Những ý kiến khác biệt của giới trẻ về “biểu tình” (phần 5)
2007.09.26
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong loạt hội luận bàn về hoạt động biểu tình, các bạn trẻ tham gia Diễn đàn đã tranh luận rất sôi nổi và thẳng thắn nêu lên những cảm nhận và sự hiểu biết khác nhau đối với sinh hoạt còn khá mới mẻ này ở xã hội Việt Nam.
Hai thanh niên thế hệ 7X là Tuấn và Huy thì tin rằng biểu tình không phải là việc phạm pháp vì nó là cách để người dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình với nhà nước mà chính Hiến pháp cũng đã công nhận. Cho nên, hai bạn mạnh mẽ phản đối việc nhà nước luôn tìm mọi cách dẹp tan các biểu tình của dân chúng.
Còn Thanh, cô sinh viên ngành lịch sử vừa mới tốt nghiệp, thì lại cho rằng nếu cứ để người dân tự do biểu tình thì khó tránh khỏi tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng, kích động dân chúng quấy rối trật tự xã hội và gây hại cho an ninh quốc gia.
Dù khác biệt quan điểm, nhưng qua các cuộc trao đổi, chính bạn Thanh cũng đã công nhận rằng biểu tình là một hoạt động cần thiết trong xã hội để phát huy tính dân chủ, yêu cầu nhà nứơc phải lắng nghe và giải quýêt bức xúc của nhân dân.
Thế nhưng, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, làm cách nào để dân chúng đựơc thể hiện một trong những quyền công dân căn bản đó? Và gíơi trẻ cần phải làm gì để góp phần phát huy nếp sống, tư duy dân chủ cho mọi người, cho xã hội?
Đó cũng là nội dung chính của cuộc thảo luận hôm nay:
Tuấn: Bây giờ muốn biểu tình như thế nào cho hợp pháp, theo tôi thì như thế này. Tôi không thích những cuộc biểu tình mang tính gây rối, nhưng nếu hành động biểu tình giúp cho nhà nước -có tính xây dựng như anh Huy nói- thì nên làm. Chẳng hạn như trong xã hội bây giờ có nhiều việc mà mình nên biểu tình, ví dụ vấn đề giá thuốc, vấn đề tăng học phí một cách quá mức chịu đựng đối với sinh viên học sinh, rồi vấn đề lương công nhân không đủ sống, v.v...
Theo em, biểu tình có thể là do một nhóm người hoặc số đông tổ chức, nhằm đòi hỏi một quyền lợi thống nhất. Bạn Trường nói là “có tổ chức” thì em thấy nhiều khi chưa chắc gì họ có tổ chức, nhiều khi chỉ là biểu tình mang tính tự phát chứ không phải do một người hay một tổ chức nào đứng ra lãnh đạo.
Những vấn đề này đều tác động đến cả một tầng lớp trong xã hội chứ không riêng gì một nhóm người nào. Rồi các chính sách thu hồi đất đai, thực phẩm không có vệ sinh liên quan đến vấn đề quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, những vấn đề đó đều tác động lâu dài và nghiêm trọng đến xã hội và ảnh hướng trực tiếp đến đời sống của họ. Và những vấn đề đó cứ tồn tại mãi mà không ai chịu giải quyết.
Về vấn đề giá thuốc, dư luận người ta đã nói cách đây 15 năm rồi mà tới bây giờ nhà nước cũng đâu có giải quyết. Về vấn đề đồ ăn thức uống nhiễm độc gây ra biết bao nhiêu vụ ngộ độc thì người dân cũng nói hoài, báo chí cũng đều lên tiếng, vậy mà không ai giải quyết hết. Nếu như bản thân người dân muốn xây dựng nột đất nước Việt Nam phát triển thì người dân nên có hành động bày tỏ nguyện vọng của mình để lưu ý nhà nước biết rằng mình đã hết sức chịu đựng rồi.
Động thái đó cũng giúp nhà nước nhận ra rằng thực tế đó về lâu về dài ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển của đất nước và như vậy người ta càng thay đổi nhanh hơn. Như vậy -vấn đề biểu tình có hợp pháp hay không thì mình không bàn đến- mình thấy biểu tình là cần thiết và nhà nước cũng cần phải cho người dân bày tỏ những bức xúc của họ để mấy ông bộ này bộ kia mấy ổng phải thay đổi nhanh hơn.
Trà Mi: Xin mời Thanh phát biểu ý kiến.
Thanh: Em cũng công nhận rằng biểu tình là một sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống.
Trà Mi: Theo Thanh, trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì bằng cách nào để có thể phát huy cái quyền căn bản đó (quyền biểu tình) của người dân? Bạn có nghĩ là bạn sẽ làm gì để góp phần giúp thúc đẩy tư duy dân chủ, nếp sống dân chủ trong xã hội hay không?
Thanh: Liên quan đến hoạt động biểu tình thì em đồng ý với những phát biểu vừa rồi của anh Tuấn. Em rất là đồng ý. Có những vấn đề thuộc toàn xã hội mà người ta phải lên tiếng nói, không loại trừ một giai cấp nào cả, trong đó có bản thân em và gia đình em. Em thấy điều đó là cần thiết, cần phải nói lên ý kiến của mình.
Thực ra em là một sinh viên mới ra trường, học về xã hội, nhưng kiến thức về xã hội của em phải nói là rất ít, nhưng trong chừng mực những gì em hiểu và thấy được (qua sách vở và trong xã hội) thì em thấy trong xã hội mình còn nhiều điều rất là lủng củng. Em dùng từ "lủng củng" ở đây có ý nói là xã hội phát triển có cái gì đó rất là khập khiễng.
Em học về bên xã hội nên em nghĩ mình sẽ làm một cái nghề gì đó, như em về địa phương em thấy trong ngành hành chính rất rườm rà phức tạp, từ đó em nghĩ mình phải làm gì. Chính bản thân em, em nghĩ mình sẽ là con người mới. Em nghĩ là sau này mình có đi làm thì mình cũng đừng làm phiền người dân như thế. Em nghĩ những công việc nhỏ nhất em có thể làm được thôi. Em có thể dám nói là em cố gắng đối với bản thân em là đừng làm cho người dân phiền phức.
Trà Mi: Chính những phiền phức đó có thể gây ra những sự phản kháng bằng những cuộc biểu tình?
Thanh: Dạ. Và em cũng mong những thế hệ trẻ như em sau này đi làm , đừng nghĩ những gì to lớn như xây dựng đất nước vì nó to lớn quá, mà tự bản thân mình nghĩ rằng đừng có làm phiền người dân.
Trà Mi: Đó là bạn nói về phương diện những người có chức có quyền, còn về phương diện người dân khi quyền lợi của họ bị đụng chạm, bị thiệt thòi, có ảnh hưởng chung đến xã hội, thì bạn có nghĩ là bạn dám đứng lên, dám nêu lên những suy nghĩ của mình và đấu tranh cho lẽ phải, bênh vực cho sự công bằng trong xã hội hay không?
Thanh: Dạ, đối với bản thân em thì có.
Trà Mi: Giả sử như bạn có sự bất bình nào đó trong học đường thì sinh viên các bạn dám tổ chức một cuộc biểu tình không?
Thanh: Em có thể nói rằng hầu như 80-90 phần trăm là không dám, nhưng em nghĩ rằng đối với bản thân em thì em sẽ hành động bằng cách khác, thí dụ như mình cảm thấy bức xúc với điều gì đó thì có thể mình sẽ viết báo. Đó là hình thức tối thiểu mình có thể làm. Và em nghĩ là em có thể làm.
Còn thực sự bảo tụi em tổ chức biểu tình thì trong tình trạng như hiện nay -em không dám nói tới tương lai- thì hình thức biểu tình đó có được mở rộng hay không, có được chấp nhận hay không thì em không dám nói, nhưng hiện nay thì em và các bạn sinh viên tụi em thì hầu như không ai dám.
Trà Mi: Tại sao không dám? Đây chỉ là một hoạt động bình thường để biểu lộ thái độ của mình thôi mà! Tại sao bạn không dám?
Thanh: Tại vì, thứ nhất em nghĩ là tụi em hiểu rất ít về biểu tình. Trong đầu tụi em nghĩ rằng biểu tình là không hợp pháp. Thực sự là tụi em nghĩ như thế đó, và mình không được làm. Đó là suy nghĩ của bản thân em.
Theo ý của tôi, trước tiên biểu tình là một tập họp của đại khối quần chúng để cùng thể hiện một ý chí và mong ước là phản đối một chính sách của nhà nước. Việc biểu tình ở các nước khác thì mình không bàn tới, nhưng riêng ở Việt Nam, trong hiến pháp có quy định cho người dân biểu tình, nhưng trong luật không có.
Tuấn: Cho anh hỏi một câu. Thí dụ trong lớp em có sự bất bình đối với một thầy giáo nào đó và lớp em viết một lá đơn ký tên tập thể gửi đến ban giám hiệu bày tỏ sự không đồng ý của mình đối với vị thầy đó, thì em có sợ bị đuổi học không? Việc này anh đã từng thấy rồi. Anh từng thấy những sinh viên ở những trường khác, họ bất mãn một thầy giáo nọ. Họ không đồng ý cách giảng dạy, cách cư xử đối với sinh viên. Họ viết một lá đơn tập thể và gửi lên ban giám hiệu. Hậu quả là không ai bị đuổi cả.
Một lớp mà ký đơn cả thì không ai dám đuổi đâu. Tại vì việc làm đó chẳng có gì sai trái. Anh đã thấy rồi. Anh đã thấy các thế hệ sau anh rất là nhiều. Thế hệ 86 có, thế hệ 85 có. Còn thế hệ tụi anh, nôm na gọi là thế hệ 7X đó, hễ nghe nói tới phòng đào tạo là gai ốc nối lên rồi. Còn thế hệ của tụi em bây giờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin.
Ở thời anh học đại học làm gì có internet! Như em vừa phát biểu là sau này cố gắng đừng làm phiền dân, anh nói thật, nếu chỉ cần 50% càc vị đang ngồi ở ghế từ xã phường trở lên mà họ có được suy nghĩ như em thì phải nói là hết sức cảm ơn. Được như vậy thì xã hội mình phát triển tốt lắm rồi.
Huy: Vê ý kiến của Trà Mi hồi nãy nói làm sao để cổ động người dân biểu tình hợp pháp đó. Trà Mi: Thưa anh, Trà Mi không có ý nói "cổ động" đâu. Ý tôi muốn nói là làm sao cho người dân hiểu được ý nghĩa của biểu tình và không e ngại khi thực hiện quyền lợi chính đáng của mình.
Huy: Xin lỗi. Ý tôi muốn nói là làm sao để người dân biểu tình một cách hợp pháp, đầu tiên là tầng lớp đó nên có một hiệp hội đứng ra đại diện cho quyền lợi của họ. Thí dụ gía thuốc quá cao, người ở Việt Nam mà mua thuốc bằng người ở bên Anh mua thuốc thì rõ ràng là không hợp lý., vì vậy nên có một hiệp hội bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân đang dùng thuốc. Hay ví dụ như sinh viên không thể đóng đầy đủ học phí vì học phí quá cao, thì sinh viên nên thành lập một hiệp hội.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ: vietweb@rfa.org
Khi mình thành lập hiệp hội rồi thì đầu tiên mình gửi kiến nghị lên nhà nước, trong đó mình nói rõ thời gian như vậy như vậy đó tôi đề nghị nhà nước nên có một hành động pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi của hội này hội kia, vì nó liên quan đến đại khối quần chúng mà. Nhà nước sau đó không giải quyết thì hội có thể đứng ra kêu gọi bà con biểu tình và duy trì cuộc biểu tình đó để không cho bị lợi dụng vào mục đích khác. Tôi nghĩ rằng đó là một cách có thể làm được.
Có thể bây giờ không làm được, nhưng bây giờ cứ tính việc thành lập các hiệp hội đó và trong tường lai sẽ làm được tại vì xã hội càng ngày càng đổi mới về dân chủ. Tôi có một đề nghị như thế. Trước khi biểu tình thì người dân nên có một hiệp hội đại diện cho mình và họ sẽ lên tiếng nói với nhà nước. Như vậy là nó vừa chính thức, nó lại vừa có sự trao đổi giữa người dân và nhà nước, nó mang tính răn đe chứ nó không phải là lời nói mị.
Thí dụ như 28 tỉnh thành vừa rồi bà con kéo về Sài Gòn thì họ có thể thành lập ra cái hội bảo vệ quyền lợi cho những người bị mất đất. Nó chỉ mang tính lâm thời thôi, nhưng nó là một cầu nối trung gian giữa nhà nước và khối quần chúng. Bây giờ theo tôi biết thì đã có luật thành lập hội đoàn rồi, nếu người dân muốn việc một cách hợp pháp thì đầu tiên nên lập hiệp hội trước, sau đó qua hiệp hội mình mới nói chuyện phải quấy với nhà nước.
Trà Mi: Nếu có cơ hội đại diện giới trẻ đề đạt nguyện vọng với những người lãnh đạo, các bạn trẻ của chúng ta sẽ nói điều gì?
Mời quý vị và các bạn đón theo dõi trong chương trình Diễn đàn bạn trẻ sáng thứ tư tuần sau, cũng vào giờ này. Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org. Trà Mi kính chào.
Các tin, bài liên quan
- Công an xô xát với người biểu tình khiếu kiện ở Tiền Giang
- Đào tạo dạy nghề, một giải pháp cho vấn đề nông dân mất đất canh tác
- Người Việt Texas yểm trợ Quĩ Từ Thiện Dân Oan của Hòa thượng Thích Quảng Độ
- Dân chúng Việt Nam đang phải đóng hàng chục loại thuế, lệ phí
- Khoảng 200 người dân biểu tình khiếu nại trước trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 20-9-2007)
- Những ý kiến khác biệt của giới trẻ về “biểu tình” (phần 4)
- VN sửa đổi luật đất đai để giải quyết tình trạng dân chúng khiếu kiện
- Đòi Dân chủ có phải là chống Nhân dân hay không?