rất nhiều biểu ngữ, trước tiên là ‘Chủ tịch HCM muôn năm, nước CHXHCN Việt Nam muôn năm’, kế đó người ta nói lên những ý nguyện của mình.
Trường: Em học trường Xã hội-Nhân Văn và ngay bên cạnh trường em thường thấy có một số nhóm người đi khiếu kiện, khiếu nại, chứ em chưa nói đến khái niệm biểu tình, họ đăng lên rất nhiều biểu ngữ, trước tiên là ‘Chủ tịch HCM muôn năm, nước CHXHCN Việt Nam muôn năm’, kế đó người ta nói lên những ý nguyện của mình.
Pháp luật Việt Nam, theo em biết, ở uỷ ban các cấp đều có các ban chuyên trách để lắng nghe và giải quyết khiếu nại của người dân. Nhưng một số người nếu tập trung ở những nơi công cộng mà biểu tình thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến an ninh-trật tự. Như thế, luật pháp mà ngăn cấm hay có một cái gì đó chống lại thì hoàn toàn hiển nhiên, tuy cái đó thì em chưa thấy.
Huy: Anh nói anh sống trong Sài Gòn mà bảo là chưa thấy, điều đó tôi không đồng ý. Việc người dân bức xúc đi khiếu kiện, tập họp lại thành một nhóm, trương ra những biểu ngữ, đưa ra những yêu cầu chính quyền phải giải quyết. Đó là biểu tình.
Nhưng anh nói không có sự đàn áp, không có sự giải tán, tôi không đồng ý. Một đơn cử, năm 2001 cũng có một cuộc biểu tình ngay số 4 Lê Duẩn. Mới vừa rồi là ở 194 Hoàng Văn Thụ. Nếu anh nói không có sự đàn áp, giải tán, thì tại sao cả ngàn người tụ tập ở đó gần 26 ngày trời, báo chí Việt Nam ….
Trường: Ở đâu, anh đang nói ở đâu vậy? Vào thời điểm nào?
Huy: Ở 194 Hoàng Văn Thụ, vào ngày 18 tháng rồi.
Trường: Theo em biết là vào ngày 18/7 là kết thúc, và lúc đó chỉ có 500 người, số lượng chính xác là 500 người. Ở đó, một số vấn đề hiện nay vẫn chưa sáng tỏ. Và ngay cuộc nói chuyện của chúng ta cũng vẫn chưa có một cơ sở nào để đưa ra nói là dẫn chứng chính xác để chúng ta khẳng định là có vấn đề đàn áp ở đây.
Huy: Tôi hỏi anh, họ tụ tập 26 ngày, nếu nhà nứoc có khả năng thuyết phục thì đã thuyết phục được ngay từ đầu rồi, chứ không cần báo chí Việt Nam lên tiếng là “sau nửa tiếng các quan chức thuyết phục thì đồng bào đã lên xe về.” Tôi hỏi anh 26 ngày trời không thuyết phục được, mà chỉ cần nửa tiếng thuyết phục được?
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ: vietweb@rfa.org
Trường: Không có, anh nói 26 ngày, thì lại bắt đầu có một sự thiêng lệch gì đó. Theo em biết thì nó chỉ có diễn ra khoảng…
Huy: Tôi đi làm ngang trụ sở 194 Hoàng Văn Thụ ngày một. Bắt đầu là đồng bào Tiền Giang lên, rồi sau đó nhiều đồng bào các tỉnh khác kéo lên, mà cuối cùng…
Trường: Nhưng anh có biết hình thức, có biểu hiện đàn áp gì không? Anh có dẫn chứng gì không? Vấn đề chúng ta đang nói ở đây rất nhiều người nghe, đôi khi chúng ta nói mà không có một sự kiểm chứng thì rất dễ gây hại cho quốc gia.
Trà Mi: Vâng, khi các anh Tuấn và Huy đưa ra việc rằng nhà nước có đàn áp biểu tình, thì các anh có dẫn chứng nào cụ thể thuyết phục được bạn hay không?
Mời quý vị và các bạn đón theo dõi trong chương trình Diễn đàn bạn trẻ sáng thứ tư tuần sau, cũng vào giờ này.
(Xin mời theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)
Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ: vietweb@rfa.org. Trà Mi kính chào.
Những bài liên quan
- Phỏng vấn Thượng tọa Thích Không Tánh về sự việc đã xảy ra khi đi cứu trợ ở Hà Nội
- Dân oan tiếp tục khiếu kiện ở Sài Gòn, Hà Nội
- Báo chí VN tố cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khích động dân chúng khiếu kiện
- Hà Nội thả Thượng tọa Thích Không Tánh và áp giải trở về Sàigòn
- Phỏng vấn Sư cô Thích Nữ Đàm Bình về việc Thượng toạ Thích Không Tánh bị bắt
- Ông Nguyễn Khắc Toàn kể lại sự kiện lúc Thượng toạ Thích Không Tánh bị bắt
- Thượng tọa Thích Không Tánh bị công an bắt giữ khi đi cứu trợ dân oan
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 23-8-2007)
- Công an Hà Nội bắt giữ Thượng tọa Thích Không Tánh