Đổi mới Công đoàn


2005.08.03

Nguyễn Xuân Nghĩa

Trong tuần qua, một biến cố hy hữu đã xảy ra tại Hoa Kỳ, đó là sự rạn nứt trong hệ thống công đoàn của một quốc gia tư bản nhất thế giới. Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu về hiện tượng này qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

AFLCIO200.jpg
Trụ sở của công đoàn AFL-CIO tại Washington, DC. hôm 1-8-2005. AFP Photo/PAUL J. RICHARDS

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tại đại hội hàng năm của công đoàn AFL-CIO tại Mỹ, hôm Thứ Hai tuần qua, một số công đoàn lớn không đến tham dự và dư luận nói đến sự vỡ đôi của phong trào công đoàn tại Hoa Kỳ. Chúng tôi xin đề nghị kỳ này ta sẽ đặc biệt đề cập đến hiện tượng ấy, đúng 50 năm sau khi phong trào này được thống nhất.

Đáp: Thưa vâng, đây là một biến cố đáng chú ý vì tiêu biểu cho rất nhiều đổi thay trong quan hệ sản xuất và sinh hoạt của một quốc gia tiên tiến, nơi mà quyền lợi của lao động cũng được bảo vệ chặt chẽ nhất. Những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ có thể giúp nhiều thành phần xã hội tại Việt Nam nhìn ra mục tiêu, quyền lợi và chiến lược hành động của mình.

Nguyên nhân của sự rạn nứt

Hỏi: Để bắt đầu, xin ông trình bày cho thính giả rõ bối cảnh của vấn đề, trước khi ta nói đến nguyên nhân vì sao lại có sự rạn nứt trong phong trào công đoàn.

Đáp: Sự rạn nứt hay sự đổi mới, hay chiều hướng canh tân tốt đẹp hơn, chúng ta chưa biết được. Nhưng, nói chung, khi có sự thay đổi công khai với những lý do trình bày minh bạch thì trước tiên, những người trong cuộc, ở đây là lực lượng lao động, có cơ hội phán xét và chọn lựa.

Về bối cảnh thì đúng 50 năm trước vào tuần này, hai công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ đã thống hợp làm một, với tên kép là AFL-CIO. Đó là American Federation of Labor, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, và Congress of Industrial Organizations, Nghị hội các Cơ sở Công nghiệp. Như trong nhiều tiền lệ khác của lịch sử, đại thắng lợi cũng báo hiệu sự suy sụp.

Về bối cảnh thì đúng 50 năm trước vào tuần này, hai công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ đã thống hợp làm một, với tên kép là AFL-CIO. Đó là American Federation of Labor, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, và Congress of Industrial Organizations, Nghị hội các Cơ sở Công nghiệp. Như trong nhiều tiền lệ khác của lịch sử, đại thắng lợi cũng báo hiệu sự suy sụp.

Vì kể từ đấy số công nhân viên tham gia nghiệp đoàn, cụ thể là ghi danh nộp tiền cho công đoàn, đã liên tục sút giảm, từ gần phần ba lực lượng lao động nay chỉ còn 12,5%. Riêng trong khu vực tư doanh, tỷ lệ suy sụp còn lớn hơn: trong 100 người, chưa có tới tám người là thành viên công đoàn.

Hỏi: Thưa ông, có những nguyên nhân gì giải thích hiện tượng ấy?

Đáp: Nguyên nhân đầu tiên mà chính lãnh tụ các công đoàn có khi đã không nhìn ra, đó là họ đã đạt thắng lợi trong việc tranh đấu cho quyền lợi của người làm thuê, cho những ai phải đem bán sức lao động của mình để kiếm sống, đến độ mức sống mọi người đều được cải thiện, dù sinh hoạt công đoàn hay không.

Nguyên nhân thứ hai tiềm ẩn bên dưới là đà tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong nhiều thập niên liên tục sau chiến tranh chẳng những nâng cao mức sống và phẩm chất cuộc sống lẫn hệ thống luật lệ bảo vệ quyền lợi của mọi người mà còn đẩy nền kinh tế qua một trạng thái phát triển khác, cụ thể nhất là hiện tượng toàn cầu hóa hay tự do hóa trao đổi kinh tế.

Hiện tượng ấy thay đổi luôn quan hệ kinh tế giữa các nước và bên trong xã hội, giữa các thành phần dân chúng với nhau, giữa công dân và nhà nước, nhà tiêu thụ và nhà sản xuất, người làm thuê và làm chủ, công đoàn với giới lãnh đạo chính trị.

Hiện tượng toàn cầu hóa

Hỏi: Đấy là những nguyên nhân chung, ông có thể nêu rõ vài thí dụ về hiện tượng ấy chăng?

Đáp: Một thí dụ rõ nhất là phát triển kinh tế làm thay đổi cơ cấu sản xuất, khiến tỷ trọng đóng góp của khu vực chế biến công nghiệp sút giảm trong khi khu vực cung cấp dịch vụ lại gia tăng.

Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất ấy khiến nghiệp đoàn công nhân ngành thép mất 10 vạn đoàn viên từ năm 1998 đến nay trong khi số đoàn viên của một công đoàn cầm đầu phe "đổi mới", hay nổi loạn là Liên hiệp Quốc tế Nhân viên Dịch vụ - Service Employees International Union, SEIU - lại tăng gần gấp ba, từ 625.000 lên một triệu tám từ năm 1980 đến nay, trong đó có năm vạn nhân viên Canada vì, như danh xưng và xu hướng, đây là công đoàn quốc tế.

Nói chung, số đoàn viên trong khu vực chế biến sút giảm nặng, số đoàn viên là công chức thì ít thay đổi, số đoàn viên trong khu vực dịch cụ thì tăng, và lập trường của các thành phần ấy thay đổi dần với vị trí mà lãnh đạo không thỏa mãn nên mới có nổi loạn.

Sự rạn nứt trầm trọng

Hỏi: Bây giờ, ta bước qua phần mô tả sự rạn nứt ấy, thưa ông, nó trầm trọng đến mức nào?

hai công đoàn ly khai đóng góp 20 triệu cho ngân sách hoạt động của Liên đoàn AFL-CIO và họ không đồng ý với cách dùng tiền vận động của Liên đoàn. Quan trọng hơn cả, bảy công đoàn ly khai đã lập chương trình hành động chung gọi là "Thay đổi để Chiến thắng", Change to Win, gọi tắt là CTW.

Đáp: Hai công đoàn mạnh nhất Liên đoàn AFL-CIO là SEIU và Huynh đệ Quốc tế Công nhân Vận tải là International Brotherhood of Teamsters đã bước ra với hơn ba triệu đoàn viên, kế tiếp là năm công đoàn khác.

Tổng cộng họ đại diện cho sáu triệu trong tổng số 13 triệu đoàn viên. Có nói là phong trào bị vỡ đôi cũng không quá. Đó là về nhân số; về tiền bạc chung góp thì hai công đoàn ly khai đóng góp 20 triệu cho ngân sách hoạt động của Liên đoàn AFL-CIO và họ không đồng ý với cách dùng tiền vận động của Liên đoàn. Quan trọng hơn cả, bảy công đoàn ly khai đã lập chương trình hành động chung gọi là "Thay đổi để Chiến thắng", Change to Win, gọi tắt là CTW.

Họ phê phán lãnh đạo của Liên đoàn là ngang ngược và thất bại trước đổi thay của xã hội, còn trở thành "máy phát tiền tự động cho đảng Dân chủ" trong khi ít phát triển thêm đoàn viên và đấu tranh cụ thể với doanh nghiệp cho quyền lợi của nghiệp đoàn.

Đóng góp tiền cho cuộc bầu cử

Hỏi: Ông phân tách thế nào về sự rạn nứt trầm trọng này?

Đáp: Nhỏ là chuyện tranh chấp về lãnh đạo giữa Chủ tịch John Sweeney của Liên đoàn AFL-CIO với hai lãnh tụ Andrew Stern của công đoàn SEIU và James Hoffa của đoàn Teamsters. Từ khi lên cầm quyền năm 1995, ông Sweeney đã khiến Liên đoàn mất gần một triệu đoàn viên và năm đó, đảng Cộng hòa vừa đại thắng tại Hạ viện nên Liên đoàn có xu hướng tập trung vận động cho đảng Dân chủ, với quan niệm là đảng này mà lãnh đạo cả Hành pháp lẫn Lập pháp, trong lưỡng viện của Quốc hội, thì quyền lợi đoàn viên sẽ được bảo vệ.

Năm ngoái, Liên đoàn tung 44 triệu ủng hộ ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và năm nay dự trù tăng chi đến 60 triệu cho yêu cầu vận động chính trị như vậy. Ngược lại, phe đổi mới đòi hỏi dồn ưu tiên vào việc phát triển số đoàn viên và tập trung tranh đấu trong các doanh nghiệp, thí dụ ở đây là hệ thống bán lẻ Wal-Mart, và trên một phạm vi quốc tế rộng lớn hơn.

Hỏi: Ông vừa đề cập đến một vấn đề có thể là rất lạ cho thính giả ở xa. Một công đoàn dồn tiền cho một phe trong bầu cử. Ông có thể giải thích rõ hơn hiện tượng này hay không?

Ngược với lối suy nghĩ của nhiều người, công đoàn tại Mỹ không là công cụ của nhà nước hay của một đảng và thực ra có rất nhiều quyền tự trị và độc lập trong khuôn khổ một liên đoàn. Từ nhiều năm qua, Liên đoàn AFL-CIO có thể thiên về đảng Dân chủ hơn là đảng Cộng hòa nhưng vấn đề của họ là trong từng lãnh vực quan tâm, đảng nào đáp ứng quyền lợi đoàn viên thì họ ủng hộ.

Đáp: Ngược với lối suy nghĩ của nhiều người, công đoàn tại Mỹ không là công cụ của nhà nước hay của một đảng và thực ra có rất nhiều quyền tự trị và độc lập trong khuôn khổ một liên đoàn. Từ nhiều năm qua, Liên đoàn AFL-CIO có thể thiên về đảng Dân chủ hơn là đảng Cộng hòa nhưng vấn đề của họ là trong từng lãnh vực quan tâm, đảng nào đáp ứng quyền lợi đoàn viên thì họ ủng hộ.

Việc Tổng thống Bush tái đắc cử năm ngoái và đảng Cộng hòa đại thắng trong ba cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, trong các năm 2000, 2002 và 2004, khiến họ phải cân nhắc lợi hại và một số công đoàn mới phản đối chủ trương của Liên đoàn là quá chú ý đến tác động vào chính trường và dồn hậu thuẫn cho đảng Dân chủ.

Quan niệm về chủ nghĩa Marx

Hỏi: Trước khi tìm hiểu về các chủ trương mới, xin ông nói thêm chi tiết mà nhiều người ở Việt Nam muốn rõ: công đoàn Mỹ quan niệm thế nào về đấu tranh giai cấp hay chủ nghĩa Marx?

Đáp: Hơn trăm năm trước, lãnh tụ nghiệp đoàn tại Mỹ thực sự là công nhân tự phát đấu tranh cho quyền lợi công nhân, và họ có thể có cảm tình với lý luận của Marx, như trường hợp của một lãnh tụ nổi tiếng là Samuel Gompers, là công nhân vấn thuốc trong một hãng làm xì gà.

Nhưng, họ là dân lao động, gọi là thành phần áo lam, họ nghĩ đến việc thiết thực của tình liên đới và quyền lợi công đoàn, chứ không là thành phần trung lưu tư sản muốn trừu tượng làm cách mạng vô sản hay cải tạo cả xã hội để cải thiện cuộc sống công nhân. Hai lãnh tụ nổi tiếng của Liên đoàn AFL-CIO là Georges Meany - xuất thân là thợ ống nước - rồi Lane Kirkland còn là những khuôn mặt chống cộng, vì cho rằng quyền lợi công nhân bị các chế độ cộng sản chà đạp.

Cũng vì tình liên đới thiết thực, ông Kirkland này đã tích cực vận động đoàn viên Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh của công đoàn Đoàn kết Ba Lan cách đây hơn hai chục năm. Ngày nay, nhiều lãnh tụ nghiệp đoàn Mỹ có thể là dân có học, đấu tranh chuyên nghiệp về chính trị, tả khuynh nhưng xa dần vấn đề quyền lợi thiết thực của công nhân nên mới có vụ nổi loạn chúng ta đang thấy.

Ảnh hưởng và hậu quả

Hỏi: Trở lại xu hướng đang đòi canh tân nghiệp đoàn tại Mỹ, ông nghĩ sao về ảnh hưởng và hậu quả của biến cố này?

Đây là thất lợi lớn cho đảng Dân chủ vì sự ủng hộ của công đoàn, như tiền tranh cử và nhân sự đi vận động, hết là một lợi thế đương nhiên. Người ta sẽ thấy ngay điều ấy trong năm tới là một năm tranh cử bán phần.

Đáp: Đây là thất lợi lớn cho đảng Dân chủ vì sự ủng hộ của công đoàn, như tiền tranh cử và nhân sự đi vận động, hết là một lợi thế đương nhiên. Người ta sẽ thấy ngay điều ấy trong năm tới là một năm tranh cử bán phần.

Nhìn xa hơn, chiến lược công đoàn từ nay sẽ bớt tập trung vào việc tác động vào chính quyền và chính sách, và cả hai đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ sẽ phải thi đua để thỏa mãn hai xu hướng công đoàn đang cạnh tranh với nhau, nên chưa chắc là đảng Cộng hòa sẽ đương nhiên có lợi.

Thứ nữa, xu hướng toàn cầu hóa, hạ thấp chướng ngại về ngoại thương và phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, không thể đảo ngược, nên Hoa Kỳ cũng phải thay đổi và công đoàn mất dần ưu thế đã có.

Vì vậy, họ phải yểm trợ công nhân viên tự cải tiến và thăng tiến tay nghề theo trào lưu mới. Khuynh hướng bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa, chống các doanh nghiệp đặt làm gia công ở nước ngoài cũng mất khí thế và điều ấy thực ra có lợi cho doanh nghiệp và công nhân viên Việt Nam trong mối quan hệ mậu dịch với Mỹ.

Trong lãnh vực nghiệp đoàn thực tế, công đoàn sẽ phải đi theo trào lưu tản quyền, bớt lệ thuộc vào một bộ máy lãnh đạo thống nhất và vào cách vận động tập trung vào chính sách của nhà nước mà để đạt những thỏa thuận có lợi cho đoàn viên sẽ đấu tranh cụ thể với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, với các cổ đông và chủ đầu tư, và đấu tranh trên cả phương vị quốc tế vì doanh nghiệp nay đã quốc tế hoá. Điều ấy sẽ ảnh hưởng đến nhiều xứ khác chứ không riêng gì cho giới chính trị Mỹ. Và điều ấy thực ra cũng có lợi cho giới tiêu thụ.

Thông tin trên mạng

- America's Union Movement

- Union Plus Scholarship Database

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.