Giới trẻ với sứ mệnh Thể hiện và Truyền bá Dân chủ


2007.04.04

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong loạt chương trình gần đây, Trà Mi có dịp giới thiệu đến quý vị cuộc trao đổi giữa 3 thanh niên từ hai miền Nam-Bắc, xung quanh đề tài cảm nhận của ngừơi trẻ về vai trò và giá trị của dân chủ đối với sự phát triển của đất nước.

GioiTreWeb200.jpg
RFA file photo

Nhận xét dân chủ tại Việt Nam là một nền dân chủ “tập trung”, “hình thức”, các bạn cho rằng để có đựơc một nhà nước pháp quyền, một xã hội công dân như các nứơc tiên tiến, thì mọi ngừơi, nhất là thế hệ trẻ, cần phải nâng cao hiểu biết và đóng góp trách nhiệm của mình vào quá trình cổ suý dân chủ, cho dù trong điều kiện Việt Nam hiện nay con đừơng này còn đầy cam go. Bởi lẽ, dân chủ là thành quả đấu tranh của nhân loại, chứ không phải tự nhiên được ban phát.

Giới trẻ yêu chuộng dân chủ cần thể hiện tinh thần dân chủ như thế nào? Thanh niên dân chủ cần phải làm gì để giúp nhiều người cùng hiểu rõ và có được những tư tưởng tiến bộ? Chương trình hôm nay sẽ gửi đến quý vị thông điệp của 3 bạn trẻ trong nước là Tiến, Hùng, và Nguyễn muốn nhắn gửi đến thanh niên trong và ngoài nước.

Trà Mi: Các anh nghĩ rằng mình cần nên thể hiện tinh thần dân chủ như thế nào? Thanh niên dân chủ cần phải làm gì để tránh sự đàn áp và giúp cho nhiều người cùng như mình có đựơc những tư tửơng tiến bộ?

Tiến: Chúng ta thống nhất với nhau đã đấu tranh thì phải chấp nhận thiệt thòi, tù đày, đàn áp. Chuyện đàn áp là đương nhiên thôi. Còn nếu đấu tranh không mất quyền lợi thì chuyện đó khó lắm, chế độ độc tài chẳng bao giờ họ để cho chúng ta quyền lợi để đấu tranh đâu. Chuyện đó hoàn toàn viễn vong. Nếu đã đứng vào tổ chức nào đấy, chúng ta cần phải đoàn kết, hoạt động cho có hiệu quả, không ngại chuyện đàn áp. Linh mục Lý vừa rồi bị bắt đấy, mà có sợ đâu? Nếu sợ còn gì là đấu tranh nữa?

Trà Mi: Ý anh Tiến cho rằng đã đấu tranh phải chấp nhận hy sinh. Thế còn hai anh Nguyễn và Hùng, các anh nghĩ thế nào?

Tiến: Có cuộc đấu tranh nào mà không phải hy sinh đâu.

Hùng: Vấn đề này tôi cũng đồng ý với anh T iến, nhưng mình làm sao phải hạn chế bớt những rủi ro, cũng như những sự cấm đóan, giam cầm. Đó là những điều chúng ta cần phải suy nghĩ để tạo cho mình một phương hướng, kế hoạch cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Trà Mi: Xin mời ý kíên anh Nguyễn?

Nguyễn: Theo tôi thì trứơc hết chúng ta phải xác định rằng đấu tranh có nhiều hình thức căn cứ vào sở trừơng, sở đoản của từng cá nhân, và xác định mình đang ở cương vị nào. Chúng ta ủng hộ những ngừơi công khai, bán công khai, càng ủng hộ hoạt động bí mật.

Chúng ta cũng có thể ủng hộ những ngừơi trẻ đang tham gia vào đảng cộng sản, chúng ta cần những hạt nhân nằm trong tổ chức của họ. Chúng ta không nhất thiết phải là những ngừơi công khai để đấu tranh. Tuy nhiên, tất cả những thành phần này cần có sự đào tạo và giúp đỡ của các tổ chức, các đảng phái trong và ngoài nứơc.

Hùng: Đôi lúc chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của các cán bộ lão thành, những người đã hiểu rõ đựơc bản chất, đường lối bên trong của đảng cộng sản như thế nào, họ sẽ tư vấn cho mình.

Trà Mi: Qua cuộc thảo luận này, có một điểm chúng ta cùng thống nhất với nhau là dân chủ không phải tự nhiên mà có. Đó là cả một quá trình đấu tranh cần sự đóng góp của rất nhiều người, nhất là thành phần thanh niên, những trí thức trẻ.

Trước khi kết thúc chương trình, là những tiếng nói dân chủ rất trẻ trong nứơc, các anh có điều gì muốn chia sẻ với các bạn trẻ khắp nơi, hoặc có thông điệp gì muốn nhắn gửi đến các bạn hay không?

Tiến: Trong trào lưu tiến bộ hiện nay, dân chủ là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược đựơc. Đảng cộng sản cũng như không một ai có thể đảo ngược tiến trình này. Tiến trình này đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Trong công cuộc đấu tranh dân chủ trong nứơc, thì những phương tiện thông tin như đài RFA có những thông tin rất bổ ích.

Tôi kêu gọi các bạn trẻ trong và ngoài nứơc khi nghe đựơc chương trình này chúng ta hãy có những hành động thật sự là thiết thực. Nếu không phải là đấu tranh trực tiếp thì chúng ta cũng nên ủng hộ những phong trào dân chủ này, để cho một ngày không xa Việt Nam chúng ta sẽ hoàn toàn có đựơc tự do dân chủ.

Hùng: Qua chương trình này mình cũng muốn kêu gọi các bạn trong nứơc hãy mạnh dạn đứng lên đấu tranh cho dân chủ. Đối với các bạn ở ngoài nứơc, những ngừơi đã đựoc giáo dục, học tập trong các môi trường dân chủ, thì các bạn hãy mạnh dạn về nứơc, chính các bạn là một thành phần rất thiết thực giúp thực hiện công cuộc đấu tranh dân chủ trong nứơc.

Nguyễn: Tôi có một chút nhắn nhủ với các bạn trẻ, xin đừng thờ ơ, hãy quan tâm đến chính trị hơn nữa. Các bạn hãy tự tìm hiểu, nhận thức xem xã hội Việt Nam mình đang ở đâu. Qua đó, chúng ta ủng hộ các hành động đấu tranh dân chủ.

Trà Mi: Với lời kêu gọi giới trẻ hãy quan tâm đến chính trị, anh có thể nêu lên những lợi ích của việc này ra sao đối với bản thân, gia đình, và xã hội?

Nguyễn: Chính trị liên quan trực tiếp đến những lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội. Khi người trẻ quan tâm và góp tiếng nói sẽ tác động đến chính phủ.

Trà Mi: Anh có thể cho một ví dụ cụ thể hơn?

Nguyễn: Ví dụ như vụ tham nhũng PMU18 chẳng hạn, các bạn bè tôi nói rằng “chính quyền tham nhũng đấy là việc của chính quyền, tiền chùa ấy mà, chúng ta không quan tâm làm gì”. Thế tôi mới hỏi ngược lại chính phủ tồn tại tài chính bởi đâu? Họ trả lời bởi thuế. Tôi mới hỏi thuế từ đâu ra?

Có phải chính chúng ta đang bị móc túi để cho những kẻ cầm quyền đàn điếm, tiêu xài hoang phí. Đó là tiền thuế, tiền mồ hôi xương máu của chúng ta và con em chúng ta. Hiện tại chúng ta đang phải trả nợ và con cháu của chúng ta sau này cũng sẽ phải tiếp tục trả.

Vậy thì đó ảnh hưởng đến quyền lợi sát sườn của chúng ta mà chúng ta lại không có tiếng nói, chúng ta lại thờ ơ thì chúng ta đang bị bóc lột, đang bị mị dân. Chúng ta phải đấu tranh, phải nhận thức thực tế từ cuộc sống, để đòi lại quyền lợi của chúng ta, cho cá nhân và cho cả xã hội…

(xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới trên làn sóng này sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.