Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong những tuần qua, “Diễn đàn bạn trẻ” đã gửi đến quý vị các cuộc thảo luận giữa 5 thanh niên trong và ngoài nứơc nói lên những ý kiến, cảm nghĩ của các bạn về nhân vật Hồ chủ tịch và những sự kiện lịch sử liên quan đến vị lãnh tụ tối cao của đảng cộng sản Việt Nam.

Trong khi bạn Thanh ba bạn sinh viên khoa sử từ Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Thuận là Phương, Thanh, Trang thể hiện lòng tin tuyệt đối vào những tài liệu ghi chép trong nước, thì bạn Hồng, du sinh đang học tập tại Mỹ, và bạn Thanh, một trí thức trẻ miền Nam, bày tỏ sự thất vọng và phản đối trước những điều thiếu trung thực trong sử sách ở Việt Nam, mà các bạn phát hiện được qua các nguồn thông tin đa chiều từ bên ngoài.
Cuộc hội luận vẫn chưa thể kết thúc, với các ý kiến tranh cãi mạnh mẽ và những tư tưởng đối lập mà đôi bên lần lựơt đưa ra, đi từ chủ đề chính là nhà cách mạng HCM đến những chính sách cai trị của đảng cộng sản.
Trong cuộc giao lưu tuần trứơc, khi bàn về những đường lối của đảng, các bạn có nhắc tới chế độ kinh tế quan liêu bao cấp do đảng đề xướng. Ba sinh viên trong nước cho rằng khi nhận ra sai lầm, từ năm 1986 đảng đã bắt đầu sửa sai bằng chính sách “đổi mới”. Ngược lại, bạn Thanh phủ nhận đó không phải là “đổi mới” vì:
Thanh: Mình nghĩ đó không có gì là đổi mới cả, mà cái đó phải nói đúng là để lại như cũ tại vì trứơc 1975 người ta đang là kinh tế thị trừơng cơ mà. Mình vô mình phá rồi mình để lại, chứ sao lại gọi là đổi mới!?
Trà Mi: Phản biện của ba bạn sinh viên sử như thế nào? Mời quý vị theo dõi diễn tiến tiếp theo của câu chuyện trong chương trình hôm nay.
Sinh viên Phương: Mình nói với bạn rằng những ngừơi lãnh đạo đó cũng là con người. Nếu bạn Thanh là người lãnh đạo của ĐCSVN thì bạn sẽ xử lý như thế nào khi trình độ vật chất của đất nước lúc bấy giờ vẫn còn rất thấp? Bạn sẽ xử lý thế nào mà lại phê phán Đảng sao không nhận ra sớm hơn rằng chế độ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp là sai lầm?
Thanh: Mình hỏi bạn giữa…
Sinh viên Phương: Bạn hãy trả lời câu hỏi của mình trứơc khi hỏi lại mình.
Đầu tiên năm 75 vô, mình cũng phải phá hết. Sau đó mãi đến năm 1986 thì mình đói kém quá, mình chịu không nổi, lúc đó mình cũng sẽ “đổi mới”, tức là để lại như cũ, chứ mình có làm cái gì đâu? Mình chỉ gỡ bỏ những gì mình đã áp đặt thôi.
Thanh: Không đây là cách trả lời của mình đấy chứ, tức là bạn có thể so sánh sự phồn vinh của chủ nghĩa tư bản khác với sự đói kém của chủ nghĩa xã hội chưa?
Sinh viên Phương: Mình hỏi bạn nếu lúc đó bạn là ngừơi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam bạn sẽ làm thế nào?
Thanh: Từ năm 1975-1986 đúng không? Nếu mình là lãnh đạo đảng cộng sản thì mình cũng không thể theo con đường khác đựơc. Đầu tiên năm 75 vô, mình cũng phải phá hết. Sau đó mãi đến năm 1986 thì mình đói kém quá, mình chịu không nổi, lúc đó mình cũng sẽ "đổi mới", tức là để lại như cũ.
Mình cũng không có cách nào khác vì thứ nhất mình chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, mình nhận viện trợ của người ta rất nhiều. Thứ hai, tư tửơng Maxít đã ăn sâu vào máu mình rồi. Mình là người cộng sản mà, làm sao mình không có cái đó đựơc?
Một khi máu Maxít đã ăn sâu vào máu thì mình hiểu rằng mình phải “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” cái đã, phải “xoá bỏ giai cấp bóc lột” chứ, phải “chiếm hữu tất cả tư liệu sản xuất đưa trở về cho toàn dân” chứ.
Mình đâu có để cho bọn tư bản chiếm hữu tư liệu sản xuất đựơc? Đúng không? Thì dĩ nhiên mình cũng sẽ đánh tư sản, mình không làm khác đựơc vì mình chưa có sự hiểu biết, mình không thấy đựơc chủ nghĩa tư bản mới là sự phồn vinh. Mình thực hiện đến năm 78 thì dân đói kém, từ một nứơc xuất khẩu gạo thành một nứơc không có gạo ăn.
Mãi đến năm 1986 thấy không chịu nổi nữa mình mới cho thành phần tư nhân ló đầu lên, nhưng khổ nỗi điều đó lại phản lại đúng những cái gì mà trứơc đây mình từng chửi bới om sòm. Bây giờ mình phải cho nó sống trở lại. Không phải do mình “đổi mới” mà xã hội phát triển, mà chính là vì mình không trói nó lại, thì nhân dân tự tiện làm ăn, phát triển, chứ mình có làm cái gì đâu? Mình chỉ gỡ bỏ những gì mình đã áp đặt thôi.
Mình thường nói thời này là thời “mở cửa” đúng không, thế cho mình hỏi ai là người “đóng cửa”? Các bạn phải tự hiểu lấy chứ, ai là người đóng cửa không cho tư nhân làm ăn? Mình đóng chứ ai?! Mình không có cách nào làm khác hết vì mình không có kiến thức, mình trong rừng ra, chỉ biết đánh nhau thì lấy gì biết về kinh tế? Nếu mình biết về kinh tế thì dĩ nhiên đã cho thành phần tư bản làm ăn rồi.
Bây giờ hỏi lại các bạn. Hiện gìơ rất nhiều người đầu tư vào Việt Nam. Điều đó tốt thôi, nhưng hỏi kỹ lại vì sao họ đầu tư vào Việt Nam? Đó là do nhân công rẻ, chứ nếu không rẻ thì người ta qua chỗ khác làm rồi. Nếu nhân công rẻ thì phải hỏi lại xem tại sao lại rẻ? Tức là nó bóc lột chứ còn gì nữa?
Mà bây giờ hỏi xem ai là người đầu tư? Những nhà đầu tư chính là những nhà tư bản chứ còn ai nữa? Có ông nào đầu tư là cộng sản đâu, toàn là những nứơc tư bản không hà.
Mình đã mời gọi những nhà tư bản vào Việt Nam làm ăn, đầu tư, mà những người đó hồi xưa mình đuổi người ta đi, giờ mình lại mời người ta vào, chứng tỏ chính sách mình có điều bất ổn. Nếu mình có đủ kiến thức hiểu biết về kinh tế-xã hội thì mình sẽ chẳng bao giờ đuổi.
Không nên bóp méo lịch sử. Lịch sử cần phải khách quan hơn, đừng có nhìn phiến diện về bất cứ người nào, phe nào, để thế hệ sau có cách nhìn đúng hơn về quá khứ cả dân tộc Việt Nam đã sống.
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kíên của anh Thanh. Các bạn đang tranh cãi về những đường lối lãnh tụ HCM đưa ra đúng hay sai và cảm nghĩ của các bạn về vị lãnh tụ này ra sao, bị ảnh hưởng từ đâu. Câu hỏi Trà Mi đặt ra là khi lịch sử thần thánh hóa hay sùng bái cá nhân một cách thoái hoá như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến niềm tin nơi thế hệ trẻ ra sao? Mong đựơc nghe ý kiến của Hồng, một người từng đựơc học tại Việt Nam và có cơ hội du học ở nứơc ngoài. Bạn cảm thấy những gì bạn đựơc chiêm nghiệm, học hỏi từ Việt Nam chưa thật sự chính xác với lịch sử, điều này ảnh hưởng đến niềm tin của bạn ra sao khi bạn bứơc chân ra thế giới bên ngoài?
Du sinh Hồng: Lịch sử phải đúng sự thật, nếu nó đựơc thần thánh hoá thì nói cách khác nó đã bị bóp méo thì không còn đáng tin cậy nữa, dẫn đến cách nghĩ sai lầm nơi thế hệ bạn trẻ. Mình nghĩ là điều đó không nên, sự bóp méo lịch sử nói trắng ra đó là một sự lừa dối.
Mình nghĩ là điều đó không nên diễn ra nữa, lịch sử cần phải khách quan hơn, đừng có nhìn phiến diện về bất cứ người nào, phe nào, để thế hệ sau có cách nhìn đúng hơn về quá khứ cả dân tộc Việt Nam đã sống.
Trà Mi: Cảm ơn Hồng. Các bạn Trang, Thanh, Phương, trứơc ý kíên của Hồng thì các bạn có phản hồi như thế nào?
Sinh viên Thanh: Mình nghĩ là lịch sử hay vĩ nhân mà thần thánh hoá thì người ta sẽ hiểu sai, nhưng đối với chủ tịch HCM thì mình nghĩ sự thần thánh hoá đó nó không hề sai quá với sự thật. Tại sao có rất nhiều người nứơc ngoài đã ca ngợi về HCM?
Trà Mi: Khi bạn nói là không hề sai quá với sự thật, bạn dựa trên những cơ sở nào?
Sinh viên Thanh: Từ những gì em đã đọc đựơc trên sách báo, kể cả sách báo nứơc ngoài.Em cũng đã đọc qua internet thấy rằng có nhiều người ở nứơc ngoài ca ngợi về HCM.
Du sinh Hồng: Những ngừơi đó là những người phản chiến bạn có biết không, và làm sao bạn chắc đựơc những điều bạn biết là sự thật?
Sinh viên Thanh: Vậy tại sao những người nứơc ngoài đã ghi sách để mọi người khác đọc? Thế gíơi đã công nhận HCM là một danh nhân văn hoá mà.
Thanh: Cho mình nói điều này chút. Thật ra trong suốt mấy năm nay, mình vẫn thường nghe các cơ quan truyền thông ở Việt Nam nói là Bác Hồ đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Bạn nghĩ gì về quan điểm của các bạn trẻ đưa ra trong cuộc tranh luận này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Điều đó đã đựơc lập đi lập lại rất nhiều lần, và mình rất tin, cho mãi đến một ngày mình tình cờ đọc đựơc điều đó thật sự là không có. Và bài viết ấy rất là đáng thuyết phục, bởi đã đưa ra tất cả những sự kiện mà trong đó có một điều rất là đặc biệt mà chính các bạn cũng sẽ không trả lời đựơc.
Trà Mi: Đó là điều gì ? Mời quý vị và các bạn theo dõi trong chương trình tiếp theo, vào giờ này, sáng thứ tư tuần sau.
Nhân đây, Trà mi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thính giả khắp nơi đã gửi ý kiến tham luận với chương trình.
Chúng tôi rất mong tiếp tục đựơc qúy vị góp tiếng qua hộp thư thoại (202) 530 -7775. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Hẹn gặp lại qúy vị và các bạn trong chương trình tuần tới.
Trà Mi kính chào.