Sinh hoạt chính trị tại VN qua cái nhìn của một sinh viên du học

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Ngay sau khi quốc hội bầu ra nhân sự mới cho ban lãnh đạo Việt Nam tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, một nghiên cứu sinh đang du học ở Pháp đã gửi thư ngỏ đến giới đại biểu quốc hội, bày tỏ ý kiến về cách thức bầu cử của hệ thống chính trị trong nước.

0:00 / 0:00
NguyenQuang150.jpg
Anh Nguyễn Quang.

Tác giả của lá thư này là anh Nguyễn Quang, một trí thức trẻ sắp hoàn thành luận án tiến sĩ ngành vật lý. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của du sinh Nguyễn Tiến Trung trước đây, bức thư ngỏ chứa đựng những đóng góp rất chân tình của anh Quang cũng không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào, dù anh đã gửi đến rất nhiều báo, đài trong nước.

Nội dung lá thư ấy ra sao? Tác giả kiến nghị điều gì và mong muốn những thay đổi như thế nào? Mời quý vị theo dõi trong cuộc trao đổi giữa Trà Mi với Nguyễn Quang từ Paris, khách mời của chương trình hôm nay.

Nguyễn Quang: Chào Qúy thính giả và Trà Mi, mình là Nguyễn Quang, sinh viên du học tại Pháp 5, 6 năm nay rồi, hiện đang làm luận án tiến sĩ.

Trà Mi: Anh có ý định quay về nứơc sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ không?

Nguyễn Quang: Có, mình sẽ quay trở về Việt Nam để làm việc.

Trà Mi: Quyết định về Việt Nam mà anh viết bài viết này anh có quan ngại điều gì chăng?

Nguyễn Quang: Không, thực ra mình vẫn biết ở Việt Nam vẫn coi những vấn đề này là nhạy cảm. Trứơc đây mình cũng hơi lo ngại đấy nhưng mình cho rằng điều quan trọng nhất là nói lên được những điều mình suy nghĩ, chứ không lệ thuộc vào việc chính quyền nhận xét điều mình nói đúng hay sai ra sao. Mình nghĩ thế nào thì nên nói ra đúng như thế thôi.

Trà Mi: Liên quan đến bài viết anh gửi các đại biểu quốc hội Việt Nam, xin anh cho biết anh đã gửi bài này đến những đâu rồi?

Nguyễn Quang: Mình cũng đã gửi đến 1 số tờ báo uy tín trong nước nhưng không hề đựơc hồi âm.

Trà Mi: Thế anh có gửi đến các cơ quan chức năng nào không, hay chỉ gửi cho các toà báo thôi?

Nguyễn Quang: Mình chỉ gửi cho các cơ quan truyền thông đại chúng thôi.

Trà Mi: Anh có thể cho biết những lý do khiến anh viết nên lá thư này và giới thiệu sơ lựơc đến quý thính giả nội dung chính của nó?

Nguyễn Quang: Lý do chính mình viết nên lá thư này là ngay sau khi quốc hội bầu cử các vị trí cao cấp của nhà nứơc như chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tứơng . Tôi thấy cách thức bầu cử không hợp lý, không thực chất. Mỗi chức danh chỉ có 1 ứng cử viên duy nhất, như vậy không mang ý nghĩa của 1 cuộc bầu cử.

Nói chung ở Việt Nam chuyện này người ta không quan tâm nhưng từ khi có dịp ra ngoài học tập mình nhận thức rằng không thể gọi là 1 cuộc bầu cử khi chỉ có 1 ứng cử viên cho mỗi chức danh. Theo tôi , tính chất của việc bầu cử này chỉ là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm xét duyệt xem ngừơi ứng cử viên có đủ khả năng đảm đương 1 chức vụ nào đấy mà thôi, chứ không phải 1 cuộc bầu cử vì không hề có tính lựa chọn, không tạo điều kiện chọn ra 1 ngừơi tốt nhất, xứng đáng nhất trong các ứng cử viên có khả năng.

Chính vì vậy, tôi thấy sự kiện bầu cử vừa qua chỉ là hình thức , đựơc sắp xếp ngay từ đầu đến cuối. Chắc là các đại biểu quốc hội cũng đồng tình với tôi thôi. Trong khi đại hội chưa kết thúc thì không chỉ trong nứơc mà ngoài nước người ta cũng biết trứoc đựơc ai sẽ là chủ tịch quốc hội, ai là thủ tứơng chính phủ hay chủ tịch nứơc rồi.

Các bạn thử nghĩ xem một quốc gia mà quốc hội chưa bầu cử xong ngừơi ta đã biết trứơc kết quả rồi thì việc bầu cử đó có thực chất hay không? Quốc hội có quyền lực thực sự hay không?

Trà Mi: Anh cho là tất cả mọi chuyện đã đựơc dàn xếp từ trước thì theo anh ai là người đứng ra tổ chức sắp xếp những việc này?

Nguyễn Quang: Tôi nghĩ rằng cơ quan đó chính là Đảng cộng sản Việt Nam.

Trà Mi: Nếu quả thực đúng như nhận định của anh cũng như của nhiều ngừơi rằng tất cả các chức vụ trong bộ máy nhà nước Việt Nam đều đựơc sắp xếp, chỉ định từ trứơc. Như vậy việc này nói lên điều gì? Nó có gì sai trái hay không hợp lý?

Nguyễn Quang: Thật ra tôi không bàn đến việc đảng cộng sản làm thế là đúng hay sai. Tôi chỉ bàn riêng đến vai trò của quốc hội. Qua phân tích ta thấy rằng quốc hội đã tiến hành bầu cử một cách không thực chất.

Quốc hội thật ra không có quyền bầu ra những chức danh quan trọng nhất của nhà nước này. Trong khi đó hiến pháp Việt Nam thì ghi rằng Quốc hội là cơ quan quỳên lực cao nhất.

Như vậy rõ ràng bất hợp lý. Một là hiến pháp ghi không đúng chức năng của quốc hội. Hai là quốc hội đã không thực hiện đúng chức năng hiến pháp đã quy định cho mình.

Bạn nghĩ gì về những nhận định của anh Nguyễn Quang về vai trò của Quốc hội và các sinh hoạt chính trị tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Trà Mi: Anh nhận xét như thế nào về vai trò của các đại biểu trong quốc hội Việt Nam?

Nguyễn Quang: Đúng là gần đây chúng ta thấy vai trò của đại biểu quốc hội tại Việt Nam ngày một nâng cao so với trứơc . Nhưng theo tôi nhận xét thì chỉ nâng cao về các mặt kinh tế và xã hội. Riêng về chính trị , vai trò chính trị của quốc hội hiện nay rõ ràng là mờ nhạt trên chính trừơng Việt Nam…

(xin theo dõi toàn bộ nội dung ở phần âm thanh bên trên)

Quý vị muốn tham gia vào các đề tài thảo luận trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

“Diễn đàn bạn trẻ” xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn tái ngộ trên làn sóng này sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.

Theo dòng sự kiện

- Bức thư của sinh viên Nguyễn Quang gửi các Đại biểu Quốc hội Việt Nam