Anh Đào Văn Thuỵ, một thành viên mới của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (phần 2)


2007.01.17

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” kỳ trứơc, Trà Mi có dịp giới thiệu đến quý vị một gương mặt trẻ đến từ Bắc Ninh, miền đất thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ liền kề với thủ đô Hà Nội, nổi tiếng với những làn dân ca quan họ ngọt ngào.

DaoVanThuy150.jpg
Anh Đào Văn Thuỵ, người đã viết thư bày tỏ sự ủng hộ và xin gia nhập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, do các nhà đấu tranh dân chủ trong nước thành lập hôm 20/10. File Photo

Đó là anh Đào Văn Thụy, một kỹ sư điện trong độ tuổi đôi mươi, quan tâm đến tình hình đất nước và mạnh dạn công khai tên tuổi, tham gia vào các phong trào dân chủ trong nước.

Ngay khi tổ chức Công Đoàn Độc Lập Việt Nam được thành lập hôm 20/10 vừa qua, anh đã viết thư xin gia nhập với lý tưởng tranh đấu vì một nền tự do dân chủ thực thụ cho quê hương.

Là một người trẻ sinh trưởng tại Việt Nam, hiểu biết đến dân chủ, chính trị và tình hình đất nước qua sách vở nhà trường và các báo-đài nội địa, thế nhưng vì sao anh Thuỵ có những suy nghĩ và hành động có thể gọi là “khác biệt” so với đại đa số người trẻ trong nứơc?

Sau nhiều năm tham gia các phong trào học sinh-sinh viên, anh nhận xét như thế nào về sự hiểu biết, quan tâm của thanh niên Việt Nam đối với thời cuộc cũng như các lĩnh vực về dân chủ, nhân quyền?

Trà Mi: Như anh đã viết trong thư gia nhập Tổ chức Công Đoàn Độc Lập thì anh đã có nhiều năm lăn lộn trong các phong trào học sinh sinh viên trong nước. Anh nhận xét như thế nào về sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam đối với tình hình đất nước hiện nay hoặc đối với các vấn đề về dân chủ nhân quyền?

Đào Văn Thụy: Tôi cho rằng thanh niên rất quan tâm đến vấn đề chính trị, thế nhưng hiện tại ở Việt Nam điều kiện rất khó khăn. Ví dụ như một sinh viên muốn xem mạng rất là khó bởi vì tiền của họ chỉ được chừng này thế nhưng 1 tiếng là 3 nghìn rồi, gần bằng một xuất ăn cho nên họ có thông tin rất hạn chế.

Còn các thông tin mà họ được đọc ở ngoài thì toàn những thông tin một chiều của đảng cộng sản, còn thông tin trên mạng thì rất là khó. Còn những thanh niên ngày hôm nay rất ít được tìm hiểu vì thật ra nhiều cản trở. Tôi cho rằng không phải là thanh niên e ngại hay sợ hãi gì mà cơ bản là phong trào dân chủ chưa quan tâm đến thanh niên cho nên họ chưa có thái độ chính trị rõ rệt.

Thanh niên Việt Nam đều có tư tưởng tự hào dân tộc và đều không thể chấp nhận, một dân tộc anh hùng như thế này mà lại chấp nhận một số phận như thế này. Tôi cho rằng đó là động lực có thể thay đổi được xã hội này, thế nhưng do phong trào vẫn chưa quan tâm thật sự đến thanh niên mà thôi.

Trà Mi: Như những bạn trẻ thuộc thế hệ 8x khác ở trong nước thì anh được biết về nền dân chủ chính trị cũng như tình hình đất nước qua những gì giảng dạy trên ghế nhà trường hay qua các sách báo, phương tiện truyền thông đại chúng trong nước. Nguyên nhân nào, vì sao anh lại có những suy nghĩ cũng như những hoạt động có thể nói là khác biệt so với đại đa số bạn trẻ trong nước hiện nay?

Đào Văn Thụy: Năm lớp 8 tôi đã viết một bài viết phê phán chính quyền lãnh đạo đương thời đã không đảm đương được sứ mệnh mà dân tộc giao cho. Đã làm suy yếu một dân tộc anh hùng và chỉ có con đường đa nguyên đa đảng mới có thể cứu vớt được dân tộc Việt Nam hiện nay.

Trà Mi: Bài văn mà anh nói là từ năm lớp 8 anh đã viết, có cách nào anh có thể chuyển đến cho chúng tôi được tham khảo bài viết đó được không?

Đào Văn Thụy: Bài viết đó thì rất lâu rồi mà thời kỳ đó thì trên vùng Tây Bắc xuất hiện cho nên đảng cộng sản đã đàn áp rất dã man và gia đình đã dọa tôi và bắt tôi đã đốt đi, lúc đó tôi đang giấu trên máy nhà và bắt tôi phải đốt đi và tôi đã đốt đi rồi.

Trà Mi: Năm anh học lớp 8 thì anh đã học ở trường nào và ở đây ạ?

Đào Văn Thụy: Tôi học trường cấp I, II ở Hòa An, Lào Cai. Đó là tôi nhận thức trực tiếp từ cuộc sống, cảm nhận được từ cuộc sống nghèo khổ của người dân tôi đã nhận ra được điều đó chớ không phải là do sách báo hay những thông tin ở đâu cả.

Trà Mi: Tức là anh quan sát trong cuộc sống, nó khác với những gì giảng dạy trong sách vỡ nhà trường?

Đào Văn Thụy: Vâng, sách vỡ nhà trường thì rất là buồn cười chị ạ. Sách vỡ nhà trường thì luôn luôn ca ngợi đảng và tôi thấy rằng kết quả của đảng cộng sản làm được ngày hôm nay.

Một dân tộc nghèo đói nhất thế giới, vị trí bét thế giới thế nhưng mà chúng tôi phải luôn luôn ca ngợi cái công lao của đảng. Ca ngợi ngay cả khi đảng sai lầm và đảng nhận ra sai lầm. Tôi thấy việc học hành, giáo dục của đảng cộng sản buồn cười ở chỗ đó. Sai lầm và bắt người ta phải ca ngợi ngay cả khi sai lầm.

Trà Mi: Dưới ánh mắt của người trẻ thì anh thấy như thế nào kể từ ngày chiến tranh kết thúc tới nay, hơn 30 năm thì dân tộc Việt Nam từ những thời nghèo đói ăn khoai độn sắn rồi bao cấp v.v... bây giờ thì nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trên 8, mỗi năm bắt đầu hội nhập vào WTO... thì những điều đó, những người trẻ như anh không có nghi nhận hay sao?

Đào Văn Thụy: 30 năm, làm như thế là quá chậm và cản trở. Chính thực ra thì đảng cộng sản không thể nào có thể đưa dân tộc này đi lên được. Chính là do sự đấu tranh của dân chủ, chính trong lòng của đảng cộng sản cũng có và trong nhân dân cũng có.

Không phải là những người đấu tranh trực tiếp cho dân chủ công khai tên tuổi trên mạng mà những người đấu tranh cho dân chủ ngay trong lòng đảng cộng sản cũng có và ngay trong nhân dân cũng có.

Chính những sự đấu tranh đó đã làm cho xã hội này được cải thiện. Thế nhưng nếu đảng cộng sản không rời bỏ quyền lực, không chịu tự do đa nguyên đa đảng thì sẽ không đưa được dân tộc đi lên. Và dân tộc Việt Nam vẫn cứ mãi mãi là một dân tộc nghèo đói thế giới mà thôi.

Tôi phủ nhận những gì mà đảng cộng sản đã làm. Đó không phải là công lao của đảng cộng sản mà đó là sự đấu tranh dân chủ. Chính sự đấu tranh đó đã cải thiện được xã hội này, chớ không phải là đảng cộng sản. Đảng cộng sản vì túi tiền của mình, vì quyền lợi và địa vị của mình không bao giờ chịu từ bỏ những điều đó.

Trà Mi: Anh có những dẫn chứng nào cụ thể để có thể minh họa được ý anh đang nói, tức là do chính sự đấu tranh của các phong trào dân chủ đã góp sức tạo nên sự thay đổi ngày nay cho xã hội Việt Nam, anh có dẫn chứng nào không?

Đào Văn Thụy: Ví dụ như việc trong năm 90-91 khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì đảng đã xác nhận rằng nếu không chịu cải cách có thể sẽ không thể cầm quyền được. Thì rõ ràng là chính trong đảng đã có những sự đấu tranh cho dân chủ, cải thiện đến ngày hôm nay.

Mở rộng ngồi vào WTO, mở rộng quan hệ kinh tế xã hội... rõ ràng đó là những đấu tranh dân chủ. Còn những nhà cộng sản cầm quyền thì không bao giời chịu từ bỏ. Bởi vì khi dân chủ thì túi tiền của họ bị vơi đi và quyền lực của họ sẽ bị suy giảm đi cho nên họ không chịu từ bỏ.

Tôi cho rằng đó là công lao của những người đấu tranh cho dân chủ.

Trà Mi: Ý anh nói là cái tư tưởng, tinh thần dân chủ từ từ nó thấm dần vào từng bộ phận trong xã hội Việt Nam. Có thể là trong đảng, có thể là ngoài đảng chớ không chỉ riêng là những tiếng nói đối lập phải không ạ?

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : Vietweb@rfa.org

Đào Văn Thụy: Vâng.

Trà Mi: Theo anh làm thế nào có thể kêu gọi sư quan tâm của giới trẻ nhiều hơn về các lãnh vực mà họ vốn e ngại nói tới như chính trị, dân chủ nhân quyền v.v...

Đào Văn Thụy: Để thanh niên quan tâm đến chính trị thì trước hết phong trào dân chủ công khai này phải đoàn kết và quan tâm đến thanh niên đã. Phải có sự đoàn kết và quan tâm đến thanh niên, mà quan tâm đến thanh niên thì thanh niên mới có thể vào được.

Tôi cho rằng đó là biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài chính là đưa tư tưởng tự hào dân tộc cho thanh niên là điều rất quan trọng và lâu dài. Còn việc trước mắt của chúng ta phải là đoàn kết trong nội bộ của phong trào dân chủ đã.

Trà Mi: Bản thân anh có bao giờ tự đặt ra cho mình câu hỏi là mình cũng như thế hệ trẻ như mình cần phải làm gì và nên làm gì để góp phần cải thiện tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam hay không?

Đào Văn Thụy: Tôi đã nghĩ rất nhiều về vấn đề đó nên ngay khi tốt nghiệp đại học là ngay lập tức tôi đã xuống nhà tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để liên hệ và hòa nhập với phong trào. Đó là những gì mà tôi đã làm. Còn trong thời gian học sinh và sinh viên thì tôi đã tuyên truyền rất nhiều cho dân chủ và đa nguyên mặc dù lúc đó chưa có một chính đảng, chưa có một tài liệu nào. Tôi chỉ nói bằng sự hiểu biết của mình.

Trà Mi: Làm thế nào để tiếng nói của những người trẻ như anh có thể được lắng nghe, có thể được ghi nhận?

Đào Văn Thụy: Tôi cho rằng chính sự đoàn kết trước tiên của phong trào dân chủ bởi vì hiện nay cũng có không phải ít những người mượn danh việc đấu tranh dân chủ, lợi dụng những tên tuổi của những người lợi dụng luôn cả tình cảm của đồng bào hải ngoại để tư lợi cho bản thân cho nên là có những ảnh hưởng nhất định đối với phong trào, đối với nhân dân, đối với thanh niên. Cho nên tôi cho rằng việc thứ nhất là phải đoàn kết đã.

Trà Mi: Nếu như có một cơ hội để được chia sẻ những tâm tư, những trăn trở, nguyện vọng của mình đối với những bạn trẻ khác thì anh sẽ nói gì với họ?

Đào Văn Thụy: Tôi không đòi hỏi gì ở giới trẻ ngày hôm nay bởi vì tôi thấy sự tích cực của giới trẻ mà tôi cho rằng cần phải chủ động quan tâm đến giới trẻ mà thôi. Giới trẻ ngày hôm nay và ngày mai nếu được sự quan tâm thì sẽ có những sức mạnh rất lớn cho phong trào dân chủ và sẽ là lực lượng lãnh đạo đất nước ngày mai.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

“Diễn đàn bạn trẻ” sẽ tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, trên làn sóng này, sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.