Thy Nga, phóng viên đài RFA
Vấn đề tự do tín ngưỡng tại Việt Nam đã nặng nề, lại trở thành nghiêm trọng hơn sau vụ tự thiêu của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Trước tin đó, phản ứng của thính giả RFA như thế nào? Chúng tôi xin trích vài thư tiêu biểu. Thính giả Lê Quang thốt lên:

“Tôi không phải là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nhưng nghe tin tức một số tín đồ Hòa Hảo tự thiêu để bảo vệ đạo giáo, tôi rất bức xúc. Mạng người rất quí, xin đừng tự thiêu nữa. Nếu nhà cầm quyền muốn bắt thì cứ để cho bắt vô tù, liệu họ có đủ chỗ để nhốt hết 5 triệu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không? Cộng sản coi rẻ mạng người, quí vị đừng chết nữa, uổng lắm!”
Bạn Nguyễn Công Minh viết:
“Đã tới lúc, tất cả các tôn giáo trên toàn quốc hãy thắp nến, thức đêm một tuần Canh Thức như những người công dân Tiệp tại Prague và Rumani đã làm, để đòi Dân chủ, Tự do và Công chính cho người dân Việt Nam.
Mong quý đài tiếp tục những cuộc phỏng vấn và thông tin, cập nhật cho thính giả khắp năm châu được theo dõi tin tức ở Việt Nam.
Tôi cũng đề nghị người Việt các nơi ở hải ngoại hãy cùng canh thức để ủng hộ cuộc tranh đấu Tự do, Công lý và Hạnh phúc cho đồng bào ở quê nhà.
Xin có lời cám ơn quý đài và toàn thể quý anh chị trong ban Việt ngữ đã theo dõi và liên tục thông tin cho thính giả ở Việt Nam cũng như hải ngoại những tin cập nhật về tình hình tôn giáo tại Việt Nam đang bị đàn áp cùng khắp và có quy mô.”
Tình hình tự do tôn giáo ở trong nước
Bác Lương Võ, vị thính giả hay góp ý kiến với RFA Việt ngữ về những vấn đề trong nước, lần này bác tỏ ý như sau:
Tôi rất vui mừng về sự đoàn kết giữa các tôn giáo tại Việt Nam, đạo Thiên Chúa và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bày tỏ bằng hành động cụ thể khi hay tin Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo bị nhà cầm quyền đàn áp
“Tôi rất vui mừng về sự đoàn kết giữa các tôn giáo tại Việt Nam, đạo Thiên Chúa và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bày tỏ bằng hành động cụ thể khi hay tin Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo bị nhà cầm quyền đàn áp như sau:
Bốn linh mục đại diện Thiên Chúa Giáo gởi kháng thư và hiệp thông lên các cấp lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam yêu cầu tôn trọng quyền tự do tôn giáo mà họ đã ký kết với các tổ chức quốc tế.
Kháng nghị thư còn yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt ngay những hành động đàn áp, đánh đập dã man tín đồ Hòa Hảo.
Trong khi đó, Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng đã gửi thư chia xẻ mối quan tâm với các tín đồ Hòa Hảo.
Bản nghị quyết chưa ráo mực, Hà Nội đã thẳng tay đàn áp các tôn giáo. Các cộng đồng người Việt hải ngoại hãy lên tiếng cực lực phản đối, tôi cũng hy vọng các nhà tranh đấu cho tự do và dân chủ trong nước đoàn kết với các tôn giáo để đòi hỏi nhà nước làm sáng tỏ về những vụ đàn áp tín đồ Hòa Hảo, và đòi phải trừng trị những kẻ vi phạm Nghị quyết.”
"Lá e-mail hơi khó hiểu"
Trong khi đó, RFA Việt ngữ lại nhận được lá e-mail hơi khó hiểu của thính giả ký tên là “Một người con đất Việt”.
Như với tất cả những thư khác, do thời giờ dành cho mục này có hạn, chúng tôi chỉ có thể trích đoạn, nhất là thư này lại khá dài.
“Kính thưa quý đài và những người con xứ Hòa Hảo,
Tôi là một thanh niên được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Hảo. Dù được sinh ra khi đất nước đã được hoàn toàn thống nhất, chiến tranh đã qua đi, tôi vẫn rất thấm thía bao nỗi khổ đau, nhọc nhằn của người dân quê tôi, họ phải đấu tranh không ngừng với lũ lụt, đói nghèo, bệnh tật...
Mong rằng quí vị, những người nghĩ về Hoà Hảo, những người vẫn luôn nghĩ rằng mình là con đất Việt, hãy bao dung rộng lượng hơn, sống "thực" hơn, rũ bỏ đi những thù hằn thành kiến "cổ lỗ sĩ" mà quí quí vị tự gán cho mình và cho cả những người dân khao khát được sống an lành ở Hoà Hảo để hai chữ "Hòa bình" trong lòng họ đúng nghĩa hơn …
Mong rằng quí vị, những người nghĩ về Hoà Hảo, những người vẫn luôn nghĩ rằng mình là con đất Việt, hãy bao dung rộng lượng hơn, sống "thực" hơn, rũ bỏ đi những thù hằn thành kiến "cổ lỗ sĩ" mà quí quí vị tự gán cho mình và cho cả những người dân khao khát được sống an lành ở Hoà Hảo để hai chữ "Hòa bình" trong lòng họ đúng nghĩa hơn …”
Anh viết “hãy bao dung rộng lượng” nhưng ngay theo đó, lại viết rằng “những thù hằn thành kiến “cổ lỗ sĩ” thì việc này nghe thấy hơi khó đấy, vì nếu đã là người mang thành kiến nặng như vậy thì làm sao mà bao dung, rộng lượng được?
“Những thù hằn thành kiến “cổ lỗ sĩ” nào thì không thấy anh nói rõ để người ta biết mà rũ bỏ? Tuy nhiên, khi anh viết tiếp là “cái phúc lợi mà mọi người dân Hoà Hảo thực sự khao khát chính là cơm no áo ấm, là một đất nước không có chiến tranh, xung đột, là sự thanh thản ở tâm hồn của họ.” thì có lẽ, người Việt nào cũng đều mong mỏi thế, anh à. Và nhiều người đang đòi hỏi, tranh đấu để đồng bào được thoát khỏi “bao nỗi khổ đau, nhọc nhằn, đói nghèo, bệnh tật” như anh viết ở phần trên đó.
Bài phỏng vấn của Ỷ Lan với Hòa Thượng Quảng Độ
Sau khi nghe bài phỏng vấn của Ỷ Lan với Hòa Thượng Quảng Độ, thính giả Catherine Nguyễn viết đến đài như sau:
“Tôi rất cảm động khi được nghe lại những lời nhân từ nhưng không kém phần uy lực của Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Xin cám ơn cô Ỷ Lan và đài Á Châu Tự Do đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Tiếng nói uy nghi của Hoà Thượng như một lời hiệu triệu kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh, giữ vững niềm tin, tiếp tục đấu tranh để cứu khổ cứu nạn cho người dân Việt Nam.”
Thính giả Nguyên Tuấn thì rất bất bình khi nghe bài phỏng vấn ông Ngô Yên Thi, trưởng ban Tôn Giáo của chính phủ, về vấn đề tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Theo bạn phân tách thì:
“Những câu trả lời của ông Thi không đúng sự thật diễn ra. Mặc dù ông cố vẽ ra bức tranh sáng cho vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam với chính sách trên giấy, nhưng vẫn không giấu được âm mưu kiểm soát, phân hóa tôn giáo của nhà cầm quyền.
Ông ta ngụy biện, và đầy mâu thuẫn trong câu trả lời về tình trạng quản chế Hòa Thượng Huyền Quang.” Và cảm nghĩ của thính giả Lâm:
Đây là sự thật đau lòng của người dân trong nước. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 30 năm rồi, nào là “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” nhưng nhân dân của nước Việt Nam “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” chẳng được hưởng bao nhiêu về các từ ngữ này. Biết tới bao giờ đây?
“Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu như Thượng Tọa Thích Hải Tạng không bị chính quyền gây khó dễ sau khi trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
Nếu Thượng Tọa nói tốt cho chế độ, không nói lên sự thật thì chắc chắn là Thượng Tọa sẽ không bị làm khó dễ chi cả, mà sẽ được các báo quốc doanh tuyên dương là “Thượng Tọa yêu nước”!
Đây là sự thật đau lòng của người dân trong nước. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 30 năm rồi, nào là “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” nhưng nhân dân của nước Việt Nam “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” chẳng được hưởng bao nhiêu về các từ ngữ này. Biết tới bao giờ đây?”
Về công cuộc tranh đấu cho đồng bào trong nước được các quyền căn bản của con người trong đó có quyền tự do tôn giáo, thính giả Huyền Trương (hay Huyến Trương) cho rằng những hội đoàn người Việt hải ngoại chưa thống nhất để giúp cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước; và thính giả này cảnh giác người xa xứ đừng để bị lợi dụng về tình cảm khi nghe kêu gọi “đầu tư, viện trợ” khi mà các quan chức trong nước cứ tiếp tục bỏ tiền vào túi …
“Nỗi uất ức không nói được tại nước tôi”
Nói về chuyện Tham nhũng thì không biết phải tốn bao nhiêu giấy mực nữa đây! Thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là K. vì ông ở trong nước và e-mail ông viết, mang tựa đề là “Nỗi uất ức không nói được tại nước tôi”. Ông cho biết là một doanh nhân, và kể
“Tôi không biết các nước khác có giống như vậy không, nhưng tại quê hương tôi thì chính quyền không làm gì để lo cho người dân.
Những loại thuế mà họ bắt nhân dân đóng, thì họ nói là lấy để xây dựng nhưng thực chất thì chỉ có 3 phần, còn lại thì họ chia chác với nhau. Trên giấy tờ thì họ đã hợp-thức-hóa cả! Họ tham nhũng ngang nhiên mà trong đó, cả người kiểm tra lẫn chủ đầu tư, và đơn vị thi công đều đồng lòng tham nhũng. Đa số người dân đều biết nhưng không ai dám nói lên.”
RFA Việt ngữ đã nhận được liên tiếp ba e-mail của ông K. kể về những vụ tham ô của quan chức trong nước, những bất công trong xã hội, mà như ông viết là “không biết nói cùng ai”. Cám ơn ông đã tin tưởng và chia xẻ tâm tư với chúng tôi. Biết tới bao giờ mới lấp được hố cách biệt cho người dân, ông nhỉ.
Những thư từ khác của thính giả
Cuộc sống của đa số người dân trong nước ra sao thì quý vị hẳn đã nghe rất nhiều rồi. Tuy nhiên, tuần qua RFA Việt ngữ nhận được lá thư mà chúng tôi xin trích như sau:
“Tôi tên là Trương Ngọc Linh, là một người Việt Nam đang sống và làm việc tại Việt Nam. Tôi là một người rất say mê về chính trị, tất cả những động tĩnh trong nước, trên thế giới, tôi đều quan tâm.
Qua đài RFA, tôi thấy có một số tin tức mà đài đưa không được khách quan lắm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và tôi xin khẳng định những chuyện đó là có thật nhưng đã bị thổi phồng quá mức, không có nghiêm trọng như những gì mà quí đài nói …Tôi không nói là Cộng sản không có những hành động dã man tàn ác, tôi cũng được chính mẹ tôi kể về những cực hình mà Cộng sản tra tấn tù binh hay đối phương …
Qua đài RFA, tôi thấy có một số tin tức mà đài đưa không được khách quan lắm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và tôi xin khẳng định những chuyện đó là có thật nhưng đã bị thổi phồng quá mức, không có nghiêm trọng như những gì mà quí đài nói …
Tôi không nói là Cộng sản không có những hành động dã man tàn ác, tôi cũng được chính mẹ tôi kể về những cực hình mà Cộng sản tra tấn tù binh hay đối phương …
Nước Việt Nam cũng có rất nhiều cái xấu nhưng mà Việt Nam đâu có đi nói xấu nước Mỹ? Nếu các bạn muốn thông tin những cái xấu của Việt Nam thì tôi sẵn sàng cung cấp những thông tin nóng bỏng trong các cơ quan ở trung ương.
Có thể, những thông tin tôi cung cấp có cái các bạn đó có; nhưng có những thông tin mà có thể gọi là “mật” không mấy người biết đến, chỉ có trong cơ quan an ninh chính trị nội bộ, công an mới biết được, nhưng bị “ém” và giải quyết nội bộ thôi …”
Theo ông Linh thì vì đài RFA là của Mỹ thành ra có việc “vu khống, xuyên tạc, hay mượn một sự kiện nào đó mà nói thêm, nói bớt, lấy ý kiến một số người để mà đại diện cho cả cộng đồng, thì tôi thấy không khách quan lắm.”
(trả lời) Thưa ông, những điều mà ông “khẳng định là có thật” về tình hình ở Việt Nam, và thừa nhận là vẫn đang diễn ra như ông viết là “những tin nóng bỏng trong các cơ quan trung ương, cơ quan an ninh chính trị, nhưng bị ém” thì chúng tôi không hiểu là ông muốn tiếp tục duy trì tình trạng như vậy, hay là muốn cải thiện cho đời sống người dân được tốt lành hơn? Những chuyện này lại đang diễn ra chứ không phải là quá khứ để mà kêu gọi khép lại và hãy quên đi.
Chúng tôi thì mong mỏi cho cuộc sống đồng bào trong nước được cải tiến. Đài RFA cũng như tất cả các đài truyền thông quốc tế khác, không thể “vu khống, xuyên tạc” vì lẽ giản dị là ở các nước tự do dân chủ, làm như vậy là bị kiện ngay, chứ luật pháp không mập mờ đâu. Một cơ quan truyền thông quốc tế cũng không thể đi “nói xấu” ai cả.
Ông cho biết là rất say mê về chính trị thì chắc hẳn cũng hiểu vì lẽ nào mà nay “Việt Nam không “nói xấu” nước Mỹ” được nữa. Hay là ông cũng đã quên cả rồi?
Về chuyện ông Phạm Duy thì chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của nhiều người trong nước lẫn ở hải ngoại phân tách lý do vì sao ông ta làm thế.
Thưa ông, RFA chủ trương tường trình vấn đề với mọi dữ kiện và những ý kiến khác nhau. Việc của chúng tôi là “trình bày” còn phần thẩm định thế nào là đúng, thế nào là sai thì chúng tôi dành cho thính giả suy xét.
Mời bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Trong quá trình thì RFA Việt ngữ đã nhận được rất nhiều thư thính giả nói rằng tin và bài vở mà chúng tôi loan tải là đúng, là khách quan. Nhưng không vì vậy mà chúng tôi không trình đọc các quan điểm khác, như quan điểm của ông. Cám ơn ông đã theo dõi chương trình và cho ý kiến.
Phản ứng về bức thư của nữ sinh viên du học tại New Zealand
Tuần qua, RFA Việt ngữ cũng nhận được thư của thính giả Vĩnh Tâm gởi bằng đường bưu điện từ Úc bày tỏ ý kiến về những lời trong thư của nữ sinh viên Janni du học tại New Zealand:
“Tôi rất buồn, thấy người trẻ tuổi như cô mà quan điểm chính trị lại phù hợp với nhóm lãnh tụ già nua từ đầu thế kỷ 20 còn sót lại! Lẽ ra, có cơ hội đi du học nước ngoài, cô phải mong cho nước mình trở nên một nước dân chủ thực sự, đồng bào ta cũng được hưởng nhân quyền và dân quyền như người dân trong xứ mà cô đang theo học chứ?
Tôi muốn hỏi là chẳng lẽ, cô vẫn muốn nước mình mãi mãi duy trì cái chủ nghĩa lỗi thời mà thế giới đã vứt bỏ, chỉ vài nước còn khư khư bám lấy hay sao? Tuy nhiên, tôi vẫn mong có ngày kiến thức của cô sẽ được mở rộng để biết phục vụ cho đại đa số đồng bào chứ không phải chỉ cho thiểu số các đảng viên Cộng sản.
Do các thư như thế mà quý đài còn phải bỏ công sức nhiều hơn, tôi xin chúc quý đài giữ vững lập trường trong việc nâng cao dân trí”.
Thưa toàn thể quý thính giả, mục “Thư tín” luôn mở rộng để đón nhận ý kiến của quý vị … nhưng đến đây thì đã hết giờ, Thy Nga xin chào tạm biệt quý vị và các bạn nghe đài.